Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ bạn cần biết để phòng tránh

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
23 Tháng hai 2024

Lần cập nhật cuối:
23 Tháng hai 2024

Số lần xem:
9269

Bệnh trĩ hiện nay là căn bệnh vô cùng phổ biến và có thể gặp ở mọi độ tuổi. Phụ nữ có xu hướng mắc bệnh trĩ nhiều nhất ở giai đoạn mang thai và sinh nở. Vì vậy nhận biết được các dấu hiệu ban đầu sẽ giúp các bạn nhanh chóng điều trị hơn. Dưới đây là các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ mà chị em nên biết.

1. Vì sao nữ giới dễ bị bệnh trĩ?

Theo các chuyên gia, nữ giới có xu hướng mắc trĩ cao hơn nam giới. Nguyên nhân thường đến từ chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, quá trình mang thai và sinh đẻ. Cụ thể:

1.1. Thói quen ăn uống

Nữ giới bị bệnh trĩ là do thói quen ăn uống
Nữ giới bị bệnh trĩ là do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống thiếu khoa học là một trong những yếu tố hàng đầu gây bệnh trĩ. Thường xuyên sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn… khiến cơ thể bị nóng trong, tác động không tốt đến trực tràng, dễ gây tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt chất xơ khiến cho phân bị khô và việc đại tiện càng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, thành tĩnh mạch ở hậu môn phải chịu áp lực lớn, lâu dần sẽ hình thành nên búi trĩ.

1.2. Sinh hoạt không hợp lý

Ngoài chế độ ăn uống thì việc duy trì các thói xấu trong sinh hoạt cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ ở nữ giới. Ví dụ như lười vận động, rặn mạnh khi đi đại tiện, ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục qua đường hậu môn,… Những hành động này làm gia tăng áp lực tại các tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn, lâu dần sẽ dẫn tới bệnh trĩ.

1.3. Đặc điểm công việc

Theo các chuyên gia, những người làm công việc mang tính chất ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu như lái xe, công nhân may, nhân viên văn phòng… có nguy cơ bị trĩ cao hơn người bình thường. Tình trạng này lặp đi lặp lại liên tục sẽ dồn áp lực lên các dây thần kinh ở hậu môn, cản trở lưu thông máu tại các tĩnh mạch, lâu dần sẽ hình thành búi trĩ. Mặc khác, việc ít vận động cũng sẽ làm giảm nhu động ruột, gây khó khăn trong việc đại tiện và đó cũng là thủ phạm gây nên trĩ.

Tùy vào đặc điểm công việc mà phụ nữ hay bị bệnh trĩ
Tùy vào đặc điểm công việc mà phụ nữ hay bị bệnh trĩ

1.4. Do mang thai

Phụ nữ khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao. Nguyên nhân là do thai nhi trong bụng phát triển về kích thước và cân nặng đã tạo áp lực lên vùng xương chậu của người mẹ. Quá trình đó kéo dài khiến cho các mạch máu ở trực tràng phình to hơn, hình thành nên các búi trĩ. Mặt khác, khi sinh nở, chị em cần rặn mạnh để đẩy em bé ra ngoài. Điều này làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ phình to và sa ra ngoài.

1.5. Táo bón

Đối với những người hay bị táo bón thường phải dùng nhiều sức để rặn khi đi vệ sinh. Cũng giống như quá trình sinh nở, khi dùng sức rặn sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch khiến chúng bị căng giãn quá mức và hình thành búi trĩ. Mặt khác, đây cũng là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn và đại tiện ra máu ở những người bị trĩ.

2. Dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới

Bật mí những biểu hiện thường thấy khi nữ giới đang bị bệnh trĩ
Bật mí những biểu hiện thường thấy khi nữ giới đang bị bệnh trĩ

Bệnh trĩ ở phụ nữ thường mang những dấu hiệu như sau:

  • Ngứa hậu môn.
  • Chảy máu trực tràng sau khi đi đại tiện.
  • Cảm giác đau và kích ứng xung quanh hậu môn.
  • Sưng hoặc sờ thấy cục u cứng ở vùng hậu môn ở những người mắc trĩ ngoại.

Tuy nhiên, người bệnh không thể tự nhận biết được tình trạng bệnh trĩ mà cần phải thăm khám hậu môn, trực tràng. Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi hậu môn để quan sát rõ hơn tình trạng với người mắc trĩ nội. Còn nếu mắc trĩ ngoại, các bác sĩ sẽ ấn nhẹ xung quanh hậu môn và cảm nhận được có khối u.

Bệnh trĩ cần được điều trị sớm để không tăng cấp độ cũng như tránh được tình trạng sa búi trĩ. Khi sa búi trĩ sẽ dễ gây kích ứng, viêm khiến người bệnh đau, ngứa chảy máu và đi kèm với nhiều biến chứng như thiếu máu, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Vì vậy, không nên chần chừ mà cần đến khám bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ.

3. Bệnh trĩ ở nữ giới có nguy hiểm không?

Những biến chứng nguy hiểm mà phụ nữ bị trĩ có thể gặp phải
Những biến chứng nguy hiểm mà phụ nữ bị trĩ có thể gặp phải

Các bác sĩ đã cảnh báo rõ tác hại của bệnh trĩ gây ra đối với nữ giới vô cùng nghiêm trọng, cụ thể:

  • Đau đớn, mất tập trung trong công việc: Trĩ gây cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, cộm, vướng khiến người bệnh luôn trong trạng thái bất an, mệt mỏi, khó chịu. Từ đó, làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả trong công việc.
  • Chảy máu nhiều gây mất máu, giảm trí nhớ: Tình trạng trĩ ra máu kéo dài có thể gây thiếu máu mãn tính, dẫn tới suy giảm trí nhớ và một số vấn đề liên quan tới sức khỏe khác.
  • Làm mất ham muốn tình dục: Chị em bị trĩ ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Trên thực tế, bệnh trĩ gây đau đớn, bất tiện nặng nề ở khu vực hậu môn khiến họ mất dần khoái cảm và thấy xấu hổ, tự ti, mặc cảm với căn bệnh ở vùng kín.
  • Gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh hậu môn: Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu không xử lý tốt, vi khuẩn sẽ lây lan lên vùng kín, khiến chị em có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung…
  • Ung thư trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ và có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Ung thư trực tràng có thể di căn và đe dọa tính mạng người bệnh. Do vậy, bệnh nhân cần thăm khám sớm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để phòng ngừa biến chứng sau này.

4. Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ

Việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh là cách giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh trĩ.

4.1. Sử dụng thuốc dạng viên uống, bôi trĩ

Sử dụng các loại thuốc cải thiện bệnh trĩ cho nữ giới
Sử dụng các loại thuốc cải thiện bệnh trĩ cho nữ giới

Bệnh nhân trĩ trong giai đoạn nhẹ thường được khuyên nên điều trị nội khoa. Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tương ứng để cải thiện tình trạng bệnh. Một số loại thuốc điều trị trĩ phổ biến như: thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, thuốc điều trị giãn nở tĩnh mạch…

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thuốc đặt hoặc bôi trực tiếp tại hậu môn. Đa phần những thuốc này có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, giảm ngứa, làm lành các tổn thương ở niêm mạc hậu môn.

4.2. Điều trị trĩ bằng thủ thuật

Thông thường, khi bệnh trĩ ở giai đoạn 3 trở đi nhưng chưa để lại biến chứng nặng nề, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện thủ thuật loại bỏ búi trĩ. Các thủ thuật thường được sử dụng như là: tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại… Các kỹ thuật này giúp ngăn chặn sự phát triển và biến chứng của trĩ nội.

4.3. Phẫu thuật cắt búi trĩ

Đối với bệnh nhân trĩ độ 4 và có nhiều biến chứng như sa nghẹt búi trĩ, tắc mạch trĩ… các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật, bắn laser, treo trĩ… Đây là phương pháp tối ưu để loại bỏ búi trĩ, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm sau này.

Chị em có thể lựa chọn phẫu thuật cắt búi trĩ
Chị em có thể lựa chọn phẫu thuật cắt búi trĩ

4.4. Uống nhiều nước

Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, từ 1.5-2 lít/ngày (bao gồm cả nước lọc và lượng nước từ thực phẩm). Điều này sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, giúp phân mềm hơn. Bên cạnh đó, uống một cốc nước vào buổi sáng sẽ giúp tiêu hóa hoạt động tốt hơn và việc đi tiêu cũng dễ dàng hơn.

4.5. Ăn nhiều rau xanh

Người bị trĩ nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn hàng ngày. Nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu đến từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám hoặc men vi sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thức ăn nhuận tràng, có lợi cho hệ tiêu hóa như rau lang, khoai lang, vừng đen, diếp cá… Đồng thời, cần hạn chế các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các loại thức ăn nhanh.

4.6. Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn

Vệ sinh sạch sẽ giúp cho hậu môn luôn khô thoáng và ngăn ngừa nguy cơ lở loét hoại tử hậu môn do nhiễm trùng. Sau khi đi cầu, người bệnh nên rửa bằng nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn mềm. Hạn chế sử dụng giấy để lau chùi hậu môn vì có thể gây tổn thương búi trĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên ngâm hậu môn bằng nước ấm mỗi ngày 15 phút để giúp xoa dịu cơn đau và giảm sưng tấy.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ giúp cải thiện bệnh trĩ cho chị em
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ giúp cải thiện bệnh trĩ cho chị em

4.7. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Bạn nên chọn các bài tập vừa sức, tránh gây áp lực quá nhiều cho hậu môn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập một số động tác bổ trợ để cải thiện tình trạng bệnh như: động tác níu cơ hậu môn, bài tập kegel.

4.8. Sử dụng sản phẩm thảo dược

Cùng với việc áp dụng các biện pháp trên, bạn có thể tìm đến một số sản phẩm viên uống hỗ trợ điều trị trĩ được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như: cao diếp cá, cao đương quy, hoa hòe, nghệ… Các thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh cho tác dụng hiệu quả đối với trường hợp đau rát hậu môn, táo bón kéo dài, trĩ ra máu,… giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa trĩ tái phát. Không chỉ vậy, sản phẩm còn sử dụng được cho cả phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

Các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới thường dễ bị “giấu nhẹm” đi hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy nếu thấy dấu hiệu bất thường chị em hãy đi khám để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Nguồn tham khảo

  • [1] Hemorrhoids. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/hemorrhoids
  • [2] What to know about hemorrhoids. https://www.medicalnewstoday.com/articles/73938
  • [3] Hemorrhoids. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/symptoms-causes/syc-20360268

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA