Tình trạng đau lưng bả vai dưới khiến nhiều người cảm thấy rất khó chịu. Những cơn đau có thể xảy ra đột ngột, gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến chất lượng của cuộc sống của người bệnh. Đây có phải là cảnh báo cho những bệnh nguy hiểm? Cùng tìm hiểu về tình trạng đau bả vai sau lưng để hiểu kỹ hơn vấn đề này nhé!
1. Đau bả vai sau lưng là bệnh gì?
Khi những cơn đau kéo dài âm ỉ, đôi khi là đau nhói tại vùng lưng bả vai xuất hiện thì người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu tình trạng đau này kéo dài thì bạn cần thận trọng. Bởi lẽ đây có thể là cảnh báo về sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Đau sau lưng bên dưới vùng bả vai thường rất khó chẩn đoán. Cụ thể, tình trạng đau này có thể do những nguyên nhân như sau gây ra:
1.1. Nguyên nhân không do bệnh lý
Đau lưng dưới phần bả vai có thể do nguyên nhân không do bệnh lý gây ra. Đây có thể là do các tác động bên ngoài khiến cơ thể bị tổn thương và gây ra đau đớn, ví dụ như:
- Do chấn thương gây ra: Các chấn thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao, vận động, làm việc quá sức…đều có thể gây ra vấn đề đau, nhức mỏi xương khớp ở phần bả vai dưới sau lưng.
- Do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Nhất là tình trạng ngồi một tư thế trong nhiều giờ mà không di chuyển. Người lười biếng vận động cũng dễ gây ra tình trạng đau lưng dưới phần bả vai. Đi ngủ kê gối quá cao, nằm đệm quá cứng hoặc quá mềm… đều có thể dẫn đến tình trạng khó chịu, đau đớn do đau lưng dưới bả vai gây ra.
1.2. Nguyên nhân do bệnh lý
Nếu bạn nhận thấy tình trạng đau lưng dưới bả vai xuất hiện với tần suất liên tục hơn thì hãy cẩn trọng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể rằng bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh về xương khớp. Đó có thể là:
Loãng xương
Đây là tình trạng bệnh do sự sụt giảm của mật độ canxi trong xương gây ra. Khi thiếu canxi, xương có thể bị xốp, giòn hơn bình thường. Bệnh loãng xương thường khiến cho người bệnh chịu những cơn đau âm ỉ, kéo dài. Các cơn đau giống như kim châm hoặc đôi khi là đau chớp nhoáng vùng sống lưng, bả vai. Ngoài ra, cũng có thể ở một số bệnh nhân bị đau ở thắt lưng cột sống sau đó lan sang cả phần mạn sườn.
Đau sau lưng dưới bả vai trái do đau dây thần kinh liên sườn
Bệnh đau thần kinh liên sườn là bệnh do các rễ thần kinh liên sườn chịu tổn thương do hoạt động sai tư thế, bị chấn thương hoặc tổn thương. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thoái hóa cột sống hoặc các bệnh lý khác… . Bệnh có dấu hiệu trở nên đau đớn hơn khi đột ngột thay đổi tư thế, vận động mạnh.
Đây là tình trạng bệnh nhân bị đau tức ngực hoặc, đau ở phần xương sườn lâu ngày. Đôi khi người bệnh cũng chỉ bị đau thoáng qua theo các dây thần kinh liên sườn. Bệnh kéo dài khiến người bệnh có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, thậm chí có thể khiến cơ thể suy nhược trầm trọng. Bệnh nhân cần được chẩn đoán, xét nghiệm để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Vẹo cột sống
Đây là tình trạng cột sống bị vẹo quá nhiều dẫn đến xương sườn và lồng ngực nhô về phía trước. Điều này gây khó khăn cho quá trình hô hấp của người bệnh. Nhất là vấn đề đau lưng phía bên trái hoặc bên phải trong nhiều ngày liên tiếp.
Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh vẹo cột sống khá đơn giản như: Hai vai không tương xứng, 1 xương bả vai nhô cao hẳn lên so với bên còn lại, nếu ở tư thế đứng hoặc đi lại thì người đó thường nghiêng hẳn về một phía thay vì là cân bằng. Vẹo cột sống nếu để quá lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như sự bất tiện, thiếu tự tin nhất định cho người bệnh.
Đau sau lưng dưới bả vai trái do viêm khớp
Viêm khớp bả vai cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau lưng dưới của bả vai bên phải. Bệnh có thể trở nên nặng nề hơn khi người bệnh cử động cánh tay đột ngột. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bệnh chuyển biến sang những cơn đau mãn tính, hạn chế khả năng lao động cũng như gây bất lợi nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nhồi máu cơ tim
Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, nghiêm trọng có thể dẫn đến những cái chết không ngờ. Dấu hiệu nhận biết bệnh khá đơn giản như: Những cơn đau thắt ngực, nhói đau vùng xương bả vai và lan ra cả phần khung xương sườn sống ngực. Khi có những dấu hiệu đau như trên thì bạn cần phải cẩn trọng bởi đây là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về tim mạch của bạn đang ở mức “báo động”.
Những cơn đau do nhồi máu cơ tim gây ra thường xuất hiện chủ yếu vào buổi sáng. Đôi khi chúng cũng xuất hiện vào ban đêm. Các cơn đau có thể kéo dài đến nhiều giờ, cũng có lúc chỉ đau chớp nhoáng rồi biến mất.
Viêm loét dạ dày
Tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng cũng có thể khiến người bệnh bị đau sau lưng phía dưới bả vai trái. Ngoài những cơn đau này, bệnh nhân còn có các biểu hiện bệnh khác như: Sụt cân, chán ăn, cảm thấy buồn nôn, nôn… nhất là thời gian sau bữa ăn. Bệnh viêm loét chuyển biến nặng hơn cũng sẽ khiến các cơn đau sau lưng phía dưới bả vai trái ngày càng trầm trọng hơn.
Bệnh viêm phế quản phổi
Những người mắc bệnh viêm phế quản phổi cũng có thể phải chịu những cơn đau lưng bả vai sau lưng. Tình trạng đau có thể nặng nề hơn nếu bệnh nhân ho. Để giảm thiểu các cơn đau bệnh nhân cần nằm xoay cơ thể hoặc nằm ngang.
Không chỉ đau bả vai sau lưng, bệnh viêm phế quản phổi còn có thể khiến bệnh nhân ho có đờm, khó thở hoặc sốt. Đây là bệnh có diễn biến phức tạp và nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
2. Đau bả vai sau lưng có chữa khỏi được không?
Đau lưng có thể khiến người bệnh phải hứng chịu những cơn đau âm ỉ, đau thoáng qua… có thể dẫn đến sự mệt mỏi, chán nản. Tình trạng đau lưng kéo dài cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Thậm chí là những biến chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu không kịp thời điều trị.
Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể có những biện pháp điều trị hiệu quả nếu như bệnh nhân sớm nhận biết tình hình bệnh cụ thể của mình. Chủ động thăm khám, thư giãn, nghỉ ngơi và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Ngay khi có dấu hiệu bị đau lưng dưới bả vai, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị cụ thể.
3. Cách điều trị bệnh đau bả vai sau lưng
Tùy thuộc thể trạng bệnh nhân, tình trạng bệnh, có thể áp dụng những cách điều trị khác nhau sau cho phù hợp. Bạn có thể sử dụng cách chữa bệnh đau bả vai sau lưng bằng thuốc Tây hoặc thuốc Đông y. Đồng thời, sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập luyện thể thao. Cụ thể như sau:
3.1. Điều trị đau bả vai sau lưng bằng thuốc Tây y
Để điều trị bằng thuốc Tây y “đúng người, đúng bệnh”, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ nắm được tình hình cụ thể của bệnh nhân và có cơ sở để đưa ra phác đồ điều trị, cũng như kê đơn thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giảm đau, điều trị đau bả vai sau lưng như:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen
- Thuốc giãn cơ: Bao gồm thuốc chống co thắt (Tizanidine, Metaxalone, Orphenadrine…) và chống co cứng (Dantrolene, Diazepam, Baclofen…).
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Naproxen, Ibuprofen, Aspirin…
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị đau vùng lưng dưới bả vai các bạn có thể thực hiện một số mẹo giảm đau như chườm đá, dán cao hoặc xoa bóp bấm huyệt…để hỗ trợ giảm đau hiệu quả hơn.
3.2. Điều trị đau bả vai sau lưng bằng thuốc Đông y
Từ xa xưa các bài thuốc Đông y đã có về điều trị đau lưng dưới bả vai trái/ phải hiệu quả. Đồng thời hiện nay, các bài thuốc Đông y cũng phần nào hỗ trợ loại bỏ những cơn đau do tình trạng này gây ra. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, các bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ về các bài thuốc, cơ sở chữa bệnh uy tín, có chứng nhận của Bộ Y tế để đảm bảo độ tin cậy cũng như có hiệu quả tốt trong điều trị.
Mặc dù là thuốc Đông y, tuy nhiên bạn cũng cần sử dụng đúng theo liều lượng, không dùng lẫn lộn giữa các thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
3.3. Xây dựng chế độ ăn khoa học
Không chỉ sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Đặc biệt là bổ sung các thực phẩm chứa dưỡng chất tốt cho xương cốt như: Các loại rau xanh, hải sản (tôm, cua, cá…). Đồng thời, bổ sung đủ canxi để phòng ngừa các bệnh loãng xương hiệu quả, tăng cường giúp xương chắc khỏe, linh hoạt và dẻo dai hơn.
3.4. Tập thể dục thể thao phù hợp
Tập thể dục, tham gia các hoạt động thể thao không chỉ nâng cao sức mà còn giúp cho xương cốt chắc khỏe, linh hoạt hơn. Đồng thời, các hoạt động này sẽ giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh, nhất là các bệnh về xương khớp. Khi đau vùng lưng dưới bả vai, bệnh nhân cũng có thể lên kế hoạch tập thể dục thể thao phù hợp với bản thân. Tìm các bài tập, bộ môn thể thao có thể hỗ trợ chữa những cơn đau xảy ra.
Các bạn có thể tập các bộ môn như Yoga, các bài tập giãn cơ, các môn thể thao hoạt động nhẹ nhàng… . Sau đó, có thể tập tăng dần về mức độ. Từ đó, giúp khí huyết lưu thông ổn định, hạn chế tình trạng đau xảy ra. Ngoài ra, ngay kể cả chưa mắc bệnh về đau bả vai sau lưng mà chúng ta nên thường xuyên tập luyện thể thao để phòng ngừa bệnh.
3.5. Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe
Nên bổ sung những thực phẩm chức năng giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa chứng đau lưng dưới bả vai và các bệnh lý về xương khớp. Tốt nhất là nên bổ sung bộ ba Canxi nano, Vitamin D3, MK7 sẽ là một trong những giải pháp an toàn và mang lại nhiều hiệu quả tốt cho xương khớp của người bệnh.
Hiện nay, bộ ba vitamin D3, canxi nano và MK7 cùng đa dạng các khoáng chất thiết yếu (Kẽm nano, Magie, Đồng, Boron, Silic, Mangan) cùng DHA, Quercetin được kết hợp cùng trong một sản phẩm giúp xương chắc khỏe, dẻo dai và hỗ trợ điều trị đau lưng hiệu quả. Sản phẩm này đã được bộ y tế cấp phép lưu hành sử dụng.
Đau lưng dưới bả vai có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm của cơ thể. Dù vậy, tình trạng này có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị từ các thói quen sống, sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, nếu có dấu hiệu đau bả vai sau lưng bạn cần nhanh chóng thăm khám để có thể điều trị kịp thời, hiệu quả.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn