Mẹ có thể nhận biết táo bón ở con em mình nhờ các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh được chia sẻ dưới đây để nhanh chóng cải thiện tình trạng này ở trẻ.
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
Táo bón ở trẻ sơ sinh tuy không phải là trường hợp hiếm gặp, nhưng không phải cha mẹ nào cũng dễ dàng nhận biết sớm tình trạng này ở trẻ. Sau đây là 7 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết.
1.1. Phân cứng, vón cục
Mẹ có thể nhận biết triệu chứng trẻ sơ sinh bị táo bón khi kiểm tra phân khi trẻ đại tiện. Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón thì phân thường cứng, khô, vón cục giống như phân dê. Có trường hợp, phân của trẻ sơ sinh bị táo bón ở dạng sệt quánh, keo dính.
1.2. Tần suất đi tiêu giảm
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tần suất đi tiêu khoảng 3-4 lần/ngày, trẻ 6 -12 tháng tuổi thì là 1-2 lần/ngày. Nếu mẹ thấy tần suất đi tiêu của trẻ giảm, khoảng 2-3 lần/tuần hoặc lâu hơn và có kèm theo biểu hiện rặn đỏ mặt thì khả năng trẻ bị táo bón rất cao. Tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu trẻ trong giai đoạn giãn ruột sinh lý thì cũng khiến tần suất đi tiêu giảm. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở lên và kéo dài khoảng 2-3 tháng kể từ khi bé bắt đầu gặp phải.
1.3. Căng thẳng khi mỗi lần đi tiêu
Trẻ bị táo bón thì phân thường khô, vón cục mà cơ bụng của trẻ còn yếu nên khi cố gắng đẩy phân ra ngoài sẽ phải dùng sức rặn nhiều khiến mặt đỏ ửng, thậm chí còn phải gồng mình và siết chặt mông. Hậu môn rất dễ bị tổn thương và khiến trẻ cảm thấy căng thẳng khi mỗi lần đi tiêu. Nếu không phát hiện và cải thiện kịp thời thì có thể làm tăng nguy cơ bị trĩ, táo bón mãn tính, sa trực tràng, rò hậu môn…
1.4. Chướng bụng, đầy hơi
Nếu trẻ không thể hấp thu, tiêu hóa hết dinh dưỡng từ bữa ăn hàng ngày thì có thể trẻ dễ bị đầy hơi, trướng bụng. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách đặt tay lên bụng sẽ thấy bụng hơi căng và kèm theo xì hơi nặng mùi. Mẹ cần theo dõi để biết tính chất phân, tần suất đi tiêu… để biết chính xác tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh.
1.5. Quấy khóc, biếng ăn
Dấu hiệu bé sinh bị táo bón thường gặp do lượng thức ăn, lượng nạp vào cơ thể không được đào thải khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, mệt khỏi, ngủ không sâu giấc, biếng ăn, quấy khóc vô cớ. Nếu tình trạng này diễn ra dài và không có cách xử lý kịp thời sẽ khiến trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm lớn…
1.6. Táo bón ra máu ở trẻ
Khi táo bón ra máu thì có nghĩa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh đã rất nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra khi cục phân to cọ xát vào niêm mạc hậu môn khi trẻ gắng sức rặn nên gây trầy xước, nứt kẽ hậu môn và trong phân trẻ có lẫn máu.
1.7. Phân có mùi khó chịu
Phân có mùi khó chịu vì phân bị ứ lại lâu trong trực tràng, không được đẩy ra ngoài sẽ lên men và sinh khí gây mùi khó chịu.
2. Mách mẹ cách xử lý tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
Mẹ nên có thói quen quan sát và để ý những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ để có thể kịp thời xử lý nếu không may trẻ bị táo bón. Mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh như sau:
- Nếu trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp như ăn nhiều chất xơ, ăn thực phẩm có tính mát, uống nhiều nước và hạn chế ăn các đồ cay nóng,…
- Cho trẻ sơ sinh bú thành nhiều cữ để trẻ không bị thiếu nước.
- Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón do uống sữa công thức thì mẹ nên đổi sữa khác phù hợp hơn với trẻ, nên chọn sữa có thành phần giống sữa mẹ, có nhiều chất xơ.
- Khi thấy các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh mẹ có thể massage bụng trẻ để giúp làm mềm thức ăn không được hấp thu, tích tụ lâu ngày trong bụng bé và chuyển xuống hậu môn để thải ra ngoài dễ dàng hơn. Mẹ nên massage trong thời gian 3 phút và bằng cách dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, sau đó đặt lên vùng bụng gần rốn rồi xoa nhẹ kết hợp với lực ấn vừa phải.
- Để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và giảm bớt cảm giác khó chịu do táo bón gây ra, mẹ có thể cho trẻ ngâm mình trong nước ấm. Nước ấm có tác dụng làm giãn cơ vòng hậu môn, đồng thời kích thích nhu động ruột giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho trẻ ngâm từ 1 – 2 lần/ngày và mỗi lần khoảng 5 phút.
- Nếu thấy tình trạng táo bón kéo dài hơn 2 tuần mà không cải thiện và có kèm theo các biểu hiện như nôn, sốt, đi phân ra máu, bụng to lên,…thì mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay các sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
- Để hỗ trợ trẻ hấp thu dinh dưỡng, tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng mẹ có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh có chứa lợi khuẩn Probiotics và Prebiotics. Đây là các lợi khuẩn rất tốt cho tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Men vi sinh này được sản xuất bằng công nghệ lab2pro, giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Men vi sinh giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt nhất, ăn ngon miệng, tiêu hóa dễ dàng tránh gặp phải các bệnh đường tiêu hóa như táo bón…Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.
Nếu táo bón kéo dài lâu ngày, trẻ có thể bị bệnh trĩ hoặc nguy hiểm hơn là nứt trực tràng. Mẹ nên chú ý các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh để nhận biết sớm tình trạng này và có biện pháp xử lý kịp thời tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn