Trà gừng có nhiều công dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng với chị em bị đau bụng trong những ngày đèn đỏ. Vậy đau bụng kinh uống trà gừng thế nào để đem đến hiệu quả nhất?
1. Tác dụng của gừng tươi đối với sức khỏe
Gừng là loại củ gia vị được dùng nhiều trong nấu ăn và còn được dùng như một vị thuốc tốt cho sức khỏe. gừng có nhiều công dụng tuyệt vời này là do trong thành phần của gừng có chứa nhiều loại khoáng chất, vitamin thiết yếu như vitamin C, Vitamin nhóm B (B1, B3, B6, B9), các axit pantothenic, axit caffeic, beta-carotene, capsaicin cùng nhiều hợp chất quan trọng khác như flavonoid, paradol, terpenoids, shogaol…
Trong đó các tác dụng chính không thể không nhắc đến:
- Chống viêm: Hai hợp chất panadol, terpenoids chính là chất có khả năng chống viêm rất tốt trên cơ thể người.
- Chữa rối loạn tiêu hóa: Một số nghiên cứu cho thấy hợp chất phenolic có trong gừng có khả năng làm giảm những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như đầy hơi, bị chướng bụng và hoặc các vấn đề liên quan đến táo bón.
- Giảm Cholesterol: Gừng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol khá hiệu quả.
- Kiểm soát tiểu đường: Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu người bệnh tiểu đường nếu thường xuyên uống trà gừng vào các buổi sáng sớm sẽ có tác dụng làm kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt.
- Chống stress: Tinh dầu gừng có tác dụng làm thư giãn, xông hơi giúp lưu thông máu, đồng thời loại bỏ được căng thẳng, stress, lo lắng, bồn chồn…
- Chống say xe: Ngậm gừng tươi trước khi đi tàu xe cũng có thể ngừa triệu chứng say xe hiệu quả.
- Giảm đau lưng, mỏi vai gáy: Có thể dùng vài lát gừng, muối và nước nóng ngâm chân trong thời gian 30 – 40 phút sẽ giúp giảm đau, giúp cơ bắp được thoải mái và máu lưu thông tốt hơn.
- Hỗ trợ giảm huyết áp: Khi huyết áp tăng đột ngột có thể dùng nước gừng tươi ngâm chân trong 10 – 15 phút sẽ có tác dụng làm giảm huyết áp nhờ việc các huyệt đạo trên lòng bàn chân được giãn nở giúp hồi phục.
- Giải độc rượu: Gừng có vị nóng nên có tác dụng chống say rượu, bia khá nhanh và hiệu quả. Pha mấy lát gừng với nước ấm uống sẽ làm các mạch máu lưu thông nhanh hơn, hóa giải các chất cồn trong cơ thể.
- Trị ho: Gừng có tác dụng trị ho, kháng viêm nhờ hoạt chất gingerol, thành phần tạo nên vị cay đặc trưng của loại củ này.
- Giải cảm: Trong gừng có chứa một số thành phần có khả năng chống lại các virus hợp bào hô hấp, một trong nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cảm cúm, sốt…
2. Đau bụng kinh uống trà gừng có tốt không?
Đau bụng kinh là do cơ thể sản sinh quá mức prostaglandin. Các nghiên cứu cho thấy, hợp chất tìm thấy trong nước gừng có thể giúp bảo vệ chống lại sự gia tăng của tình trạng viêm nhiễm bằng cách ức chế cơ thể sản xuất ra prostaglandin – một loại hóa chất chống viêm có liên quan đến việc kích hoạt các cơn co thắt nhằm giúp tử cung bong tróc niêm mạc. Một số thử nghiệm khoa học khác cũng cho thấy, phụ nữ bị đau bụng kinh không do các bệnh lý vùng chậu như lạc nội mạc tử cung, khi sử dụng nước gừng có thể mang lại hiệu quả giảm đau cao hơn so với dùng giả dược. Hay uống nước gừng giúp điều hoà kinh nguyệt cũng là một biện pháp được nhiều chị em áp dụng hay bị chảy máu kinh nguyệt nhiều khi điều trị bằng nước gừng đã giảm đáng kể được mức độ mất máu kinh, từ đó ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu. Vì thế mà chị em có thể dùng gừng để giảm đau, cải thiện các cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Xem thêm: Bị đau bụng kinh nên uống gì và tránh uống gì?
3. Cách dùng gừng chữa đau bụng kinh hiệu quả
3.1. Pha trà gừng mật ong
Trà gừng mật ong chữa đau bụng kinh được nhiều chị em áp dụng vì dễ thực hiện và đem đến hiệu quả nhanh chóng. Tính cay nồng, tính ấm của gừng có tác dụng giảm đau và tán hàn ứ ở tử cung. Uống trà gừng giúp làm ấm vùng bụng dưới, giảm đau và cải thiện tình trạng máu kinh ứ thành cục
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 củ gừng và rửa sạch, để ráo. Sau đó thái gừng thành những sợi nhỏ rồi cho vào cốc, thêm 150ml nước đun sôi vào rồi hãm trong vòng 15 phút. Sau đó thêm 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất vào và dùng uống khi cơn đau phát sinh.
3.2. Uống nước gừng ấm
Cách này cũng thực hiện như với cách pha trà gừng. nhưng đơn giản là cho gừng vào nước nóng rồi uống để giảm đau bụng kinh.
Cách thực hiện: Dùng củ gừng tươi đã rửa sạch, đập dập hoặc thái sợi cho vào cốc nước đã đun sôi và dùng dần để xoa dịu cơn đau bụng kinh.
3.3. Ăn hoặc ngậm trực tiếp
Ăn hoặc ngậm gừng tươi là cách làm đơn giản và rất hiệu quả. Chị em chỉ cần ngậm vài lát gừng sẽ thấy thoải mái hơn hẳn.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một củ gừng, rửa sạch vỏ và thái lát rồi dùng nhai trực tiếp hoặc ngậm sẽ giúp cải thiện cơn đau bụng.
3.4. Đắp gừng tươi lên bụng
Chị em cũng có thể giã nát gừng rồi đắp trực tiếp lên vùng bụng dưới để thư giãn cơ tử cung và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Cách thực hiện: Dùng cối giã nát 1 củ gừng to đã được rửa sạch rồi đắp lên bụng. Sau 15 – 20 phút thì bỏ gừng và lau khô vùng bụng.
3.5. Tắm nước gừng
Tắm nước gừng sẽ giúp cơ thể giữ ấm, lưu thông máu huyết, làm giảm đau bụng kinh. Thay vì kiêng tắm gội trong những ngày đèn đỏ như nhiều người vẫn nghĩ thì chị em có thể tắm bằng nước gừng tươi.
3.6. Chế biến món ăn
Gừng được dùng trong nhiều món ăn giúp tăng mùi vị món ăn hoặc giảm độ tanh… Vì thế để giảm đau bụng kinh trong kỳ đèn đỏ, chị em có thể cho gừng vào món ăn như ăn trứng vịt lộn, thịt bò kho gừng…
Cải thiện tình trạng đau bụng kinh bằng gừng là những biện pháp giảm đau đơn giản tại nhà giúp chị em dễ dàng áp dụng và hiệu quả cao. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh, với những cơn đau bụng kinh không phải do bệnh lý có từ trước, việc uống nước gừng có thể giúp làm giảm đáng kể được các triệu chứng khó chịu. Chị em cũng có thể áp dụng các biện pháp tự chăm sóc như chườm nóng hoặc xoa bóp vùng bụng dưới, hạn chế ăn mặn, đồ ngọt, rượu, caffeine, thực hành các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng và tập thể dục thường xuyên để bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau bụng kinh. Còn với các trường hợp chị em thường xuyên đau và đau dữ dội trong thời gian dài thì có thể liên quan đến bệnh lý. Lúc này chị em cần đi khám để tìm ra nguyên nhân gây đau bụng kinh.
Đau bụng kinh uống trà gừng rất tốt nhưng nên cẩn trọng nếu chị em bị ợ nóng, đầy hơi, gây kích ứng miệng. Một ngày không nên dùng quá 5g và tốt nhất chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các cách trị đau bụng kinh bằng gừng để an toàn với sức khỏe của chị em và nhận được hiệu quả tốt nhất.
Bài viết liên quan: Cách nấu nước đường đỏ trị đau bụng kinh tốt nhất
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn