Đau họng vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
22 Tháng mười một 2022

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng tư 2024

Số lần xem:
2512

Đau họng vào ban đêm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mắc bệnh do giấc ngủ không được đảm bảo. Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều người và khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy khắc phục đau họng vào ban đêm như thế nào sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây?

1. Nguyên nhân gây đau họng vào ban đêm

Đau họng gây nên những cảm giác vô cùng khó chịu như ho dai dẳng, khó nuốt và đau vùng cổ. Trong đó đau họng vào ban đêm thường gây ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe người mắc. Vậy chứng đau họng ban đêm xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Thực chất đau họng vào ban đêm thường do:

1.1. Dị ứng

Bị đau họng về đêm do dị ứng
Bị đau họng về đêm do dị ứng

Đây là một trong những hiện tượng hệ miễn dịch của cơ mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài như: Khói thuốc, bụi bặm, nước hoa, nấm mốc, lông thú nuôi hoặc một vài loại thực phẩm. Triệu chứng dị ứng có thể khiến người bệnh bị đau rát cổ họng vào ban đêm, gây nên một số tình trạng như sổ mũi. hắt xì, ho, chảy nước mắt… ảnh hưởng đến giấc ngủ của người mắc

1.2. Không khí trong nhà khô

Không khí trong nhà thiếu độ ẩm sẽ khiến niêm mạc mũi và họng bị kích ứng gây nên tình trạng viêm họng. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng kèm theo những cơn ho kéo dài mỗi khi đêm xuống, nhất là trong thời điểm mùa đông lạnh giá.

1.3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Đây là tình trạng acid điều tiết quá nhiều trong dạ dày và gây hiện tượng trào ngược. Lúc này các cơ thắt ở đáy thực quản quá yếu để có thể đóng chặt lại như bình thường khiến acid bị đẩy khỏi dạ dày lên vùng thực quản gây nóng rát cổ họng. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây tổn thương niêm mạc họng.

1.4. Bị căng cơ

Đau họng vào ban đêm do bị căng cơ
Đau họng vào ban đêm do bị căng cơ

Căng cơ ở cổ họng không phải là tình trạng hiếm khi nó có thể xảy ra khi các bạn nói quá to, nói nhiều hoặc la hét với cường độ lớn trong ngày. Lúc này các bạn sẽ có thể bị đau họng về đêm khi ban ngày đã khiến họng đau rát.

1.5. Viêm nắp thanh quản

Đây là hiện tượng sụn nhỏ của nắp khí quản chặn dòng chảy không khí vào phổi gây tình trạng viêm sưng vòm họng. Viêm nắp thanh quản thường gây những cơn đau họng vào ban đêm. Vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý để điều trị kịp thời bởi căn bệnh này thường gây tắc nghẽn đường hô hấp, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

1.6. Viêm xoang

Viêm xoang tiết ra rất nhiều dịch nhầy. Tuy nhiên thay vì chảy ra bằng đường mũi những dịch tiết này sẽ chảy vào các hốc xoang về phía sau cổ họng. Lúc này các vi khuẩn nhiễm trùng trong dịch nhầy sẽ gây tổn thương niêm mạc họng gây viêm. Viêm xoang có rất nhiều triệu chứng trong đó ho và đau họng vào ban đêm.

1.7. Bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn cũng có thể là tác nhân gây ra chứng đau họng về đêm
Bệnh hen suyễn cũng có thể là tác nhân gây ra chứng đau họng về đêm

Dấu hiệu đau họng về đêm có là cảnh báo về bệnh hen suyễn. Những người mắc căn bệnh này thường ho khan liên tục gây đau rát cổ họng. Ngoài ra, bệnh hen suyễn còn gây khó thở và xuất hiện tiếng rít khọt khẹt. Căn bệnh này thường có yếu tố di truyền hoặc những người bị viêm mũi dị ứng lâu ngày có thể gặp phải.

1.8. Thiếu sắt

Thiếu sắt tưởng chừng không liên quan nhưng thực chất sẽ gây đau rát và ho nhiều về đêm. Bởi thiếu sắt sẽ khiến cổ họng bị sưng tấy.

1.9. Viêm họng do virus hoặc vi khuẩn

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khi bị đau họng về đêm. Trường hợp này thông thường là do các virus liên cầu khuẩn, cảm cúm hoặc viêm amidan. Khi bị viêm họng do virus, vi khuẩn thường xuất hiện dấu hiệu là viêm và sưng amidan, sốt, ớn lạnh, đau đầu, nuốt khó khăn, cơ thể mệt mỏi.

2. Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Bị đau họng vào ban đêm khi nào nên gặp bác sĩ?
Bị đau họng vào ban đêm khi nào nên gặp bác sĩ?

Đau họng về đêm nếu kéo dài trong khoảng 3-4 ngày thì các bạn nên đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Đặc biệt là khi các bạn nhận thấy tình trạng đau họng về đêm kèm theo các dấu hiệu như sau:

  • Khó nuốt, cổ họng sưng tấy khiến việc ăn uống hoặc nói cũng trở nên khó khăn.
  • Bị sốt cao, đặc biệt là sốt trên 48 độ.
  • Da phát ban, mẩn đỏ.
  • Nước bọt và đờm có lẫn máu.
  • Thở khó, nhất là trong khi ngủ.
  • Bị chóng mặt, buồn nôn ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Các hạch ở cổ xuất hiện.

Các triệu chứng này rất dễ nhận biết chính vì vậy người bệnh nên theo dõi để kịp thời đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

3. Điều trị đau họng vào ban đêm bằng cách nào?

Các biện pháp điều trị chứng đau họng về đêm được nhiều người áp dụng
Các biện pháp điều trị chứng đau họng về đêm được nhiều người áp dụng

Để điều trị chứng đau họng vào ban đêm người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hữu ích sau đây:

  • Đầu tiên, các bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng. Nước muối sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, việc súc miệng nước muối có thể giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Lúc này các bạn chỉ cần thường xuyên súc miệng nước muối hàng ngày sẽ cải thiện được tình trạng đau họng về đêm.
  • Trong trường hợp bạn quá đau họng về đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ các bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Acetaminophen và naproxen để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Bên cạnh đó, các bạn cần xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng tốt để giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, tái tạo năng lượng giúp bệnh nhanh chóng phục hồi. Nhất là cần bổ sung các dưỡng chất giàu vitamin như A, C, E để làm giảm cơn đau rát vòm họng về đêm.
  • Tiếp theo, nên hạn chế sử dụng rượu, bia hoặc thuốc lá. Vì đây là những tác nhân ảnh hưởng đến vòm họng nhiều.
  • Các bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm trà thảo dược làm ấm họng như trà gừng, trà hoa cúc, trà mật ong. 
  • Nên sử dụng máy lọc và làm ẩm không khí để giúp tránh khô mũi, khô vòm họng khi ngủ.
  • Còn nếu các bạn nhận thấy viêm họng ban đêm là do các bệnh lý gây nên hãy kịp thời thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh đúng loại. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, các y bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị đúng đắn nhất để giúp đẩy lùi căn bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tìm hiểu và sử dụng các loại xịt họng giúp cải thiện tình trạng viêm họng về đêm của mình. Nên chú ý đến các sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược sẽ mang lại hiệu quả tốt, lại an toàn trong việc hỗ trợ điều trị các cơn đau vòm họng về đêm. Các bạn có thể tham khảo sản phẩm có chứa Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà,… Sản phẩm này đã được các chuyên gia y tế chứng minh độ an toàn cao, lành tính mang tác dụng tốt để giảm đau, ngứa rát họng, giảm sưng viêm vòm họng. Vì vậy, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn sử dụng sản phẩm.

Đau họng vào ban đêm khi nào cần gặp bác sĩ chắc hẳn các bạn đã nắm rõ thông qua bài viết trên đây. Ngoài việc điều trị, các bạn cũng nên biết cách phòng tránh để giúp bệnh không bị tái phát nhiều lần gây nên những biến chứng nặng nề hơn.

Bài viết liên quan: Nhức mỏi toàn thân kèm đau họng là do đâu?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.