Trong chu kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ phải đối mặt với đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Những triệu chứng này có thể do sự mất cân bằng hormone và thiếu hụt dinh dưỡng gây ra. Tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Khám phá các phương pháp giảm đau và cải thiện sức khỏe trong giai đoạn này.
1. Nguyên nhân gây chóng mặt, buồn nôn khi có kinh nguyệt
Nhiều chị em thấy đau đầu buồn nôn chóng mặt khi có kinh nguyệt, tình trạng xảy ra do một số nguyên nhân sau:
1.1. Đau bụng kinh
Tình trạng đau đầu chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt có thể xuất phát từ những cơn đau bụng kinh nguyên phát hoặc thứ phát. Cơn đau nguyên phát thường xảy ra từ 1 – 2 ngày đầu của chu kỳ. Trong khi cơn đau bụng thứ phát là do chị em đang gặp phải những vấn đề bất thường ở vùng chậu, điển hình như các bệnh phụ khoa: lạc nội mạc, u xơ tử cung,…
1.2. Thiếu máu
Do mất đi một lượng lớn máu sau kỳ kinh nên chị em dễ bị thiếu máu, thiếu sắt. Điều này khiến quá trình sản xuất hồng cầu trong cơ thể suy giảm do đó mà chức năng vận chuyển oxy lưu thông đến các cơ quan của hồng cầu sẽ bị ảnh hưởng. Nếu chị em mất nhiều máu thì dễ bị đau đầu chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt.
1.3. Căng thẳng kéo dài
Chị em thường chịu áp lực nhiều từ gia đình và công việc, đến kỳ kinh càng dễ căng thẳng, stress kéo dài thì hoạt động của các hormon trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn,… trong kỳ kinh.
1.4. Hormone thay đổi
Trước khi đến kỳ kinh nguyệt một vài ngày, lượng hormon trong cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi, đặc biệt hormon giới tính có tác dụng điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu. Khi nồng độ Estrogen, Progesterone tăng cao thì hai chỉ số này sẽ giảm xuống. Lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp có thể khiến chị em đau đầu chóng mặt buồn nôn khi đến kỳ kinh nguyệt.
1.5. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ thường có những thay đổi về tâm lý và thể chất trước khi bắt đầu kỳ kinh thể hiện ở sự lo âu hay cáu gắt, nổi mụn, tiêu chảy,… đây đều là những biểu hiện thường gặp của hội chứng tiền kinh nguyệt và có thể kèm theo đau đầu chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt.
1.6. Bệnh phụ khoa
Có thể chị em bị đau đầu chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt là do một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,… Trong đó bệnh lạc nội mạc tử cung là tình trạng niêm mạc phát triển mạnh ra bên ngoài tử cung, thậm chí còn lan rộng đến buồng trứng, ống dẫn trứng. Lớp mô nội mạc này này sẽ làm cản trở sự lưu thông máu trong chu kỳ kinh. Máu bị ứ lại, không thể chảy ra ngoài nếu để lâu sẽ dẫn đến viêm nhiễm. Các cơn đau lạc nội mạc cũng bắt đầu xuất hiện, dữ dội đến mức khiến chị em bị hoa mắt, chóng mặt và nếu nội mạc phát triển gần ruột thì sẽ gây ra hiện tượng buồn nôn,…
2. Bị đau đầu chóng mặt buồn nôn trong kỳ kinh có nguy hiểm không?
Đau đầu chóng mặt buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt khiến chị em lo lắng không biết nguyên nhân do đâu hay có phải vấn đề sức khỏe gì không. Tình trạng này xảy ra là do việc thay đổi hormone trong cơ thể, phần lớn các dấu hiệu này sẽ biến mất ngay sau khi hết kỳ kinh nguyệt nên chị em không nên quá lo lắng. Tuy nhiên có một số trường hợp tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn là do bệnh lý phụ khoa gây ra. Nếu chị em thấy ngoài các triệu chứng này có kèm theo dấu hiệu sau đây thì nên đi khám ngay để có thể được điều trị kịp thời nếu đây là do bệnh lý, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của chị em.
- Buồn nôn và nôn ói trong thời gian dài.
- Cơn đau bụng kinh dữ dội, kéo dài.
- Huyết áp tụt đột ngột khiến chị em bị choáng, thậm chí ngất xỉu.
- Máu kinh có màu sẫm và kèm theo mùi hôi.
- Ngứa âm đạo và âm đạo tiết dịch tiết bất thường.
- Đau quặn bụng từng cơn kèm theo tiêu chảy.
3. Bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt nên làm gì?
Chị em khi gặp phải tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn khi có kinh thì nên thực hiện các cách sau đây:
3.1. Chế độ dinh dưỡng
Cơ thể chị em sẽ rất nhạy cảm với yếu tố bên ngoài trong kỳ kinh nguyệt nên để nâng cao sức đề kháng, chị em nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Những thực phẩm chứa nhiều sắt tốt cho chị em đó là thịt bò, rau bó xôi, hải sản,… sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo máu. Do đó, chị em sẽ nhanh chóng bù lại lượng máu đã mất và giảm thiểu được tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn. Ngoài các thực phẩm tốt thì chị em cũng nên tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
3.2. Tập thể dục nhẹ nhàng
Trong những ngày đèn đỏ, chị em nên hạn chế tập các bài vận động mạnh, có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như một số động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp chị em vừa thư giãn vừa lưu thông máu trong tử cung. Các bài tập này sẽ giúp các cơn đau bụng kinh sẽ giảm xuống, đồng thời những hiện tượng chóng mặt buồn nôn cũng giảm theo.
3.3. Sử dụng các loại thảo dược
Một số thảo dược như gừng, lá bạc hà có tác dụng làm giảm hàm lượng hormone Prostaglandin, nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chóng mặt buồn nôn. Nên nếu chị em bị chóng mặt buồn nôn khi có kinh nguyệt thì có thể sử dụng những thảo dược này để pha trà uống. Hoặc chị em có thể dùng tinh dầu lá bạc hà xông phòng.
Qua nội dung trên đây chị em đã biết được nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt buồn nôn và cách cải thiện tình trạng này an toàn, hiệu quả. Hi vọng chị em không còn lo lắng, khó chịu mỗi khi đến kỳ kinh nữa.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn