Đau đầu mất ngủ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nếu kéo dài, thường xuyên thì chớ chủ quan, hãy điều trị ngay để tránh những rủi ro sức khỏe nhé.
1. Đau đầu mất ngủ là gì?
Bất cứ ai cũng có thể bị đau đầu mất ngủ, trong đó người trung niên, cao tuổi là đối tượng chiếm đa số. Đây là tình trạng thường xảy ra vào ban đêm, sau khi người bệnh ngủ tầm 1 tiếng và có thể kéo dài từ 15 phút cho tới nhiều tiếng đồng hồ sau đó người bệnh khó trở lại giấc ngủ. Khi đó, chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu từng cơn có thể sẽ xuất hiện.
Nếu đau đầu mất ngủ xảy ra trong thời gian ngắn thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh, khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần kinh,… Thậm chí còn có thể tiềm ẩn các nguy cơ sức khoẻ nguy hiểm khác.
2. Các nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ
2.1 Thay đổi thời tiết
Những thay đổi thời tiết như mưa bão, nắng nóng, thay đổi độ ẩm,… là lý do thường gặp có thể khiến bạn đau đầu và đi kèm ngủ không ngon giấc. Sự thay đổi về áp suất khi thay đổi thời tiết được xem là nguyên nhân tác động tới hoạt chất và điện não. Điều này kích thích tới dây thần kinh và dẫn tới đau đầu và có thể đi kèm mất ngủ.
2.2 Mất cân bằng dinh dưỡng
Thiếu máu hay mất cân bằng dinh dưỡng khiến quá trình tuần hoàn máu đến não bị cản trở cũng là một trong những lý do phổ biến gây ra hiện tượng nhức đầu mất ngủ ở nhiều người.
2.3 Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Nếu bạn thường xuyên thức khuya, giờ giấc sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ, hay sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích… thì bạn có nguy cơ bị đau đầu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học có tác động không tốt đến dinh dưỡng, thần kinh, nhịp sinh học khiến cơ thể không có được một lịch trình ngủ nghỉ đúng cách.
2.4 Ô nhiễm tiếng ồn
Nếu bạn sống trong môi trường thường xuyên có tiếng ồn lớn sẽ tác động tới hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ bị đau đầu mất ngủ. Tình trạng đau đầu mất ngủ cũng dễ xảy ra khi bạn ngủ ở không gian ồn ào và không tạo được cảm giác thoải mái.
2.5 Sử dụng thuốc
Đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc cảm cúm, thuốc chống dị ứng,… Nếu bạn đang dùng thuốc mà bị đau đầu mất ngủ thì bạn nên kiểm tra lại các loại thuốc mình đang sử dụng.
2.6 Do bệnh lý
Đau đầu mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, trong đó thường thấy nhất là các bệnh mãn tính như thiếu máu não, suy nhược thần kinh, tiểu đường hay lupus ban đỏ, rối loạn tiền đình,… Đặc biệt bệnh viêm xoang là nguyên nhân tiềm ẩn phía sau khi có tới gần 90% người mắc viêm xoang gặp phải chứng đau nửa đầu.
2.7 Do căng thẳng, stress
Đau đầu do căng thẳng, stress là một trong những kiểu rối loạn đau đầu phổ biến hàng đầu – bên cạnh chứng đau nửa đầu. Vì theo kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa đau đầu do căng thẳng với việc thiếu ngủ là mối quan hệ 2 chiều. Vì khi bạn đau đầu có thể dẫn tới rối loạn giấc ngủ, ngược lại rối loạn giấc ngủ cũng gây kích hoạt các cơn đau đầu.
2.8 Do tuổi tác
Càng lớn tuổi, thời gian bạn ngủ hàng ngày càng ít. Nguyên nhân là do hormone Melatonin – có công dụng giúp duy trì nhịp thức ngủ sinh học, hỗ trợ chúng ta dễ đi vào giấc ngủ tối và thức dậy vào buổi sáng – sẽ giảm dần theo tuổi tác dẫn đến việc người cao tuổi thường khó ngủ, ngủ ít.
3. Triệu chứng đau đầu mất ngủ thường gặp
Có thể nhận biết đau đầu mất ngủ qua một số triệu chứng phổ biến như sau:
- Người bệnh khó đi vào giấc ngủ mặc dù đã rất cố gắng.
- Không thể duy trì một giấc ngủ sâu, thường xuyên tỉnh dậy nhiều lần trong đêm mặc dù không có bất cứ yếu tố nào tác động. Thậm chí có thể khó ngủ lại và bị thức cho tới sáng.
- Thức dậy rất sớm mặc dù đi ngủ muộn.
- Cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo sau khi thức dậy.
- Tình trạng mất ngủ kèm biểu hiện đau đầu, khó chịu. Cơn đau có thể xuất hiện ở một bên đầu hoặc cả đầu.
4. Đau đầu mất ngủ có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Nếu đau đầu mất ngủ kéo dài thì có thể người bệnh đang gặp phải bệnh lý nguy hiểm như:
4.1 Tác động của một số bệnh mãn tính
Một số bệnh lý như tiểu đường, thiếu máu não, lupus ban đỏ,… và nhiều bệnh mãn tính khác có biểu hiện ban đầu là nhức đầu. Nhiều người bệnh chủ quan xem nhẹ và bỏ qua triệu chứng đau đầu hoặc cho rằng nhức đầu là do thời tiết hoặc các yếu tố khách quan khác. Cho nên không phát hiện sớm được các bệnh mãn tính liên quan.
4.2 Ảnh hưởng của bệnh viêm xoang
Một trong số triệu chứng của viêm xoang là đau đầu hoặc đau nửa đầu. Từ đó có khả năng kéo theo tình trạng mất ngủ. Nếu kiểm soát được viêm xoang thì vấn đề nhức đầu, khó ngủ cũng sẽ dần biến mất.
4.3 Bệnh u não
Nếu đau đầu kéo dài từ 1 tháng trở lên, đi kèm ngủ không ngon giấc, thường xuyên khó chịu thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ u não, người bệnh cần kiểm tra sớm để loại trừ bệnh lý nguy hiểm này.
4.4 Cơ thể thiếu dinh dưỡng
Đau đầu mất ngủ cũng cho thấy nguy cơ thiếu máu, thiếu dinh dưỡng. Người bệnh nên xem lại chế độ dinh dưỡng của mình có thiếu dưỡng chất nào hay không. Khi cơ thể khỏe mạnh thì mới có thể dần khắc phục tình trạng nhức đầu, ngủ không ngon giấc.
4.5 Đau nửa đầu
Bệnh thường xảy ra ở người dưới 45 tuổi, trẻ em hay người lớn tuổi thường hiếm gặp hơn và phụ nữ là đối tượng dễ gặp đau nửa đầu, có tỷ lệ gấp 3 lần so với nam giới. Đau nửa đầu rất hay đi kèm chứng mất ngủ, khó ngủ.
5. Hướng điều trị chứng đau đầu mất ngủ
5.1 Lựa chọn bệnh để chữa trị trước
Để điều trị bệnh đau đầu mất ngủ cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Khi đã khám và biết được nguyên nhân gây bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thích hợp. Đồng thời với điều trị này thì người bệnh cần chú ý:
- Hạn chế bị căng thẳng, lo lắng khi đi ngủ
- Ngủ và thức dậy cố định một khung giờ mỗi ngày
- Giữ không gian phòng ngủ tối, mát mẻ, yên tĩnh
- Không tiếp xúc với các thiết bị điện tử gần trước giờ ngủ
- Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn
- Vận động thể chất, thể dục thể thao điều độ và đều đặn vào ban ngày
5.2 Thêm những thực phẩm hỗ trợ điều trị đau đầu mất ngủ vào thực đơn hàng ngày
Người bị mất ngủ và đau đầu nên bổ sung các thực phẩm phù hợp vào bữa ăn hằng ngày không chỉ giúp tăng cường dinh dưỡng mà còn hỗ trợ ngủ ngon giấc và giảm bớt các cơn đau. Các thực phẩm cung cấp nguồn canxi, vitamin B6, melatonin, magie,… rất có lợi cho giấc ngủ và não bộ mà người bệnh nên tăng cường bổ sung như các loại cá béo, hạnh nhân, hạt óc chó, chuối, bơ, trứng, yến mạch, trà hoa cúc, các sản phẩm từ sữa,…
5.3 Kết hợp nghỉ ngơi – rèn luyện phù hợp
Để tăng cường sức khỏe nói chung và ngủ ngon, hạn chế các cơn đau thì việc nghỉ ngơi kết hợp rèn luyện hàng ngày. Mỗi ngày chỉ cần vận động 15-30 phút sẽ khiến cơ thể thải độc qua mồ hôi, giảm căng thẳng từ đó giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra vận động còn giúp giải phóng nhiều endorphins – loại hormone có công dụng như thuốc giảm đau tự nhiên, từ đó giúp giảm bớt tần suất cũng như mức độ của các cơn đau đầu.
6. Một số lưu ý trong quá trình điều trị đau đầu mất ngủ
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên lưu ý một số lời khuyên sau để cải thiện bệnh tốt hơn:
- Ngủ đúng giờ và tạo thói quen thức – ngủ cùng 1 giờ mỗi ngày.
- Không sử dụng điện thoại di động trước khi ngủ bởi sóng của thiết bị này có thể tác động tiêu cực tới bộ não của con người.
- Nạp đủ các dưỡng chất cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Đồng thời tránh sử dụng các loại thực phẩm có hại cho cơ thể như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hay các đồ uống chứa cồn, ga và một số chất kích thích khác.
- Chăm chỉ vận động thể dục thể thao, tập yoga hay ngồi thiền để giúp đầu óc, cơ xương khớp thư giãn đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Người bệnh có thể chọn dùng viên uống an thần hỗ trợ giấc ngủ được sản xuất từ thảo dược tự nhiên bằng công thức gia truyền đã được áp dụng nhiều năm. Viên uống này có Lạc tiên, Thảo quyết minh, Mạch môn, Sơn dược, Mẫu lệ, Bình vôi, Lá Vông, Phục linh. Khi sử dụng sẽ rất hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc, giảm suy nhược thần kinh. Người bệnh mất ngủ có thể chọn dùng viên uống này để dễ đi vào giấc ngủ, giảm bớt triệu chứng trằn trọc, khó ngủ. Tăng thời lượng của mỗi giấc ngủ. Phục hồi năng lượng, tạo cảm giác sảng khoái và tỉnh táo hơn khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn có thể an tâm dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ như khi dùng các loại thuốc tây giúp dễ ngủ khác.
Đau đầu mất ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy đến bệnh viện khám để được điều trị ngay nhé.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn