Khi xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và chảy máu cam, cơ thể bạn có thể đang phản ứng với các tác nhân gây hại như căng thẳng, mất ngủ hoặc bệnh lý liên quan đến huyết áp. Hãy khám phá các phương pháp điều trị và phòng ngừa để tránh tình trạng này diễn biến nặng hơn.
1. Thường xuyên bị chảy máu cam chóng mặt là bị gì?
Chảy máu cam là tình trạng mà bạn có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân chứ không hẳn đơn giản do ngoáy mũi, va đập mũi… Nếu thấy đau đầu chóng mặt chảy máu cam cùng xảy ra thì có thể là do một số nguyên nhân mà bạn chớ chủ quan:
- Do xảy ra cơn tăng huyết áp.
- Viêm xoang mũi cấp tính.
- Các khối u trong mũi hoặc xoang có thể gây chảy máu mũi thường xuyên. Khối u có thể là ung thư hoặc không ung thư thường có nhiều khả năng xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc người hút thuốc. Nghẹt mũi mạn tính hoặc có mùi hôi từ mũi có thể là triệu chứng đi kèm của khối u trong mũi hoặc xoang.
- Mạch máu bị vỡ, rách niêm mạc.
- Các bệnh liên quan về máu như rối loạn đông máu, cầm máu.
Do đó khi thấy chảy máu cam có kèm theo chóng mặt thì rất nguy hiểm. Điều bạn cần làm là đến ngay bệnh viện để được khám và tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi xoang mũi, làm một số xét nghiệm máu,… để tìm ra nguyên nhân và từ đó có hướng điều trị phù hợp cho từng nguyên nhân.
Ngoài các nguyên nhân trên thì đau đầu chóng mặt chảy máu cam có thể là do dị ứng theo mùa, lạm dụng thuốc, rối loạn tiền đình, thiếu máu, viêm nhiễm vùng tai, thiểu năng tuần hoàn não. Khiến mạch máu bị giãn ra và vỡ đột ngột, gây ra tình trạng chảy máu cam.
2. Cách xử trí khi có người bị chóng mặt chảy máu cam
Nhiều người thấy chảy máu cam sẽ lo lắng và không biết nên làm gì để xử lý. Cách bạn nên làm khi chảy máu cam đó là tự sơ cứu, cầm máu ngay tức thì:
- Ngồi thẳng và hơi nghiêng về phía trước (cổ và đầu nghiêng về phía trước): Bạn hãy thực hiện các thao tác đơn giản để cầm máu. Thay vì bối rối, nằm hoặc ngả đầu về phía sau dễ dẫn đến việc làm cho máu chảy ngược vào cổ họng và xảy ra nôn mửa thì đầu tiên là bạn ngồi thẳng và hơi nghiêng về phía trước (cổ và đầu nghiêng về phía trước), tập trung thở bằng miệng thay vì thở bằng mũi như bình thường.
- Không nên cố nhét bông gòn hay giấy vào mũi: Không ít người khi chảy máu cam chóng mặt có phản xạ nhét bông gòn hoặc giấy vào mũi để cầm máu. Cách này sẽ vô tình làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Vì niêm mạc ở mũi vốn rất mỏng, nếu có vật chà xát, nó rất dễ bị tổn thương khiến máu cam chảy ra nhiều hơn. Thay vào đó bạn hãy dùng khăn tay mềm để vệ sinh, thấm máu ở ngoài lỗ mũi.
- Xịt thuốc giảm sung huyết mũi để cầm máu: Tiếp theo của việc sơ cứu cầm máu cam tại nhà là dùng thuốc xịt để giảm nghẹt mũi. Loại thuốc này có tác dụng làm co các mạch máu ở mũi. Đồng thời, còn có tác dụng giúp cầm máu chảy ra từ mũi hiệu quả.
- Dùng hai ngón tay bóp chặt cánh mũi: Cuối cùng là dùng tay bóp chặt hai bên cánh mũi trong khoảng 10 – 15 phút. Việc này sẽ giúp đè ép các mạch máu và ngăn chặn máu chảy tiếp. Bạn nên lưu ý, không nên đứng dậy trong khi đang xảy ra và giữ bóp chặt mũi liên tục. Tránh nới lỏng thường xuyên, khiến máu chảy ra kéo dài hơn.
