Chườm giảm đau là cách được dân gian áp dụng nhiều. Tuy nhiên khi bị đau bụng kinh chườm nóng hay chườm lạnh là băn khoăn của nhiều chị em? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung dưới đây.
1. Đau bụng kinh nguyên nhân do đâu?
Đau chu kỳ xảy ra khi thành cơ của tử cung bị siết chặt, co lại và thường thì các cơn co thắt nhẹ liên tục xảy ra trong tử cung của nhưng chúng thường nhẹ đến mức hầu hết chị em không thể cảm nhận được.
Trong kỳ kinh nguyệt, thành tử cung bắt đầu co bóp mạnh hơn để giúp niêm mạc tử cung bong ra như một phần của kỳ kinh. Thành tử cung co bóp lại sẽ làm cho các mạch máu ở tử cung nén lại dẫn đến nguồn cung cấp máu và oxy đến tử cung của chị em bị ngắt quãng. Nếu không có máu và oxy thì các mô trong tử cung bị tiết ra các chất hóa học làm tổn thương gây lên cơn đau. Một số người bị đau bụng kinh nhiều hơn có thể là do tử cung co thắt có thể sẽ tiết ra hormone để nhận biết cảm giác đau là prostaglandin (PG). Lượng PG tiết ra càng nhiều đồng nghĩa cơn đau bụng kinh càng đau nhiều, đau dữ dội ở nhiều chị em.
2. Bị đau bụng kinh chườm nóng hay chườm lạnh?
Theo Y học cổ truyền, đau bụng kinh là do sự mất cân bằng âm dương, âm khí mạnh hơn dương khí ở vùng bụng dưới gây ra cảm giác đau âm ỉ kéo dài. Do đó muốn cải thiện tình trạng này thì cần bổ sung dương khí – khí nóng vào vùng bụng để quân bình khí huyết trong cơ thể và nhờ đó giúp chị em giảm đau bụng kinh, các cơn đau nhức khi tới tháng.
Còn theo Y học hiện đại, chườm nóng vùng bụng dưới khi đau bụng kinh sẽ có tác dụng giúp giãn mạch máu đồng thời làm tăng tuần hoàn máu cho vùng bụng, giúp bụng dưới được vận chuyển lượng máu nhiều hơn để kích thích chữa lành các mô bị đau, hỏng. Chườm nóng bụng cũng giúp làm giãn các cơ và dây chằng, đặc biệt là các cơ trơn tử cung từ đó khiến các cơ giãn mở, co thắt nhẹ nhàng hơn giúp làm giảm sự xuất hiện các cơn đau bụng kinh bất ngờ xuất hiện.
Qua đây có thể thấy đau bụng kinh nên chườm nóng, không nên chườm lạnh vì cách chườm này chỉ thích hợp áp dụng cho những cơn đau cấp tính, hay các trường hợp đau có viêm sưng không có tác dụng chữa trị đau bụng kinh.
3. Hướng dẫn chườm nóng giảm đau bụng kinh hiệu quả
3.1. Chườm tại chỗ
Chườm tại chỗ hay chườm cục bộ thì chị em có thể kết hợp chườm với dầu nóng hay rượu gừng.
Thực hiện:
- Cắm túi chườm, túi sưởi cho ấm nóng hoặc cho nước nóng vào túi sưởi.
- Dùng dầu nóng hay rượu gừng thoa lên vùng bụng dưới và massage nhẹ nhàng cho dầu hay rượu gừng thấm thấu hết vào da.
- Sau đó dùng túi chườm. túi sưởi đặt lên vùng bụng dưới. Lưu ý: Không để túi chườm chạm trực tiếp vào phần da bụng để tránh bỏng, nóng vì vùng da bụng vốn đã mỏng. nên đặt túi chườm lên khăn xô rồi mới đặt lên vùng bụng.
- Sau đó đắp lên bụng cái chăn mỏng để giữ nhiệt cho túi chườm được lâu hơn.
3.2. Chườm toàn thân
Cách chườm nóng toàn thân là chị em dùng nước nóng ấm tắm trong những ngày đèn đỏ. Bình thường thì chị em có thể tắm nước mát nhưng trong những ngày đèn đỏ thì chị em nên tắm nước nóng ấm để có thể giảm nhẹ cơn đau bụng kinh. nước lạnh có thể làm con đau bụng trầm trọng hơn. Chú ý chỉ nên tắm nhanh không nên tắm nước nóng lâu.
4. Lưu ý khi chườm nóng để xoa dịu cơn đau bụng kinh
Chườm nóng giúp giảm đau bụng kinh nhưng chị em cần chú ý để tránh rủi ro có thể xảy ra:
- Không dùng túi chườm nóng khi đang cắm điện. Chỉ nên dùng túi chườm đã được làm nóng từ trước hoặc đổ nước nóng vào túi.
- Nếu thấy túi chườm bị rò rỉ thì tuyệt đối không được sử dụng. Không đổ dung dịch trong túi ra ngoài, không dùng bất cứ dung dịch nào thay thế dung dịch chuyên dùng của túi để tránh xảy ra sự cố nguy hiểm.
- Nếu túi bị ướt nhất định phải lau khô mới được cắm điện sử dụng.
- Thời gian chườm: Chị em chú ý mỗi lần chườm chỉ nên kéo dài chừng 20-30 phút.
- Đối với loại túi sử dụng nước nóng nên đun sôi nước nóng ở nhiệt độ từ 60 – 90 độ sau đó cho vào trong túi chườm và chỉ đổ ở mức an toàn là khoảng 2/3 túi. Trước khi đậy nắp, chị em nên bóp nhẹ thân túi để đẩy hơi ra khỏi túi và giảm áp suất bên trong rồi đậy chặt nắp bình rồi mới sử dụng.
- Trong trường hợp không có túi chườm thì có thể dùng khăn nóng để chườm lên bụng dưới. Chị em cần chọn khăn sạch và ngâm nước có nhiệt độ trong khoảng 40 độ C. Dùng khăn bông mềm mại, vắt khô sau khi ngâm nước, chườm nhẹ lên vùng bụng dưới và có thể làm nóng khăn để chườm tiếp, chú ý thời gian chườm từ 20 – 30 phút.
Chườm nóng để giảm đau bụng kinh được sử dụng để giảm đau bụng kinh cho chị em mọi lứa tuổi. Chườm nóng rất hữu ích vì chúng làm tăng lưu thông và giúp thư giãn các cơ bị chuột rút hoặc căng cứng. Khi được sử dụng để giảm chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt, chườm nóng có tác dụng tương tự đối với các cơ tử cung, giúp thư giãn. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp mang tính chất tạm thời, nếu cơn đau bụng kinh do nguyên nhân bệnh lý, do sự thay đổi nội tiết tố thì chị em cần đi khám để tìm ra nguyên nhân gây đau bụng kinh và được điều trị kịp thời.
Hi vọng với những chia sẻ này, chị em sẽ biết cách cải thiện tình trạng đau bụng kinh nếu gặp phải và giải đáp cho băn khoăn đau bụng kinh chườm nóng hay lạnh của các chị em.
Bài viết liên quan:
- Thuốc giúp giảm đau bụng kinh được nhiều người tin dùng
- Mẹo hay vuốt môi trên giảm đau bụng kinh
- Tư thế nằm giảm đau bụng kinh cực kỳ hiệu quả
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn