Đột quỵ được Tổ chức Y tế thế giới WHO nhận định là bệnh lý gây tử vong cao thứ 3 thế giới sau bệnh Ung thư và các bệnh liên quan đến tim mạch. Hơn thế nữa, thời gian gần đây căn bệnh này đang ngày càng có xu hướng tăng cao và xuất hiện cả ở những người trẻ tuổi. Đây thực sự là một vấn đề hết sức lo ngại. Vậy việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ là hết sức cần thiết để phòng tránh và xử lý kịp thời căn bệnh này. Dưới đây là các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần mà các bạn có thể tham khảo để nhận biết sớm.
1. 6 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần
Đột quỵ có thể được cảnh báo trước khi người bệnh gặp phải căn bệnh này. Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo của cơ thể trước 1 tuần khi xảy ra đột quỵ mà các bạn có thể lưu ý như sau:
1.1. Đau tức ngực
Đau tức ngực là dấu hiệu cảnh báo rõ nét bệnh đột quỵ có thể xảy ra sau đó 1 tuần mà mức độ chính xác lên đến 70%. Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau thắt tức ngực như có vật gì đè nặng, ngực nóng rát và có cảm giác như bị cấu xé. Các cơn đau tức ngực có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào ngay cả khi người bệnh đang ngủ. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các cơn đau tức ngực người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.
1.2. Khó thở
Ngoài tức ngực, người bệnh sẽ cảm thấy khả năng thở của mình trở nên khó khăn. Đặc biệt khi bạn đã ra ngoài trời để hít thở được tốt hơn nhưng vẫn thở không đều, đứt quãng. Lúc này có thể là tim của bạn đang gặp vấn đề khiến phổi không nhận được lượng oxy cần thiết cho việc thở. Vì vậy, nếu bất ngờ có những biểu hiện này cũng không nên chủ quan mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.
1.3. Cảm thấy mệt mỏi
Cơ thể mệt mỏi thường xuyên và không rõ nguyên nhân cũng chính là một trong những dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Lúc này, kể cả người bệnh nghỉ ngơi cũng thấy rất mệt mỏi, uể oải người mềm nhũn và thiếu sức sống. Cho nên, nếu nhận thấy cơ thể đang không được khỏe người bệnh hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế kiểm tra để phòng tránh nguy cơ đột quỵ.
1.4. Thèm ngủ
Thèm ngủ không dứt tưởng chừng như dấu hiệu bình thường nhưng thực chất đây có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể đang không được khỏe và có nguy cơ gặp phải bệnh đột quỵ. Việc này xảy ra khi tim gặp khó khăn trong quá trình bơm máu đi nuôi các bộ phận khác của cơ thể. Lúc này một số tĩnh mạch ở mắt cá chân hoặc bàn chân có thể sưng nên, dẫn đến phình tĩnh mạch gây phù nề ở người bệnh. Nếu nhận thấy dấu hiệu này, cần lập tức đến bệnh viện trước khi quá muộn.
1.5. Cảm lạnh không dứt
Nhiều người thường chủ quan khi mắc chứng cảm lạnh vì chỉ nghĩ rằng đây là chứng bệnh “xoàng”. Thực chất, bệnh cảm lạnh có thể do tim bị yếu đi dẫn đến rò rie máu vào phổi. Lúc này nếu người bệnh ho có đờm màu hồng nhạt thì chắc chắn rằng bệnh đang cực kỳ nguy hại cho sức khỏe. Nếu tình trạng cảm lạnh kéo dài mãi không dứt cần lập tức đến gặp các bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị.
1.6. Xây xẩm, chóng mặt
Những người sắp gặp phải một cơn đột quỵ sẽ thường có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, choáng váng có khi trước cả tuần. Bởi lúc này tim yếu đi khiến hệ thống tuần hoàn trong cơ thể gặp nhiều khó khăn khi phải lưu thông máu. Thay vì chủ quan, nếu xuất hiện tình trạng chóng mặt, xây xẩm nhiều lần trong ngày người bệnh nên theo dõi để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.
2. Cần làm gì khi có các dấu hiệu đột quỵ?
Khi nhận thấy bản thân hoặc người thân trong gia đình xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ trên, các bạn không nên quá lo lắng mà thay vào đó nên hành động như sau:
2.1. Cần phải bình tĩnh và đến cơ sở y tế gần nhất
Sau khi có một hoặc đồng thời cả 6 dấu hiệu của chứng đột quỵ người bệnh nên bình tĩnh lại và nhanh chóng báo với gia đình để đến cơ sở y tế gần nhất. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, theo dõi và chẩn đoán bệnh. Khi có kết quả chính xác người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ của các bác sĩ.
Tuy nhiên, cũng có thể cơ thể bạn chỉ đang gặp phải hội chứng thiếu máu, rối loạn tiền đình hoặc một bệnh lý về tim mạch nào đó. Cho nên, việc bình tĩnh để xử lý và giải quyết vấn đề vẫn là quan trọng nhất.
2.2. Sơ cứu và cấp cứu kịp thời
Theo thống kê , những ca đột quỵ do thiếu máu não cục bộ chiếm đến 85%. Các cơn thiếu máu thoáng quá có thể xảy ra trước khoảng 1 tuần trước ngày đột quỵ. 15% còn lại là đột quỵ do xuất huyết não gây nên. Thông thường các dấu hiệu đột quỵ thường diễn ra ngắn và nhanh chóng khiến người bệnh khó lòng nhận ra sắp gặp phải căn bệnh này. Chỉ đến khi người bệnh bị vỡ mạch máu não mới có thể nhận thấy rõ nét. Vì vậy, việc nắm rõ cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ là vô cùng cần thiết.
Cách sơ cứu khi gặp bệnh nhân đột quỵ trước khi các nhân viên y tế đến kịp thời như:
- Với những bệnh nhân còn tỉnh táo: Nên đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất dưới sự hỗ trợ của người dân.
- Với những bệnh nhân lơ mơ nhưng vẫn thở đều: Cần sơ cứu bằng cách đặt người bệnh nằm ở tư thế nghiêng an toàn để tránh việc ho hoặc nôn trớ gây cản trở sự hô hấp của người bệnh.
- Với những bệnh nhân đã hôn mê: Lập tức chuyển người bệnh sang nằm nghiêng một bên ở chế độ an toàn sau đó kịp thời gọi cấp cứu để được tư vấn hỗ trợ và đưa người bệnh đến bệnh viện nhanh nhất có thể.
2.3. Sử dụng thuốc chống đột quỵ
Ngoài hai hành động trên, nếu người bệnh nhân biết được các dấu hiệu của đột quỵ trước 1 tuần có thể sử dụng thuốc chống đột quỵ để giảm nguy cơ xuống mức thấp nhất. Nhất là ở những trường hợp mắc bệnh nền như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch,…
Các bạn có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ và sử dụng một số loại thuốc chống đột quỵ hiệu quả như:
- Nhóm thuốc chống đông máu Aspirin, Heparin, Warfarin,… có tác dụng ngăn ngừa và loại bỏ các cục máu đông,… chống đột quỵ hiệu quả.
- Thuốc hạ huyết áp Lisinopril, Irbesartan … có chức năng điều hoà và ổn định huyết áp ngăn ngừa huyết áp tăng cao chống đột quỵ hiệu quả.
- Nhóm thuốc hạ cholesterol như: Atorvastatin, Statin,… có tác dụng cân bằng cholesterol, ngăn ngừa hình thành các mảng bám gây hại chống đột quỵ.
- Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin cũng nằm trong nhóm thuốc có tác dụng chống đột quỵ hiệu quả.
Tuy nhiên, các loại thuốc này đều phải được sự chỉ định từ các y bác sĩ để tránh tình trạng khiến bệnh trầm trọng thêm.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên biết cách tự phòng bệnh để tránh được tình trạng đột quỵ gây nên những tác hại nặng nề cho sức khỏe. Để phòng tránh chứng đột quỵ não bất ngờ người bệnh có thể sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần từ tự nhiên giúp lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tê bì chân tay, hoa mắt chóng mặt, thiếu máu nên não và phòng ngừa đột quỵ cũng như đột quỵ nhồi máu não hiệu quả.
Trên thị trường đã có sản phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu não hiệu quả giúp giảm thiểu sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, stress, mất ngủ do căng thẳng thần kinh. Trong sản phẩm này có chứa các thành phần tiêu biểu như Cao Blueberry 25% OPC, Ginkgo biloba, Chondroitin, Fursultiamine (tiền vitamin B1) cùng với các vitamin nhóm B. Sản phẩm này đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành và sử dụng. Sản phẩm hiện được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng và hiệu quả mang lại.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị đột quỵ. hãy lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 tư vấn TẠI ĐÂY.
Trên đây là toàn bộ những dấu hiệu xuất hiện đột quỵ trước 1 tuần mà các bạn dễ nhận biết. Hãy chú ý đến cơ thể và sức khỏe của bản thân bằng cách theo dõi nếu có những biểu hiện bất thường. Bệnh đột quỵ sẽ được phòng tránh tốt nếu bạn quan tâm đến sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.
>>Xem thêm: Phục hồi chức năng sau đột quỵ – phòng ngừa tái phát
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn