Đau họng không ho là hiện tượng khá thông thường. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường hô hấp. Song nhiều người do không có đủ kiến thức, chủ quan mà không điều trị kịp thời, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tất tần tật thông tin về hiện tượng này trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân lý giải hiện tượng đau họng không ho
Đau họng hay viêm họng nhưng không ho là hiện tượng không hề hiếm gặp. Thông thường, tình trạng này có thể tự thuyên giảm và khỏi chỉ sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm họng nhưng không ho phổ biến nhất:
1.1. Bệnh cảm lạnh
Đây là một bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường xảy ra vào giai đoạn giao mùa, khiến người bệnh có các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, ớn lạnh, viêm họng kèm ho khan.
1.2. Do môi trường sống
Hiện nay, môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn do khí thải từ xe cộ, các nhà máy sản xuất, chất đốt,… Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chất lượng không khí bị giảm sút. Nếu phải thường xuyên hít thở trong một bầu không khí ô nhiễm, bạn sẽ dễ bị mắc các bệnh về hô hấp, xuất hiện triệu chứng viêm họng nhưng không ho hoặc ho nhẹ.
1.3. Do đặc thù công việc
Một số công việc có tính chất khá đặc thù như giáo viên, MC, ca sĩ,… khiến bạn phải nói nhiều với mức độ âm lượng lớn. Tần suất sử dụng giọng nói lớn quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây đau họng.
1.4. Sử dụng nhiều thức uống lạnh
Thói quen uống nước lạnh, nước đá hoặc ăn đồ ăn lạnh thường xuyên sẽ làm niêm mạc họng bị kích thích. Từ đó, dễ gây tình trạng đau họng không ho, nếu nặng có thể dẫn đến viêm amidan, viêm họng cấp tính,…
1.5. Bệnh viêm họng hạt
Đây là một dạng viêm họng mãn tính. Thông thường người bị viêm họng hạt sẽ có các triệu chứng như đau rát, ngứa cổ họng, khó nuốt, cơ thể mệt mỏi,… ít có hiện tượng ho. Lưu ý, viêm họng hạt nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ung thư vòm họng, viêm phế quản mãn tính,…
1.6. Do bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, thực quản
Khi bị trào ngược dạ dày, thực quản, thức ăn và các acid dạ dày sẽ bị đọng lại ở cổ họng. Lâu ngày, chúng làm tổn thương tới niêm mạc tạo cảm giác đau rát họng nhưng không ho. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng như đau khi nuốt, ợ chua, ợ nóng,…
1.7. Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Những người ăn uống không khoa học, thường xuyên sử dụng thuốc lá, bia rượu, đồ có cồn, hay ăn thức ăn cay nóng, dầu mỡ,… cũng dễ bị viêm họng mà không ho.
1.8. Có khối u thực quản
Một số nguyên nhân gây ra u ở thực quản đó là do rối loạn tế bào hay hoạt động tăng sinh bất thường. Do đó, người mắc bệnh lý này thường có các triệu chứng khàn giọng, khó nuốt, viêm họng không ho,…
1.9. Mắc bệnh sỏi amidan
Sỏi amidan là tình trạng thừa canxi ở phần nếp gấp của amidan. Chính những hạt sỏi này sẽ là môi trường cho các vi khuẩn phát triển, gây hôi miệng, viêm họng. Nếu nặng hơn người bệnh có thể bị sốt, nghẹn khi nuốt,…
1.10. Bị ung thư vòm họng, ung thư thanh quản
Nếu gặp tình trạng viêm họng nhưng không ho kéo dài kèm theo một số triệu chứng khác như: khàn giọng lâu ngày, khạc đờm có xuất hiện máu, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân,… thì có thể bạn bị ung thư vòm họng, ung thư thanh quản. Đây có thể là những biểu hiện ở thời kỳ đầu của bệnh.
2. Triệu chứng thông thường của đau họng không ho
Viêm họng nhưng không ho có thể là do cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp thông thường, lúc này người bệnh có thể gặp một số triệu chứng dưới đây:
- Đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
- Đau mỏi các cơ ở vùng cổ, vai, gáy
- Có thể sốt nhẹ, chảy nhiều nước mắt
- Đau họng, khó khăn khi nuốt, sưng hạch bạch huyết
- Xuất hiện áp lực ở vùng mặt và bên 2 tai.
3. Triệu chứng nguy hiểm tiềm ẩn của đau họng không ho
Khi thấy xuất hiện những triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Họng sưng, đau đớn, không nuốt được
- Bị chảy nước mũi liên tục
- Bị ù tai, khàn giọng, mất tiếng kéo dài
- Bị nghẹn ở vùng cổ họng
- Tức ngực, khó thở
- Khạc nhổ thấy ra máu tươi
- Chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh
4. Viêm họng không ho có gây nguy hiểm không?
Nhìn chung, hiện tượng viêm họng không ho khá nguy hiểm, nhất là khi tình trạng này kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí nặng hơn. Bởi đây có thể là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý về đường hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
5. Đau họng nhưng không ho, khi nào thì cần đi khám?
Nếu mới bị viêm họng nhưng không ho, bạn có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, sau 5-7 ngày nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, hay xuất hiện thêm những triệu chứng mới thì người bệnh cần đi khám để điều trị bệnh kịp thời, hạn chế gây ra biến chứng không đáng có. Một số triệu chứng bạn cần lưu ý đó là:
- Cảm giác đau rát họng, khó nuốt, nghẹn khi nuốt.
- Sốt trong thời gian dài.
- Khạc nhổ ra nhiều đờm có lẫn máu.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.
- Cảm thấy ngực bị đau tức, khó thở.
- Khàn giọng kéo dài.
Khi đến các cơ sở y tế, để có kết quả chính xác, người bệnh có thể sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, kiểm tra tiết dịch cổ họng.
6. Đau họng không ho được điều trị như thế nào?
Tùy theo mức độ bệnh tình mà sẽ có những phương pháp điều trị viêm họng nhưng không ho khác nhau. Hiện nay, có 2 phương pháp chủ yếu để điều trị bệnh này đó là sử dụng các loại thuốc Tây y hoặc chữa mẹo theo một số bài thuốc Đông y.
6.1. Chữa viêm họng không ho bằng thuốc Tây y
Đây là phương pháp được đa số người bệnh lựa chọn. Ưu điểm của các loại thuốc Tây y đó là đơn giản, hiệu quả nhanh chóng. Một số nhóm thuốc Tây để điều trị viêm họng nhưng không ho đó là:
- Nhóm thuốc giảm đau dạng viên ngậm, siro,… có tác dụng giảm đau rát họng.
- Nhóm thuốc kháng viêm, ví dụ như: Ibuprofen, Prednisolon,… giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng.
- Nhóm thuốc kháng sinh như: Amoxicillin, Cephalexin,… có công dụng ngăn chặn sự phát triển và xâm nhập của các loại virus gây bệnh.
Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp cho bạn. Cần lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc Tây chữa bệnh, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc tránh gây ra các tác dụng phụ.
6.2. Bài thuốc Đông y chữa viêm họng không ho
Người bệnh có thể chữa viêm họng không ho theo phương pháp Đông y tại nhà kết hợp với các loại thuốc Tây y, hoặc trong trường hợp bệnh nhẹ. Ưu điểm của các bài thuốc Đông y đó là an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ, thuốc thấm sâu vào cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài để có kết quả rõ ràng.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y giúp cải thiện tình trạng viêm họng nhưng không ho mà bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc 1: Sử dụng các thành phần sinh thạch cao (24gr), sinh địa (20gr), mạch môn đồng (16gr), ngưu tất, tri mẫu. Bạn sắc các nguyên liệu trên với 1,5 lít nước tới khi cạn còn khoảng 1 bát con, rồi chia ra uống 5 lần/ngày.
- Bài thuốc 2: Sử dụng các nguyên liệu kinh giới, phục linh, xuyên khung, độc hoạt, khương hoạt, tiền hồ, chỉ xác, cát cánh, phòng phong, sài hồ, cam thảo. Mỗi vị lấy 12gr, sau đó sắc với 1,2 lít nước tới khi cạn còn 1 bát con và cũng chia ra uống 5 lần/ngày.
6.3. Cải thiện bệnh tại nhà bằng mẹo dân gian
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp áp dụng một số mẹo dân gian để chữa bệnh, cụ thể:
- Súc miệng bằng nước muối
- Sử dụng mật ong pha với nước ấm, uống từ 1-2 ly/ngày giúp kháng khuẩn cho họng.
- Uống nhiều nước ấm giúp các dịch nhầy vùng họng loãng và được đào thải ra ngoài, đồng thời làm cân bằng độ ẩm ở niêm mạc hô hấp nhằm hạn chế sự kích ứng và viêm nhiễm ở vùng này.
- Uống trà xanh: Trà xanh có công dụng chống oxy hóa cao, diệt khuẩn hiệu quả. Bạn có thể đem lá trà xanh rửa sạch, đun sôi với nước dùng uống hàng ngày giúp chữa viêm họng nhanh hơn.
- Sử dụng chanh tươi: Mỗi ngày bạn có thể uống 1-2 ly nước chanh hòa thêm chút muối hoặc 1 vài lát gừng giúp giảm triệu chứng viêm họng.
- Ngậm gừng tươi giúp cải thiện đau rát cổ họng.
- Tăng cường bổ sung vitamin C, khoáng chất trong rau xanh và trái cây tươi.
- Súc miệng bằng giấm táo.
7. Một số lưu ý khi đang bị đau họng không ho
Khi bị đau họng, để nhanh chóng khỏi bệnh cũng như hạn chế không gây ra các triệu chứng khác nặng hơn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên uống nước ấm, không nên uống nước lạnh, nước đá.
- Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
- Tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ ăn dễ gây kích ứng cổ họng (lạc, tôm có vỏ, vừng,…)
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: thường xuyên rửa tay với xà phòng, giữ vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý,…
- Hạn chế ngồi thẳng quạt, điều hòa.
- Có lối sống khoa học, lành mạnh để cơ thể khỏe mạnh.
- Nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.
- Thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường.
Bên cạnh đó, để cải thiện cũng như phòng ngừa tình trạng viêm họng, bạn có thể kết hợp sử dụng các loại xịt họng thảo dược với những thành phần như: Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, cỏ ngọt, mật ong, bách bộ, xạ can, húng chanh, tinh dầu bạc hà. Ưu điểm của sản phẩm này đó là:
- An toàn, lành tính, phù hợp mọi lứa tuổi.
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau rát, ngứa họng, khô họng ngay tại chỗ.
- Giúp giảm viêm nhiễm vùng cổ họng hiệu quả.
- Giúp ngăn ngừa các vấn đề về hệ hô hấp như: đau họng, ho, viêm nướu,…
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm tăng sức đề kháng từ thảo dược như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ,… có tác dụng tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, ức chế sự phát triển của virus. Từ đó, hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh do virus, trong đó có viêm họng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, cách điều trị tình trạng viêm họng nhưng không ho. Từ đó, mỗi cá nhân cũng nên có những phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả để luôn có một sức khỏe thật tốt!
Bài viết liên quan: Đau họng đau tai là do đâu? Điều trị như thế nào hiệu quả?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn