Nhiều người thường lẫn lộn giữa bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) với chứng mất trí hay chứng tâm thần phân liệt (dementia). Vậy có gì khác nhau giữa hai căn bệnh này?
Theo các chuyên gia, mất trí nhớ là một căn bệnh, trong khi mất trí nhớ là hậu quả của sự mất phương hướng. Chứng mất trí không phải là nguyên nhân gây nên bệnh mất trí nhớ.
Mặt dù có vài thay đổi về trí nhớ được xem là bình thường ở những người già. Tuy nhiên, bạn cần lưu tâm đến những vấn đề về trí nhớ của người thân, nếu điều đó làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của họ. Theo các chuyên gia, những dấu hiệu cảnh báo sớm và phổ biến của bệnh mất trí nhớ hoặc các chứng mất trí khác bao gồm:
Mất trí nhớ trong thời gian ngắn: Thông thường, việc quên các ký ức cũ không là vấn đề. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể quên các chi tiết của một sự kiện hoặc cuộc đối thoại mới diễn ra, nhưng với người bị chứng mất trí nhớ, họ thường quên các sự việc quan trọng.
Lặp lai: Những người bị chứng mất trí nhớ có thể lặp đi lặp lại một câu chuyện, đôi khi tùng từ, từng chữ nhiều lần. Họ cũng có thể thường xuyên hỏi những câu hỏi tương tự, bất kể những câu hỏi đó đã được trả lời rồi.
Vấn đề về ngôn ngữ: Đôi khi chúng ta phải cố gắng rất nhiều để nhớ được một từ (như khi học ngoại ngữ chẳng hạn), nhưng riêng đối với người mất trí nhớ, họ có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhớ ngay cả với các từ ngữ căn bản. Cách nói chuyện của họ thường trở nên méo mó, đồng thời rất khó để bạn hiểu được họ muốn nói gì.
Thay đổi tính cách: Những người mất trí nhớ thường sống trong tâm trạng đầy cảm xúc – đau khổ, giận giữ – mà không rõ vì lý do cụ thể nào. Họ có thể trở nên lãnh đạm hoặc không tham gia những việc mà họ thường yêu thích trước đây. Họ có thể trở nên nghi ngờ mội cách bất thường về các thành viên trong gia đình, hoặc lại tin tưởng một cách thái quá với những người khác.
Mất phương hướng và nhầm lẫn: Những người bị chứng mất trí nhớ có thể đi lạc ngay ở những nơi mà họ biết rất rõ, như khu vực xung quanh nơi họ sống. Họ cũng có thể gặp một số vấn đề khó khăn khi làm các công việc quen thuộc và căn bản hàng ngày, như nấu ăn hoặc cạo râu…
Thiếu vệ sinh: Đôi khi điều này là dấu hiệu hiển nhiên nhất của bệnh mất trí nhớ. Bạn cần lưu tâm đối với những người trước đây thường ăn mặt rất lịch sự, sạch sẽ, nay bỗng dưng họ bắt đầu ăn mặc dơ dáy và không chịu tắm rửa.
Hành động kỳ quặc: Tất cả chúng ta đều có thể để chìa khoá không đúng nơi, đúng chỗ nhiều lần. Nhưng những người bị bệnh mất trí nhớ và những người bị chứng mất trí khác thường có khuynh hướng để đồ vật ở những nơi kỳ quặc và hoàn toàn không thích hợp. Ví dụ, họ có thể để bàn chải đánh răng trong tủ lạnh hoặc để sữa ở bồn rửa chén…
Trong trường hợp người thân của bạn có bất cứ những dấu hiệu cảnh báo về bệnh giảm và mất trí nhớ trên, đừng hốt hoảng. Việc một người có những biểu hiện trên không có nghĩa là đã bị bệnh mất trí nhớ. Bạn cần lên kế hoạch để đưa người thân đến bác sĩ để được chuẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Vì vậy hãy chăm sóc sức khoẻ cho bộ não của mình từ bây giờ.
Nguyễn Niệm (Web md – Sk&Đs)
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn