Đau họng khạc ra máu là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hô hấp, Nếu không được chữa trị kịp thời, từ triệu chứng đau họng khạc ra máu, cơ thể có thể xuất hiện các biến chứng vô cùng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
1. Phân biệt viêm họng, ho khạc ra máu với những biểu hiện tương đồng
Để phân biệt viêm họng, ho khạc ra máu với những biểu hiện khác, bạn có thể để ý một số biểu hiện dưới đây:
- Khạc ra máu từ mũi, họng: Khi bạn không cần gắng sức ho nhưng vẫn bị khạc ra máu và có kèm theo các triệu chứng như chảy máu cam, bệnh răng miệng, ung thư vòm,… Đây chính là những biểu hiện cơ bản cho thấy bạn đang bị mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng, phế quản – phổi,…
- Nôn ra máu: Máu được thoát ra từ đường thực quản. Lượng máu đi ra ngoài có lẫn với thức ăn và không có nước bọt. Biểu hiện này có thể kèm theo các hiện tượng đau bụng và liên quan đến một số bệnh lý như: xơ gan, loét dạ dày tá tràng,…
2. Đau họng khạc ra máu có nguy hiểm không?
Như đã khẳng định ở bên trên, đau họng khạc ra máu là biểu hiện nguy hiểm của rất nhiều bệnh lý như: viêm phế quản, giãn phế quản, lao phổi, ung thư phổi, ung thư vòm họng,… Do vậy, tình trạng đau họng khạc ra máu là biểu hiện vô cùng nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và thậm chí là tử vong.
3. Nguyên nhân gây đau họng khạc ra máu
Những nguyên nhân chính gây đau họng khạc ra máu:
Tổn thương đường hô hấp trên
Tổn thương các khu vực răng, nướu hay bất cứ bộ phận nào thuộc hệ hô hấp đều có thể gây ra tình trạng viêm họng khạc ra máu. Nguyên nhân gây ra tổn thương này có thể là do người bệnh nghiến răng khi ngủ, ăn uống, đánh răng không đúng cách, hoặc do ăn uống nóng lạnh thất thường ảnh hưởng đến cổ họng.
Một số bệnh lý gặp phải do tổn thương đường hô hấp trên đó là: viêm Amidan, viêm mũi, ung thư vòm,… Các bệnh lý này có thể khiến cho lớp niêm mạc họng bị sưng ứ máu và mạch máu có thể vỡ ra gây hiện tượng đờm lẫn máu.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Các loại virus như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, hoặc nhiễm nấm Aspergillus có thể là nguyên nhân gây viêm họng ho ra máu.
Những bệnh lý ở phổi và phế quản
Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau họng khạc có máu như: tắc mạch phổi, viêm phế quản, viêm phổi.
Bệnh lý khác
Các bệnh lý khác có thể kể đến như: tắc tĩnh mạch phổi, phù phổi, lupus ban đỏ.
4. Đau họng khạc ra máu là triệu chứng của bệnh gì?
Một số bệnh lý mà bạn có thể gặp phải khi xuất hiện triệu chứng đau họng khạc ra máu mà bạn cần lưu ý:
Bệnh lao phổi: Bệnh lý đầu tiên được nhắc đến khi xuất hiện tình trạng đau họng khạc ra máu đó chính là lao phổi. Bệnh lao phổi là một trong những căn bệnh xuất hiện tại Việt Nam với tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Triệu chứng phổ thông của bệnh lao phổi bao gồm: sốt nhẹ về chiều, đau tức ngực, ra mồ hôi đêm, khó thở, ăn kém hơn, mệt mỏi, sút cân,…
Giãn phế quản: Đau họng khạc ra máu còn có thể là triệu chứng của bệnh lý giãn phế quản. Nguyên nhân gây ra bệnh giãn phế quản đó chính là do nhiễm trùng mãn tính ở phổi như áp xe, hoặc viêm phổi do hít phải dị vật,… Ho khạc ra máu trong khoảng 3 -5 ngày là triệu chứng chính của bệnh lý giãn phế quản. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý có thể diễn biến nặng hơn và dẫn đến tử vong.
Bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng hô hấp cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn xuất hiện triệu chứng ho khạc ra máu vào buổi sáng và đau ngực kiểu màng phổi. Một số bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp mà bạn có thể gặp phải khi xuất hiện hiện tượng ho khạc ra máu đó là: viêm phổi cấp, viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, nấm phổi, u nấm phổi,…
Ung thư tai mũi họng:
- Ung thư vòm: Bệnh lý tiếp theo có thể mắc khi có triệu chứng đau họng khạc ra máu đó chính là: ung thư vòm, ung thư thanh quản, ung thư miệng,… Những bệnh ung thư này sẽ có một số triệu chứng như sau: cổ họng hôi, răng lung lau, lưỡi nhạt màu, khó nuốt,… Khi bệnh diễn biến nặng hơn, các khối u ở sẽ có dấu hiệu lở loét, bốc mùi hôi, ho khạc ra máu, khó nuốt,…
- Ung thư thanh quản: Đây là bệnh lý xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và là bệnh nguy hiểm thứ hai sau ung thư vòm. Biểu hiện của bệnh lý này đó là: khàn tiếng, nuốt vướng, nổi hạch ở góc hàm,hôi miệng, đau lan ra tai,….
- Ung thư phế quản: Đây cũng là một trong những bệnh lý bạn có thể mắc phải khi cơ thể xuất hiện biểu hiện đau họng khạc ra máu. Bên cạnh đó, ung thư phế quản còn thế xuất hiện các biểu hiện như: thở nặng nhọc, khò khè, ăn không ngon, khó nuốt, giảm cân không rõ nguyên nhân,….
5. Nên làm gì khi bị đau họng khạc ra máu?
Để xử lý các trường hợp bị đau họng khạc ra máu, bạn cần:
5.1. Xử lý bệnh liên quan
Ho, khạc ra máu được chia thành 3 mức độ nặng nhẹ khác nhau. Khi triệu chứng xuất hiện ở những ngày đầu, thì người bệnh cần theo dõi sức khỏe của bản thân để phát hiện ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số điều sau đây:
- Nếu người bệnh có khối máu đông thể nhẹ có khả năng tiêu diệt bằng giải pháp nội soi phế quản.
- Các trường hợp máu tiết ở thành mạch quá lớn, các bác sĩ có thể cần can thiệp tiểu phẫu.
- Nếu người bệnh có mắc bệnh có biểu hiện chảy máu cam thì sẽ cần áp dụng truyền máu để đảm bảo lượng máu trong cơ thể.
- Có thể áp dụng các biện pháp dân gian cùng với bồi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên phương pháp này thường sẽ chỉ áp dụng được với các đối tượng cụ thể và biết rõ nguyên nhân xuất hiện hiện tượng khạc đờm ra máu tươi là do đâu.
5.2. Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Thêm vào đó, người bị đau họng khạc ra máu cũng cần có xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giữ sức khỏe tốt:
- Sử dụng các thực phẩm tốt cho người bệnh như: mật ong, mã thầy, cháo huyết mạch, cháo ngó sen, thịt lợn, hoa quả tươi,… Đây là các loại thực phẩm lành tính, giúp tăng cường sức khỏe và giảm ho đáng kể.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng như: hải sản, rượu, bia, thịt gà, lạc rang,.. Và các loại thực phẩm có thể gây dị ứng.
Trong vòng 2 -3 ngày nếu tình trạng ho, khạc ra máu không thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
5.3. Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học
Bên cạnh việc điều trị triệu chứng ho ra máu, người bệnh cũng cần tạo cho mình thói quen sinh hoạt khoa học hơn như:
- Uống nhiều nước trong ngày: Ít nhất là 8 lít nước để làm loãng đờm cũng như các chất nhầy bên trong cổ họng.
- Súc miệng bằng nước muỗi mỗi ngày để làm dịu cổ họng, giảm viêm và làm nóng cổ họng hơn.
- Định kỳ thông mũi để không để đờm chảy vào trong.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể kích thích cơ quan hô hấp: sơn, chất tẩy rửa, hóa chất, khói thuốc lá,…
- Xông hơi hoặc phòng bằng các loại tinh dầu để dễ dàng hít thở hơn: tinh dầu bạc hà, bạch đàn,…
Thêm vào đó, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm xịt họng để phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn. Bên cạnh đó, các sản phẩm xịt họng có nguồn gốc từ thảo dược có công dụng rất tốt cho việc cải thiện các triệu chứng ho gió, ho có đờm, ho lâu ngày không khói,…
Trên đây là các thông tin về triệu chứng đau họng khạc ra máu mà bạn cần biết. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện triệu chứng, bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng hơn gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Bài viết liên quan: Đau rát vòm họng trên là dấu hiệu của bệnh gì?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn