Rối loạn tiêu hóa là tình trạng không bình thường diễn ra ở đường tiêu hóa kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng. Nếu bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa, người bệnh nên làm gì để cải thiện nhanh tình trạng này?
1. Biểu hiện của chứng đau bụng rối loạn tiêu hóa
Nhiệm vụ của hệ tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, nếu quá trình tiêu hóa bị bất kỳ tác động này cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa kèm theo các hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nôn ói, cơ thể mệt mỏi. Cụ thể, các biểu hiện của chứng đau bụng rối loạn tiêu hóa là:
1.1. Đau bụng dữ dội
Đau bụng là dấu hiệu thường gặp khi bạn bị rối loạn tiêu hóa. Các cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới hoặc trên tùy vào vị trí bị tổn thương. Những cơn đau thường âm ỉ hơn sau khi ăn no hoặc ăn đồ cay nóng. Thông thường tình trạng này là do hoạt động bất thường của cơ quan tiêu hóa dẫn đến bị tổn thương ở thành dạ dày. Đau bụng do rối loạn tiêu hóa sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
1.2. Đại tiện bất thường
Rối loạn tiêu hóa làm chức năng đào thải của hệ tiêu hóa bị thay đổi bất thường khiến bạn có thể hay đại tiện, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Dấu hiệu này càng rõ hơn khi bạn ăn no.
1.3. Khó tiêu, chướng bụng
Lúc nào bạn cũng có cảm giác bụng đầy hơi, khó tiêu, cảm giác không thấy đói vì thức ăn không được tiêu hóa vẫn còn bị ứ đọng ở trong ruột hoặc có cảm giác này cả khi bụng rỗng.
1.4. Ợ chua, ợ nóng
Trước khi ăn và sau ăn no, bạn có thể thấy xuất hiện tình trạng ợ chua hoặc ợ nóng.
1.5. Buồn nôn
Một số người bệnh ngoài đau bụng do rối loạn tiêu hóa còn gặp phải tình trạng buồn nôn.
1.6. Chán ăn, sụt cân, cơ thể mệt mỏi
Cùng với đau bụng do rối loạn tiêu hóa và các dấu hiệu kể trên thì bạn còn có thể gặp các triệu chứng như chán ăn, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, miệng bị đắng…
2. Tại sao bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa?
Bất kỳ ai cũng có thể bị đau bụng rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi khó chịu mà lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử trí kịp thời. Vậy nguyên nhân nào gây đau bụng do rối loạn tiêu hóa?
2.1. Chế độ ăn uống không được hợp lý
Nếu bạn ăn và uống những thực phẩm, đồ uống không đảm bảo vệ sinh hay chứa chất có tác dụng không tốt đến đường tiêu hóa … đều có thể gây rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó nếu ăn uống không đúng bữa, kém điều độ cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.
2.2. Luyện tập quá sức
Việc luyện tập trong thời gian dài hoặc quá sức cũng sẽ không tốt cho các tế bào ở đường ruột, dẫn đến buồn nôn, đầy hơi… do rối loạn đường tiêu hóa. Khi đường ruột bị tổn thương, các tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào mạch máu.
2.3. Tâm lý căng thẳng
Serotonin là hormone có ảnh hưởng đến tâm trạng và lại này nằm nhiều trong hệ tiêu hóa. Nên nếu như bạn bị căng thẳng stress sẽ khiến hệ tiêu hóa sản sinh ra hormone này nhiều từ đó gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Căng thẳng nhiều cũng làm cho máu lưu thông kém dẫn đến việc co bóp dạ dày sẽ giảm dần khiến thức ăn bị ứ đọng, khó tiêu gây đầy bụng.
2.4. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường có tác dụng điều trị nhưng khi uống sẽ vô tình làm mất cân bằng vi sinh đường ruột, hoặc có tác dụng phụ gây tiêu chảy, táo bón… làm rối loạn tiêu hóa.
2.5. Bệnh lý rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa còn có thể do một số bệnh như viêm đại tràng, nguyên nhân hàng đầu gây nên hội chứng rối loạn hệ tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng… đều có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất.
3. Đau bụng rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Đau bụng rối loạn tiêu hóa không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn có thể gây ra một số ảnh hưởng khác:
- Khiến cơ thể bị mất nước: Rối loạn tiêu hóa làm bạn đi ngoài nhiều lần khiến cơ thể trở nên xanh xao, mệt mỏi do mất điện giải. Nếu không bù điện giải và nước vào phần nước mất đi sẽ làm bạn mệt mỏi, lâu bình phục.
- Tụt huyết áp: Do các chất điện giải bị thay đổi đột ngột khiến huyết áp bị giảm, bạn có biểu hiện choáng váng, đột quỵ,…
- Viêm ruột: Khi tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ khiến các lợi khuẩn ở hệ tiêu hóa bị tiêu diệt, tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh gây ra viêm ruột.
- Tử vong: Có trường hợp đau bụng rối loạn tiêu hóa và tình trạng mất nước do tiêu chảy kéo dài, thủng ruột… nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể dẫn đến tử vong.
4. Cách chữa rối loạn tiêu hóa đau bụng
4.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Bạn cần ăn chín uống sôi, ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản cơ thể cần là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, đồ ăn cay nóng…
4.2. Thường xuyên tập thể dục
Bạn nên tập thể dục thường xuyên nhưng tập vừa sức và chọn các môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội… Vận động sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.
4.3. Chữa rối loạn tiêu hóa với bài thuốc dân gian
Trong dân gian có tồn tại nhiều cách chữa đau bụng rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể:
- Tỏi: Bạn cần 2 củ tỏi, nướng chín tỏi rồi đập dập đắp xung quanh lên vùng bụng. Để khoảng 10 phút rồi massage nhẹ nhàng vùng bụng, bạn sẽ có cảm giác dễ chịu.
- Lá ổi non: Lá ổi non có tác dụng chữa đau bụng rối loạn tiêu hóa. Bạn cần hái 7 lá non đối với nam và 9 lá non đối với nữ rồi rửa sạch, nhai sống. Ngày ăn khoảng 2 lần thì sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
4.4. Men vi sinh
Rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn đường ruột mất cân bằng. Vì thế việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cải thiện nhanh và hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bạn nên bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột từ men vi sinh.
Men vi sinh bạn chọn cân có 2 loại lợi khuẩn là Probiotics và Prebiotics được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro. Công nghệ này sẽ giúp lợi khuẩn sống sót tốt trong đường ruột và phát huy tác dụng. Probiotic sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, chống đầy hơi, chướng bụng, nâng cao sức đề kháng cơ thể … Prebiotic chính là FOS – chất xơ hòa tan từ thực vật, có vai trò là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. (Tham khảo sản phẩm ở đây)
Như vậy, qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được tại sao mình lại bị đau bụng rối loạn tiêu hóa, và nắm được cách xử lý hiện tượng này để đảm bảo cuộc sống, sức khỏe không bị ảnh hưởng quá nhiều. Chúc bạn luôn khỏe.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn