Đau bụng kinh và đau bụng có thai rất dễ nhầm với nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt hai tình trạng này và cách cải thiện hiệu quả, an toàn nhất?
1. Đau bụng kinh khác với đau bụng có thai như thế nào?
1.1. Về triệu chứng đau bụng
Đau bụng kinh: Khi đau bụng kinh chị em sẽ thấy cơn đau âm ỉ liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới, thường đau bắt đầu từ 1 – 3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ, sau đó cơn đau sẽ giảm dần trong 3 ngày. Cơn đau có thể lan ra lưng và xuống đùi, chị em cảm thấy áp lực trong bụng, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy,… Có một số trường hợp, chị em có thể bị chuột rút vùng lưng dưới hoặc bụng dưới khoảng 24 – 48 giờ trước khi có chu kỳ kinh nguyệt và hết hẳn khi kỳ kinh chấm dứt.
Đau bụng do có thai: Chị em sẽ thấy đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười,… trong tháng đầu mang thai, đó là dấu hiệu thai đang làm tổ. Chị em còn có thể thấy bụng dưới của thai phụ sẽ có cảm giác tưng tức trong những tuần đầu của thai kỳ.
1.2. Nguyên nhân
Đau bụng kinh: Trong kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp để thải ra chất đệm lót tử cung. Hormone prostaglandin gây ra các cơn co thắt cơ tử cung, gây đau bụng kinh. Ngoài ra, chị em đau bụng kinh có thể do mắc phải một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung…
Đau bụng do mang thai: Nguyên nhân gây đau bụng khi chị em mang thai có thể do táo bón, quá trình làm tổ của thai nhi, giãn dây chằng, đầy bụng, khó tiêu… Nếu cơn đau bụng dữ dội thì cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi như thai ngoài tử cung, sảy thai, dọa sinh non, tiền sản giật, rau bong non…
1.3. Máu bào thai và máu kinh
Thời điểm xuất hiện cơn đau: Thời điểm xuất hiện cơn đau bụng khi mang thai sẽ xuất hiện máu sớm hơn các kỳ kinh nguyệt bình thường. Thời gian xuất hiện máu báo thai chỉ trong vòng vài giờ, cũng không kéo dài. Một số trường hợp thời gian có thể kéo dài trong 1 – 2 ngày. Trong khi đó, thời gian của chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày.
Lượng máu: Máu báo có thai sẽ ít hơn so với lượng máu kinh, thường chỉ khoảng vài giọt hoặc rải rác khi chị em có thai. Máu này xuất hiện là do trứng được thụ tinh và làm tổ ở nội mạc tử cung. Trong khi đó lượng máu kinh nguyệt sẽ nhiều hơn, thường thì khoảng 80ml/kỳ kinh.
Màu sắc kinh: Màu sắc máu kinh thường là màu hồng nâu hoặc hồng nhạt nếu ở thời kỳ đầu mang thai. Còn máu hành kinh là máu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi. Chị em có thể dựa vào dấu hiệu này để nhận biết được đâu là dấu hiệu mang thai, đâu là chu kỳ kinh nguyệt.
1.4. Cơn co thắt
Các cơn co thắt ở người đau bụng kinh và đau bụng có thai là hoàn toàn khác nhau. Co thắt (hay chuột rút) có thể xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai. Mặt khác, mặc dù thường xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt nhưng cơn co thắt cũng có thể xảy ra ngay trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và là triệu chứng thường gặp của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cơn đau do trứng làm tổ giống như cơn đau bụng kinh.
2. Cách giảm đau bụng kinh và đau bụng do có thai
2.1. Đối với người bị đau bụng kinh
Với cơn đau bụng kinh, chị em hãy chọn cách chườm ấm nóng để giảm đau bụng. Bên cạnh đó chị em nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E, Vitamin nhóm B, axit béo omega – 3 và magie, chớ lạm dụng việc sử dụng thuốc giảm đau và chỉ dùng khi hỏi ý kiến bác sĩ.
2.2. Đối với người đau bụng do mang thai tháng đầu
Với chị em đau bụng do có thai trong những tháng đầu tiên nên duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để cắt cơn đau. Chị em nên tránh ăn rau ngót, đu đủ xanh, rau răm… để tránh nguy cơ sẩy thai. Chuối, nho khô để bổ sung canxi, kali và nước cho cơ thể.
Đau bụng kinh là tình trạng bình thường chị em nào cũng có thể gặp, tuy nhiên nếu thấy các cơn đau kéo dài, diễn ra thường xuyên thì nên đi khám bởi có thể đau bụng kinh chị em gặp phải do một số bệnh lý phụ khoa, rối loạn nội tiết tố gây nên. Thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được điều trị kịp thời. Nếu có viêm nhiễm bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc, lúc này để tăng hiệu quả điều trị và ngăn viêm nhiễm không tái phát gây đau bụng kinh thì chị em có thể chọn dùng thêm viên uống có chứa kháng sinh thực vật là Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây ký ninh. Các kháng sinh này sẽ giúp loại bỏ hại khuẩn mà vẫn giữ nguyên lợi khuẩn, không làm mất đi cân bằng âm đạo. Sản phẩm còn có thành phần ưu việt là Immune Gamma, được chiết xuất từ thành vách tế bào có lợi sẽ giúp tăng sức đề kháng vùng kín.
Với những cơn đau bụng kinh dữ dội do rối loạn nội tiết tố như thiếu hụt estrogen thì chị em nên bổ sung thêm EstroG-100. Đây là estrogen được chiết xuất từ thảo dược quý là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu đã được Hàn Quốc, Trung Quốc sử dụng nhiều năm mà chưa ghi nhận tác dụng tiêu cực nào. Sản phẩm sẽ giúp bổ sung nội tiết tố nữ estrogen, thích hợp hỗ trợ cải thiện giảm đau bụng kinh do rối loạn nội tiết tố và giảm các triệu chứng thường gặp ở chị em tiền mãn kinh hiệu quả.
Với những chia sẻ trên đây, chị em đã biết phân biệt đau bụng kinh và đau bụng có thai cũng như biết nên làm gì nếu đau bụng kinh dữ dội, thường xuyên.
Bài viết liên quan: Phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn