Đau đầu chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách cải thiện

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
4 Tháng mười 2024

Lần cập nhật cuối:
30 Tháng mười 2024

Số lần xem:
91

Triệu chứng đau đầu kèm chóng mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như thiếu máu, căng thẳng, hoặc thay đổi thời tiết. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Hãy tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa những triệu chứng này.

Thông tin cần biết về tình trạng đau đầu chóng mặt
Thông tin cần biết về tình trạng đau đầu chóng mặt

1. Đau đầu chóng mặt là bệnh gì?

Ai cũng có thể từng bị đau đầu chóng mặt. Khi đau đầu bạn sẽ thấy các triệu chứng chính là đau ở đầu và mặt, có thể là đau nhói, đau âm ỉ hay rát bỏng. Khi chóng mặt bạn sẽ thấy mọi vật xung quanh xoay tròn hay bạn xoay xung quanh mọi vật. Cảm giác này tăng lên khi bạn di chuyển hay thay đổi tư thế. Đôi khi bạn chỉ có cảm giác mất thăng bằng đi không vững. Đau đầu chóng mặt thường là các trường hợp đau đầu có nguyên nhân từ não bộ, cũng có thể là những bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng có thể là những bệnh lý nguy hiểm hơn.

2. Nguyên nhân đau đầu chóng mặt

2.1. Đau nửa đầu

Chóng mặt kèm đau nhói nửa đầu
Chóng mặt kèm đau nhói nửa đầu

Đau nửa đầu hay migraine là đau đầu được mô tả là cơn đau nhói, đau dữ dội, đau theo nhịp mạch, một số trường hợp có triệu chứng về mắt gọi là tiền triệu: ám điểm, ánh sáng nhấp nháy. Cơn đau kéo dài từ 4 giờ hay 3 ngày, thường có 1 – 4 cơn đau trong tháng. Cùng với cơn đau, bạn có thể có các triệu chứng như chóng mặt, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, buồn nôn…

2.2. Chấn thương vùng đầu

Một trong những nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt là do bạn đang bị chấn thương đầu, có thể là chấn thương bên ngoài và hoặc là chấn thương bên trong. Bạn không nên chủ quan với mọi nguyên nhân gây đau đầu dạng này bởi nếu  như vết thương chỉ ở ngoài da và không ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong thì tình trạng đau đầu chóng mặt sẽ nhanh chóng biến mất. Đây là cảm giác choáng váng khi bạn mới bị chấn thương. Nhưng nếu bị chấn thương bên trong thì hiện tượng rất nguy hiểm. Ở mức độ nhẹ, một số triệu chứng bạn gặp phải là nhanh quên, đau đầu, choáng váng và có cảm giác buồn nôn. Còn nghiêm trọng hơn chấn thương sọ não nặng nguy cơ bị lú lẫn, thỉnh thoảng bị mất ý thức và hành động không kiểm soát. Nên nếu gặp hiện tượng đau đầu chóng mặt, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để hạn chế những nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Đau đầu kèm theo hiện tượng chóng mặt do bị chấn thương vùng đầu
Đau đầu kèm theo hiện tượng chóng mặt do bị chấn thương vùng đầu

2.3. Đột quỵ

Đột quỵ có thể là nhồi máu não, xuất huyết não hay ở người trẻ thường là do vỡ phình động mạch não. Đây là những bệnh nguy hiểm cần phải được cấp cứu điều trị kịp thời nhằm hạn chế tử vong hay để lại di chứng tàn phế suốt đời. Do đó khi thấy cơn đau đầu chóng mặt dữ dội có kèm theo 1 trong các triệu chứng là nhìn mờ, khó nói, điếc đột ngột, tê yếu liệt nửa người, méo miệng, li bì, ngủ gà, nôn ói không cầm được, không yếu liệt chi nhưng ngồi không vững, không thể đi lại được thì khả năng bị đột quỵ rất cao. Đặc biệt cần lưu ý khi đau đầu chóng mặt xảy ra trên 30 phút ở những người trên 60 tuổi, đã từng bị đột quỵ hay có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá nhiều, bị căng thẳng kéo dài,… thì khả năng cao đây chính là dấu hiệu đột quỵ cần can thiệp ngay lập tức.

2.4. Nhiễm trùng

Nếu bạn bị đau đầu kèm theo chóng mặt cùng sốt cao, có thể đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang kiệt sức vì chống lại virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể. Khi bị nhiễm trùng, bạn sẽ dễ cảm thấy đau đầu, kiệt sức, mệt mỏi uể oải, không có năng lượng để làm bất cứ điều gì,… Bạn cần đi khám nếu thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu cảnh báo của viêm màng não như cứng gáy, nôn ói, sợ ánh sáng, li bì, nhìn mờ, nhìn đôi,…

Bị nhiễm trùng sẽ dẫn tới hiện tượng chóng mặt đau đầu dữ dội
Bị nhiễm trùng sẽ dẫn tới hiện tượng chóng mặt đau đầu dữ dội

2.5. Hạ đường huyết

Đau đầu chóng mặt cũng có thể là biểu hiện của tình trạng hạ đường huyết, xảy ra khi lượng đường trong máu hạ thấp so với mức bình thường dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu năng lượng khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi và không muốn vận động. Khi gặp tình trạng này bạn sẽ thấy triệu chứng đau đầu và chóng mặt xuất hiện kèm theo một số biểu hiện khác nhau như mồ hôi ra nhiều hơn, chân tay bủn rủn, cơ thể mất sức.

2.6. Lo âu, căng thẳng

Các triệu chứng trong rối loạn lo âu khác nhau ở mỗi người bệnh gồm những triệu chứng tâm lý và thể chất. Người bệnh rối loạn lo âu thường cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, cáu gắt, khó tập trung, dễ tổn thương, giảm ăn uống, rối loạn hành vi và thái độ,…

2.7. Mất nước

Đau nhức đầu và chóng mặt do cơ thể đang bị mất nước
Đau nhức đầu và chóng mặt do cơ thể đang bị mất nước

Tình trạng mất nước sẽ xảy ra khi cơ thể bạn mất nhiều chất lỏng hơn lượng nước nạp vào do nhiều nguyên nhân như thời tiết nóng bức, nôn mửa, tiêu chảy, sốt và dùng một số loại thuốc đều có thể dẫn đến mất nước. Mất nước sẽ dẫn đến đau đầu chóng mặt, bạn luôn trong tình trạng khát nước, nước tiểu sẫm màu, người mệt mỏi,… Nếu không kịp thời bổ sung nước, bạn có thể mệt lả và rơi vào hôn mê, mất ý thức, phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

2.8. Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng mà bạn có thể gặp phải. Tỷ lệ người mắc bệnh thiếu máu đang ngày càng tăng cao hơn. Triệu chứng gặp phải khi mắc bệnh thiếu máu thường là đau đầu, chóng mặt, chân tay thường bị tê cứng, mệt mỏi, hay quên,… Do đó khi thấy đau đầu chóng mặt thường xuyên thì nguyên nhân có thể xuất phát từ việc cơ thể bị thiếu máu.

2.9. Viêm mê đạo tai

Người bị viêm mê đạo tai sẽ xuất hiện tình trạng đau nhói đầu và chóng mặt
Người bị viêm mê đạo tai sẽ xuất hiện tình trạng đau nhói đầu và chóng mặt

Đau đầu chóng mặt là triệu chứng phổ biến ở người bị viêm mê đạo tai. Viêm mê đạo tai là một dạng rối loạn tai trong, với 2 dạng chính là viêm mê đạo tai do virus và viêm mê đạo tai do vi khuẩn. Các nguyên nhân dẫn đến viêm mê đạo tai thường là do bệnh đường hô hấp, nhiễm virus ở tai trong hoặc ở dạ dày,… Ngoài ra bạn còn có một số triệu chứng khác như mờ mắt, hoa mắt, mất thính giác nhẹ, ù tai,…

2.10. Suy giảm thị lực

Đau đầu chóng mặt là tình trạng mà người bị cận thị hoặc viễn thị, loạn thị nhưng không đeo kính hoặc đeo kính sai độ dễ gặp phải. Nếu không đeo kính thì chứng suy giảm thị lực sẽ trở nên nghiêm trọng, mất thị lực.

2.11. Tác dụng phụ của thuốc

Do tác dụng phụ của thuốc mà bạn bị chóng mặt đau đầu
Do tác dụng phụ của thuốc mà bạn bị chóng mặt đau đầu

Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc huyết áp, thuốc điều trị rối loạn cương dương, thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai hay thuốc giảm đau có thể đi kèm với các tác dụng phụ, trong đó có triệu chứng đau đầu chóng mặt. Ngoài ra bạn còn có thể cảm thấy buồn nôn, luôn trong trạng thái bứt rứt, mệt mỏi…

3. Thường xuyên chóng mặt đau đầu ảnh hưởng như thế nào?

Nếu thường xuyên đau đầu kèm chóng mặt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Đầu tiên bạn sẽ thấy khó chịu vì cơn đau thường xuyên xuất hiện. Bạn sẽ khó tập trung vào công việc. Đau đầu chóng mặt có thể khiến bạn đứng không vững, có thể gây té ngã, dẫn đến các chấn thương hoặc thậm chí tử vong vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là khi đang đứng trên cao, đang lái xe, sửa chữa điện…  Tình trạng chóng mặt đau đầu sẽ khiến tâm trạng bạn dễ thay đổi, dễ cáu gắt, bực bội và khó kiểm soát đọc cảm xúc của mình. Đau đầu chóng mặt thường xuyên có thể là do vấn đề sức khỏe, dấu hiệu của một số bệnh như phình động mạch não hoặc đột quỵ.

4. Cách cải thiện tình trạng chóng mặt đau đầu

Bật mí các cách khắc phục đau đầu chóng mặt hiệu quả
Bật mí các cách khắc phục đau đầu chóng mặt hiệu quả

Để cải thiện tình trạng đau đầu chóng mặt thì bạn cần lưu ý:

  • Bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, lo âu, tránh đứng lên hoặc di chuyển sẽ dễ té ngã.
  • Bạn nên uống nhiều nước, chườm nóng hoặc chườm lạnh, massage đầu, châm cứu, bấm huyệt,… để cải thiện cảm giác chóng mặt đau đầu.
  • Bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt và tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Một số loại thuốc điều trị triệu chứng bác sĩ có thể chỉ định như thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc tăng cường tuần hoàn máu não.
  • Bạn cần chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học, chọn áp dụng các cách cải thiện triệu chứng nhức đầu chóng mặt như thiền, hương trị liệu, âm nhạc trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, cấy chỉ… Nên ngủ đủ giấc và tránh thức khuya. Tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng.
  • Không hút thuốc, uống nhiều bia rượu và không sử dụng các chất kích thích có hại.
  • Bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. ăn đúng bữa mỗi ngày, đa dạng khẩu phần ăn, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước.

Việc kiểm soát và phòng ngừa đau đầu chóng mặt đòi hỏi bạn phải chú ý đến thói quen sinh hoạt và sức khỏe tổng thể. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận