Đau bụng kinh buồn đi vệ sinh thì phải làm sao?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
27 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
7 Tháng sáu 2024

Số lần xem:
1550

Đau bụng kinh có thể còn kèm theo nhiều vấn đề khác, trong đó có không ít trường hợp đau bụng kinh buồn đi vệ sinh. Vì sao chị em gặp phải tình trạng này và cách khắc phục như thế nào?

1. Tình trạng đau bụng kinh buồn đi vệ sinh

Đau bụng kinh buồn đi vệ sinh là tình trạng gì?
Đau bụng kinh buồn đi vệ sinh là tình trạng gì?

Đau bụng kinh là tình trạng cơn đau bụng có thể âm ỉ hoặc nặng nề kèm theo một số triệu chứng chung như:

  • Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới, đau có thể lan xuống vùng đùi, xương mu và bẹn trong
  • Ngực căng tức, đầu ngực thường đau nhẹ
  • Bụng đầy hơi, buồn nôn, nôn đôi khi có kèm hiện tượng tiêu chảy
  • Đau lưng, đau đầu, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thậm chí có thể sốt nhẹ
  • Tinh thần và tâm trạng thay đổi, dễ nóng giận vô cớ
  • Da nổi nhiều mụn và nhiều nhờn hơn so với bình thường

Đau bụng kinh buồn đi vệ sinh là một trong nhiều triệu chứng chị em có thể gặp phải khi đến tháng. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra và sẽ được chia sẻ trong nội dung tiếp theo. 

2. Nguyên nhân triệu chứng đau bụng kinh buồn đi ngoài

Nguyên nhân triệu chứng đau bụng kinh buồn đi ngoài
Nguyên nhân triệu chứng đau bụng kinh buồn đi ngoài
  • Do sự co thắt quá mức của cơ tử cung: Trong quá trình đẩy máu kinh ra bên ngoài sẽ gây ra các cơn đau bụng đột ngột và kèm theo cảm giác buồn đi ngoài.
  • Do Prostaglandin (PG): Trong kỳ kinh nguyệt, hormone Prostaglandin tăng cao gây cảm giác đau bụng trong quá trình tử cung co thắt đẩy máu kinh ra ngoài. Prostaglandin cũng là nguyên nhân gây ra cơn co thắt trong đường ruột dẫn đến tiêu chảy đặc biệt là trong những đầu kinh nguyệt.
  • Do cơ thể bị lạnh: Cơ bụng đau bụng kinh dễ làm chị em bị đổ mồ hôi kèm theo cảm giác lạnh bụng, hoặc lạnh cả cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng đau bụng kinh kèm tiêu chảy.
  • Do ăn uống: Đồ ăn có tính hàn, đồ ăn nguội lạnh không thích hợp để chị em ăn trong những ngày đèn đỏ. Do đó nếu chị em không tránh những đồ ăn loại này thì việc bị đau bụng kinh buồn đi vệ sinh khó tránh xảy ra.
  • Do thói quen sinh hoạt: Thói quen sinh hoạt hàng ngày như thức khuya dậy muộn, ăn uống đồ ăn lạnh, đồ uống có chất kích thích như rượu bia, trà, cafe… có thể là nguyên nhân gây đau bụng kinh buồn đi vệ sinh.
  • Do yếu tố cơ địa người: Đau bụng kinh có thể xảy ra với chị em và cơn đau nhiều hay ít, dài hay ngắn sẽ khác nhau ở mọi người, tùy cơ địa từng người.

3. Đau bụng kinh buồn đi vệ sinh có sao không?

Đau bụng kinh buồn đi vệ sinh liệu có nguy hiểm?
Đau bụng kinh buồn đi vệ sinh liệu có nguy hiểm?

Đau bụng kinh buồn đi ngoài không hiếm gặp, theo báo cáo của HHS – Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ thì khoảng 87% trường hợp đau bụng kinh buồn đi ngoài là hiện tượng bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Còn lại là các trường hợp đau bụng kinh buồn đi ngoài có kèm theo các triệu chứng khác thì đó là do một số bệnh lý phần phụ gây nên. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Các dấu hiệu có thể kèm theo có:

  • Cơn đau bụng kinh nhiều vào 3 ngày đầu kỳ kinh và giảm dần vào những ngày sau đó
  • Bụng dưới đau âm ỉ hoặc đau thắt đột ngột từng thời điểm nhưng vẫn nằm trong khả năng chịu đựng của chị em
  • Cảm giác đau lưng, mỏi đùi
  • Cơ thể mệt mỏi do đến tháng, mất máu
  • Không thấy có các dấu hiệu bất thường

4. Khắc phục tình trạng đau bụng kinh đi ngoài

Cách khắc phục tình trạng đau bụng kinh buồn đi ngoài
Cách khắc phục tình trạng đau bụng kinh buồn đi ngoài
  • Chườm ấm bụng: Chườm ấm vào bụng giúp chị em giảm đau bụng. Chị em có thể dùng túi chườm, hoặc dùng ngải cứu sao nóng cho vào khăn chườm giảm đau hiệu quả. Chườm nóng sẽ giúp làm giãn các cơ trơn tử cung, làm hạn chế sự co thắt đột ngột gây đau bụng kinh của chị em.
  • Massage vùng bụng dưới: Massage vùng bụng giúp thư giãn các cơ cũng là biện pháp hiệu quả để giảm tình trạng đau bụng. Chị em có thể kết hợp với tinh dầu hoa hồng, quế hoặc đinh hương để tăng tác dụng. 
  • Chú ý ăn uống: Chị em nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ phù hợp với thể trạng của cơ thể. Không ăn nhiều thực phẩm cay nóng, các thức ăn không đảm bảo vệ sinh, các loại đồ uống lạnh, có ga và chứa thành phần caffein. Nên ăn các loại rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ hữu cơ.
  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Cùng với chế độ ăn đầy đủ thì chị em cũng cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh. Sắp xếp thời gian biểu sinh hoạt và làm việc hợp lý, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, yêu đời, giảm các áp lực stress do công việc gây nên.
  • Uống thuốc giảm đau: Tuy thuốc giảm đau không được khuyến khích sử dụng nhưng chị em có thể dùng nếu đau bụng kinh nhiều, dữ dội và các biện pháp như massage, chườm nóng không đạt hiệu quả và tình trạng đau ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng. Thuốc giảm đau không kê đơn có thể dùng như Motrin, Tylenol giúp giảm viêm và đau bụng kinh hiệu quả tức thì.

Đau bụng kinh buồn đi vệ sinh không chỉ đơn thuần là cơn đau sinh lý mà có thể do bệnh lý nào đó gây ra. Nếu thấy tình trạng này diễn ra mỗi kỳ kinh, gây mệt mỏi, đau đớn thì chị em nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.