Lưu ý là nếu thực hiện 4 thao tác sơ cứu trên mà máu vẫn chảy ra, bạn nên thử lại thêm 1 lần nữa. Hoặc bạn có thể đặt bông gòn có tẩm thuốc chống sung huyết vào trong mũi.
3. Giảm tình trạng chóng mặt chảy máu cam tái phát
Để có thể giảm cũng như phòng tình trạng đau đầu chóng mặt chảy máu cam tái phát bạn nên:
- Tránh móc mũi quá nhiều: Móc mũi có thể gây kích ứng, tổn thương cho niêm mạc mũi và thói quen này càng làm tăng nguy cơ chảy máu mũi tái phát lại.
- Không xì mũi sau khi chảy máu cam: Khi chảy máu cam, trong mũi thường có các chất bã đọng lại. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu, muốn loại bỏ nó ra bằng cách xì mũi liên tục nhưng việc này rất dễ khiến chảy máu cam tái phát. Do đó hãy cố gắng tránh xì mũi trong 24 giờ sau khi vừa chảy máu cam, sẽ giúp hạn chế cho tình trạng chảy máu cam chóng mặt không bị tái phát lại.
- Tránh hoạt động mạnh và cúi người xuống để bê vật nặng: Nếu bạn hoạt động mạnh và cúi người bê vác nặng sẽ có thể gây chảy máu mũi tái phát lại. Bạn cần nghỉ ngơi, thư giãn, hoạt động nhẹ nhàng sau 24 giờ ngừng chảy máu mũi.
- Chườm đá vào hai bên cánh mũi hoặc ngậm đá lạnh: Bạn có thể dùng đá bọc trong một túi vải mỏng nhẹ nhàng đặt lên 2 bên cánh mũi hoặc bạn có thể ngậm 1 viên đá lạnh, việc này sẽ giúp làm co các mạch máu từ đó hạn chế được tình trạng viêm loét niêm mạc khi xảy ra chấn thương.
- Đi khám: Khi bạn thấy tình trạng đau đầu chóng mặt chảy máu cam kéo dài hơn 30 phút thì nên đến bệnh viện khám. Bác ỹ sẽ thường dùng phương pháp đốt mạch máu mũi để chữa trị. Hoặc dùng các loại thuốc có thành phần chống đông máu để điều chỉnh liều dùng. Đặc biệt là những đối tượng sau cần đến bệnh viện ngay khi chảy máu cam:
- Khi cảm nhận thấy vị máu ở trong cổ họng dù máu cam đã ngừng chảy
- Khi chảy máu chóng mặt và sốt cao
- Khi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị chảy máu cam
Để phòng ngừa tình trạng đau đầu chóng mặt hoặc có chảy máu cam thì bạn có thể chọn dùng sản phẩm hoạt huyết, hỗ trợ cải thiện đau đầu chóng mặt. Bạn nên chọn viên uống có chứa Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả). Trong đó Ginkgo Biloba có vai trò hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạch máu não, giúp hệ tuần hoàn máu não hoạt động được thuận lợi, trơn tru hơn. Cao Blueberry có chức năng cải thiện sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra còn có các thành phần tiền vitamin B1, B2, B6 giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Thành phần Chondroitin giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Viên uống này sẽ giúp tăng tuần hoàn máu não, cải thiện chức năng và dẫn truyền thần kinh, từ đó hỗ trợ giúp kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng thần kinh khác như đau đầu, suy giảm trí nhớ…
Chảy máu cam là tình trạng ai cũng có thể gặp nhưng nếu thấy đau đầu chóng mặt chảy máu cam thì bạn nên đi khám sau khi đã thực hiện sơ cứu cầm máu tại nhà. Bác sĩ sẽ khám và tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng của bạn từ đó có cách điều trị, cải thiện hiệu quả, an toàn.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn