Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm đang xảy ra ở đường tiêu hóa. Vì vậy, khi thấy những triệu chứng này chúng ta cần lưu tâm và điều trị nghiêm túc. Vậy đâu là cách thức phù hợp để ngăn ngừa tình trạng này?
1. Tiêu chảy đau quặn bụng từng cơn là biểu hiện của bệnh gì?
Bệnh tiêu chảy kèm đau quặn bụng từng cơn thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Khi cảm thấy phần bụng có vấn đề các bạn nên chú ý cơ thể để có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết hiệu quả nhất.
1.1. Tiêu chảy mạn tính
Người bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn E.Coli sẽ thường xuyên bị đau bụng trong thời gian ngắn, có lúc đau âm ỉ, có lúc đau quặn bụng từng cơn gây mệt mỏi kéo dài. Bệnh nhân sẽ đi ngoài liên tục với phân lỏng, có thể lẫn máu, đồng thời xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đắng miệng, sốt.
Nếu các biểu hiện này kéo dài trên 4 tuần thì có thể bạn đã bị tiêu chảy mạn tính, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
1.2. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sinh hoạt thường ngày và tinh thần của người bệnh. Rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra và cũng đa dạng biểu hiện như:
- Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn kèm tiêu chảy.
- Đại tiện bất thường, đi ngoài phân lỏng hoặc phân toàn nước, có dịch nhầy hoặc đôi khi lẫn máu.
- Buồn nôn, nôn mửa nhiều.
- Đầy hơi, chướng bụng, bụng căng tức khó chịu
- Chán ăn, miệng đắng, ăn không ngon.
- Việc đi ngoài liên tục và ói mửa nhiều làm cơ thể bị mất nước, khiến bạn luôn cảm thấy khô rát cổ họng, môi khô, da sạm.
Thông thường, rối loạn tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm, dị ứng thuốc, rượu bia thì triệu chứng không đáng ngại. Nhưng nếu rối loạn tiêu hóa kéo dài đi kèm triệu chứng nặng hơn như đi ngoài ra máu, sút cân nhanh, đau bụng dữ dội thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm khác.
1.3. Ung thư đại trực tràng
Khi bị ung thư đại tràng thì người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng như đau bụng quặn từng cơn tiêu chảy, ậm ạch đầy hơi, bí trung tiện, rối loạn đại tiện như đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng hoặc có thời gian tiêu chảy kéo dài, có thời gian lại táo bón, phân có thể lẫn máu và nhầy.
1.4. Viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng xảy ra khi ruột già bị nhiễm khuẩn dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Bệnh chia thành 2 mức độ là viêm đại tràng cấp tính và mạn tính. Bệnh nhân có biểu hiện đau quặn ở xương chậu hoặc vùng hạ sườn, đi ngoài liên tục, phân lỏng, có nhầy, máu. Người mệt mỏi, chán ăn, sốt, sụt cân… Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới ung thư đại tràng.
1.5. Ung thư đường ruột
Đau bụng tiêu chảy là bệnh gì? Đây có thể là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh ung thư đường ruột. Căn bệnh này khiến người bệnh gặp những vấn đề trong việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn nên liên lục bị đau bụng và tiêu chảy, phân lẫn máu.
1.6. Ung thư tuyến tụy
Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến tụy điển hình là đau quặn bụng từng cơn kèm tiêu chảy, phân lỏng, nước phân có màu nhạt và nặng mùi hoặc đi ngoài phân sống. Cơn đau bụng trong ung thư tụy tăng dần nhưng cũng có trường hợp đau đột ngột, dữ dội.
Người bệnh còn bị sút cân đột ngột, vàng da, nước tiểu có màu cam hoặc nâu, thường xuyên bị chướng bụng khi khối u tăng trưởng.
1.7. Viêm loét dạ dày
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy đau quặn bụng có thể do vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, bệnh còn hay xảy ra ở những người thường xuyên uống rượu bia, ăn uống không đúng bữa, hay ăn mặn, stress kéo dài hoặc do sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không steroid.
Nếu viêm loét dạ dày không được điều trị sớm sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày, một phần máu chảy ra được tiêu hóa trực tiếp dẫn đến hiện tượng đau bụng từng cơn tiêu chảy, buồn nôn, suy nhược cơ thể.
1.8.Bệnh viêm ruột Crohn
Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm đường ruột, gây tổn thương ở bất kỳ đoạn nào trên ống tiêu hóa, ăn sâu và các lớp mô ruột gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như các cơn đau quặn bụng kèm tiêu chảy, có thể lẫn máu, buồn nôn, nôn ói nhiều.
Crohn thường có triệu chứng từ từ, kéo dài khá lâu, gây thiếu máu, thể trạng hao sụt, mệt mỏi, da xanh xao, chán ăn, mất nước, suy dinh dưỡng.
1.9. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn phải thức ăn bẩn, bị ôi thiu, thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, thực phẩm tồn đọng hóa chất…
Các triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm là “miệng nôn trôn tháo”, buồn nôn, ói mửa, đau bụng dữ dội, đau quặn bụng và tiêu chảy, có thể xuất hiện biểu hiện khác như đau đầu, chóng mặt, khó thở, mỏi cơ. Thường thì tiêu chảy do ngộ độc thức ăn sẽ kéo dài trong 2 – 3 ngày. Bệnh nhân sẽ nôn tất cả thức ăn ra ngoài, cơ thể mất sức mệt mỏi, có thể sốt hoặc không sốt, nghiêm trọng hơn có thể bị nôn ra máu.
1.10. Đau bụng kinh
Nhiều chị em khi tới kỳ kinh nguyệt hay gặp tình trạng đau bụng dưới và tiêu chảy. Đây là hiện tượng rất bình thường trong những ngày đầu của kỳ “đèn đỏ”. Tới ngày “rụng dâu”, lớp niêm mạc tử cung của nữ giới sẽ tăng cường sản sinh progestagen và estrogen. Lúc này, hormone nội tiết tố bị thay đổi đột ngột dẫn đến đau nhói hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới, có thể bị chuột rút và cơn đau nhức có thể lan xuống xương chậu, chân.
Bên cạnh đó, chị em còn cảm giác căng tức ở ngực và mệt mỏi kèm theo biểu hiện nôn, đau bụng đi ngoài (có thể diễn ra từ trước hoặc trong ngày đầu hành kinh), da nhờn và mụn mọc nhiều, tâm trạng thay đổi rất hay cáu giận. Đây là nỗi ám ảnh của nhiều chị em, tùy theo cơ địa mà những cơn đau bụng kinh có thể lâm râm nhẹ nhàng hoặc cũng có thể đau bụng dữ dội kéo dài hết chu kỳ.
2. Cần phải làm gì để trị đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy
2.1. Biện pháp không dùng thuốc
Trường hợp đau bụng tiêu chảy không gây tổn thương nghiêm trọng thì bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh:
Bổ sung nước cho cơ thể
Tiêu chảy nhiều lần khiến cơ thể bị mất nước. Để không làm hao hụt lượng nước và điện giải cần thiết trong cơ thể, bạn cần bổ sung đủ lượng nước đã mất bằng cách:
- Tăng lượng nước uống trong ngày
- Sử dụng dung dịch bù nước và điện giải Oresol
- Uống một số loại nước ép hoa quả, nước gạo rang, nước cháo loãng.
Luyện tập thể dục thể thao kết hợp với chế độ nghỉ ngơi điều độ
Khi bị tiêu chảy, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Khi các triệu chứng đã thuyên giảm có thể luyện tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Điều này rất có ích đối với sự phục hồi cơ thể sau khi đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
Thay đổi chế độ ăn uống
Khi gặp vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng ỉa chảy, cách cải thiện nhanh chóng và hiệu quả thấy rõ là điều chỉnh lại chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và phù hợp hơn. Ví dụ:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp tăng chất xơ, cải thiện tiêu chảy như chuối, táo, việt quất…
- Bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn sữa chua, uống trà kombucha để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột
- Chia nhỏ các bữa ăn, ăn thức ăn mềm, lỏng như súp, cháo, nước hầm xương vừa dễ tiêu hóa vừa bù nước
- Tránh xa đồ ăn nhiều đạm khó tiêu
- Tránh đồ chiên xào dầu mỡ, rượu bia, nước ngọt, đồ uống có ga
- Tránh các thực phẩm tính cay nóng như tiêu ớt, sa tế.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một loại thức uống được rất nhiều người yêu thích bởi mùi thơm dịu nhẹ nhàng của nó. Bên cạnh công dụng thông thường, trà hoa cúc cũng được sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa rất hiệu quả. Bạn có thể uống một tách trà hoa cúc vào buổi sáng sớm vừa tốt cho tiêu hóa, vừa giảm tình trạng đau bụng tiêu chảy hiệu quả.
Bổ sung men vi sinh
Người bệnh tiêu chảy rất dễ bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột do vi khuẩn có hại phát triển và lấn át vi khuẩn có lợi. Nếu không có biện pháp thiết lập lại sự cân bằng này, người bệnh dễ bị rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng các loại men vi sinh để cải thiện nhanh tiêu chảy, kích thích thèm ăn, tăng hấp thu. Đặc biệt, với những người phải điều trị bằng kháng sinh, men vi sinh giúp tăng hiệu quả của thuốc, hạn chế rối loạn tiêu hóa do sử dụng thuốc và tăng khả năng hồi phục của cơ thể.
Hiện nay, dòng men vi sinh được bào chế từ kim chi Hàn Quốc được nhiều người tin tưởng sử dụng bởi tính an toàn và hiệu quả cao. Không chỉ giúp bổ sung lợi khuẩn Probiotics và chất xơ hòa tan Prebiotics, điểm vượt trội của men vi sinh này so với các sản phẩm khác là được bào chế bằng công nghệ bao kép LAB2PRO, giúp bảo vệ lợi khuẩn sống sót đến tận đích cuối cùng là ruột. Tại đây, chúng sẽ định cư, tăng sinh và hoạt động có lợi cho hệ tiêu hóa. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.
2.2. Biện pháp can thiệp y khoa
Nếu bị đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày hoặc có biểu hiện trầm trọng trong 24 giờ cùng với các triệu chứng nguy hiểm sau thì cần đi bệnh viện ngay:
- Sốt cao trên 38 độ C
- Buồn nôn, nôn ói nhiều
- Thường xuyên khát, khô miệng quá mức
- Ăn nhưng không thể giữ thức ăn
- Đi ngoài phân bị lẫn máu
- Mất ý thức, thần kinh không tỉnh táo
- Mất khả năng nhìn hoặc nói tạm thời
- Co giật
- Bị vàng da và mắt
- Bộ phận sinh dục có hiện tượng sưng tấy.
Các bác sĩ có thể sẽ tiến hành một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây đau quặn bụng tiêu chảy như: nội soi dạ dày thực quản, tá tràng, đại tràng, chụp X-quang… Nếu bị nhiễm trùng do vi khuẩn thì phải dùng kháng sinh điều trị; nhiễm ký sinh trùng sẽ dùng thuốc chống ký sinh trùng; điều trị PMS dùng thuốc chống viêm không steriod, có thể sẽ sử dụng thuốc chống trầm cảm nếu nguyên nhân đau bụng tiêu chảy do tâm lý.
Để chấm dứt cũng như phòng ngừa tình trạng đau quặn bụng tiêu chảy, người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Đồng thời cần bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh để giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn