Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
27 Tháng tám 2022

Lần cập nhật cuối:
11 Tháng sáu 2024

Số lần xem:
825

Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không là quan tâm của không ít chị em khi đối diện với tình trạng này. Vậy đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?

1. Có những loại đau bụng kinh nào?

Những loại đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến sinh sản
Những loại đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến sinh sản

1.1. Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra là do sự co bóp của tử cung, các cơn co nhỏ dọc theo chiều từ trên xuống dưới của tử cung. Tuy nhiên các cơn co thắt tử cung này là hiện tượng bình thường để cơ thể đào thải hết các lớp niêm mạc tử cung đã hoại tử. Trong quá trình tử cung co bóp sẽ khiến các mạch máu bị thắt chặt lại làm hạn chế quá trình lưu thông và cung cấp oxy. Chính vì tình trạng thiếu oxy này mà cơ thể phát ra những tín hiệu tạo cảm giác đau. Tình trạng đau bụng kinh nguyên phát sẽ được cải thiện sau khi co con và khi chị em ở tuổi trung niên. 

1.2. Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát thường hiếm thấy hơn đau bụng kinh nguyên phát và thường xảy ra do một số bệnh lý:

  • Lạc nội mạc tử cung: Khi lớp nội mạc tử cung đi “lạc” sang những khu vực khác như ống dẫn trứng, buồng trứng và phát triển thành các khối lạc nội mạc,… dẫn đến tình trạng đau bụng dưới.
  • Viêm vùng chậu: Các cơ quan thuộc vùng chậu như tử cung, buồng trứng vòi trứng bị viêm nhiễm dẫn đến tình trạng đau.
  • U xơ tử cung: Bệnh này sẽ khiến chị em bị đau bụng hoặc rong kinh.
  • Các biện pháp tránh thai: Những dụng cụ được sử dụng để tránh thai cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng ngoài ý muốn.

Xem thêm: Nguyên nhân đau bụng kinh và cách giảm đau hiệu quả

2. Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh sản thật không?
Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh sản thật không?

Đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến sinh sản nếu những cơn đau bụng kinh dữ dội bất thường, cơn đau bụng có kèm theo các dấu hiệu khác như thời gian đau bụng kéo dài, đau bụng không chịu được… thì lúc này các cơn đau có thể do bệnh lý và nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ có thể gây khả năng sinh sản thậm chí vô sinh. Còn với các con đau bụng sinh lý do kỳ kinh thì chị em không cần lo lắng và những cơn đau này không có kèm các dấu hiệu khác lạ. 

3. Đau bụng kinh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

Đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em nếu do các bệnh lý sau: 

3.1. Lạc nội mạc tử cung

Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh sản bởi bệnh lý lạc nội mạc tử cung
Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh sản bởi bệnh lý lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các tế bào nội mạc tử cung (hay màng trong tử cung, là loại mô hình thành nên lớp niêm mạc tử cung) được tìm thấy bên ngoài tử cung chị em. Nếu không được phát hiện và điều trị thì bệnh có thể gây ra vô sinh do khả năng làm tổn thương vòi trứng và ống dẫn trứng, dẫn đến cản trở nhu động ống dẫn trứng và làm rối loạn sự phóng noãn. Giống như niêm mạc tử cung, các mô lạc nội mạc tử cung bị vỡ và chảy máu trong kỳ kinh nguyệt và điều này gây ra đau đớn, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.

3.2. Viêm ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng bị viêm dễ dẫn đến đường lối bị chít hẹp lại ảnh hưởng đến sự di chuyển của trứng và tinh trùng. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em như làm rối loạn kinh nguyệt, gây đau bụng kinh không ra máu, gây đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng đến khả năng mang thai, gây mang thai ngoài tử cung thậm chí vô sinh. 

3.3. Viêm vùng chậu (PID)

Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh sản bởi bệnh viêm vùng chậu
Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh sản bởi bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là dạng viêm cơ quan sinh sản ở nữ giới hay nói đơn giản là vùng chậu bị viêm, nhiễm trùng ở tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Viêm vùng chậu không chỉ làm đau bụng kinh còn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em như mang thai ngoài tử cung do viêm ống dẫn trứng, vô sinh do có sẹo trên vòi trứng… 

3.4. U xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u phát triển trong thành cơ của tử cung có thể có kích thước từ rất nhỏ đến lớn hơn quả dưa đỏ. Chị em khi bị u xơ tử cung có thể có một khối u xơ đơn lẻ hoặc nhiều khối u. Chị em có thể tình cờ phát hiện ra u xơ khi khám phụ khoa hoặc siêu âm trước khi sinh. Bệnh này không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng nếu u xơ dưới niêm mạc thì có khả năng ảnh hưởng đến khả năng mang thai cao nhất. Những khối u xơ này có thể làm biến dạng tử cung và cản trở quá trình làm tổ của phôi thai.

3.5. Bệnh u nang buồng trứng

Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh sản bởi bệnh u nang buồng trứng
Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh sản bởi bệnh u nang buồng trứng

U nang buồng trứng xảy ra khi có khối chứa dịch hoặc chất rắn như bã đậu phát triển bất thường ở trên bên mặt hoặc bên trong buồng trứng. Sự tồn tại của các khối u nang khiến các trứng phát triển chậm, thời gian rụng trứng lâu từ đó dẫn đến rối loạn chu kỳ như chậm kinh, mất kinh. Căn bệnh này thường gặp và chiếm 3,6% các bệnh phụ khoa. 

3.6. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung sẽ chưa có dấu hiệu gì rõ ràng trong giai đoạn đầu nhưng  khi các tế bào ung thư phát triển thì có thể gây ra một số triệu chứng như đau vùng chậu, sưng phù chân tay, chảy máu âm đạo, sốt cao… Nên nếu thấy các dấu hiệu này chị em cần đi khám ngay để chữa trị càng sớm càng tốt.

4. Cách nhận biết cơn đau bụng kinh gây ảnh hưởng đến sinh sản

Cách nhận biết đau bụng kinh gây ảnh hưởng đến sinh sản
Cách nhận biết đau bụng kinh gây ảnh hưởng đến sinh sản
  • Xuất hiện đau bụng kinh trong thời gian dài bất thường (khoảng 10 – 15 ngày trước khi đến kỳ kinh).
  • Cơn đau bụng kinh dữ dội đến mức chị em không chịu đựng nổi.
  • Thấy xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn, người mệt rã rời thậm chí ngất xỉu do đau bụng kinh.
  • Đau bụng kinh vẫn kéo dài ngay cả sau khi đã hết kinh 1 – 2 ngày.
  • Máu kinh có dạng cục, đen bầm.
  • Lượng máu kinh ra không đều, tháng nhiều tháng ít.
  • Thấy xuất hiện đau bụng kinh nhưng không ra máu. mất kinh.
  • Thấy có xuất hiện bất thường giữa các lần kinh nguyệt.
  • có thể kèm tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt.
  • Chân tay lạnh, bủn rủn, đổ mồ hôi.
  • Khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi.
  • Đau khi quan hệ.

Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến sinh sản không là quan tâm của nhiều chị em. Tình trạng này có thể do đến thời kỳ đèn đỏ – không đáng lo lắng nhưng cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý như bệnh lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung… nên nếu thấy cơn đau dai dẳng thì chị em nên đi khám để được điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.