Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là dấu hiệu bệnh gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
31 Tháng ba 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
8121

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay gây nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Liệu đây chỉ là hiện tượng thông thường hay là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!

1. Đau nhức xương khớp tê bì chân tay biểu hiện như thế nào?

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là cảm giác nhức mỏi, ê buốt và tê dại khắp toàn thân, bao gồm vùng cổ, tay chân và lưng, gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Trước đây, tình trạng này thường gặp ở những người lớn tuổi do sự thoái hóa của xương khớp, tuy nhiên hiện nay độ tuổi mắc các bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa.

Tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay là như thế nào?
Tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay là như thế nào?

Nhìn chung khi bị đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, người bệnh sẽ có những biểu hiện như:

  • Cảm giác đau mỏi toàn thân xuất hiện khi ngủ dậy, phải xoa bóp 10-15 phút mới có thể cử động được. Trong nhiều trường hợp cơn đau có thể đến bất ngờ.
  • Ban đầu, cơn tê bì ở mức độ nhẹ nhàng, cảm giác ngứa râm ran, châm chích như bị kim châm, kiến bò ở đầu ngón tay, chân, thỉnh thoảng có thể bị chuột rút. Càng về sau, tình trạng tê buốt xuất hiện càng nhiều và lan rộng, chạy dọc từ cánh tay đến bàn tay, cẳng chân đến ngón thân, thậm chí là cả vùng thắt lưng hoặc những nơi tập trung nhiều dây thần kinh.
  • Xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội lặp đi lặp lại, cơ thể mệt mỏi.
  • Cơn đau nhức nặng hơn sau khi lao động nặng nhọc, căng thẳng mệt mỏi hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh.
  • Đau mỏi toàn thân, tay chân tê buốt, tê bì chân tay cử động mất linh hoạt gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
  • Triệu chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay sẽ rõ ràng hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột, khiến người bệnh cực kỳ mệt mỏi, càng về đêm và rạng sáng, cơn đau lại càng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tê bì tay chân

Tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

Đặc thù công việc

Đặc thù công việc phải bê vác nặng sẽ bị đau nhức xương khớp tê chân tay
Đặc thù công việc phải bê vác nặng sẽ bị đau nhức xương khớp tê chân tay

Những công việc thường xuyên phải đứng hoặc ngồi hàng giờ đồng hồ, khuân vác nặng nhọc,… gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống cơ xương, làm tăng áp lực gân cơ, gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến khả năng nâng đỡ suy giảm, dẫn tới tình trạng đau nhức xương khớp.

Thừa cân béo phì

Thừa cân, béo phì cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp. Cụ thể, khi trọng lực cơ thể càng lớn thì áp lực của khớp càng tăng, đặc biệt là khi bạn di chuyển, vận động. Lâu dần chúng sẽ gây chèn ép dây thần kinh, từ đó hình thành chứng đau nhức xương khớp, tê bì tay chân.

Thiếu vitamin và khoáng chất

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay cũng có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu nhiều loại vitamin và khoáng chất như canxi, photpho, kali, vitamin B1, B12,…

Tuổi cao

Đau mỏi xương khớp tê nhức tay chân cũng hay gặp ở tuổi già
Đau mỏi xương khớp tê nhức tay chân cũng hay gặp ở tuổi già

Người cao tuổi là đối tượng rất dễ bị đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay. Nguyên nhân là do sự xương khớp bị lão hóa khiến người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa… Những bệnh lý này có thể gây chèn ép dây thần kinh, gây hiện tượng tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy…

Hoạt động sai tư thế

Tư thế làm việc không khoa học, thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày cũng gây ảnh hưởng đến hệ thống dây chằng, xương khớp của cơ thể. Đó là ngồi hoặc quỳ quá lâu, nằm xem ti vi, ngồi bắt chéo chân trong một thời gian lâu, đi tất, đi giày quá chật, ngủ gục trên bàn,… đều tạo áp lực lên dây thần kinh, làm giảm sự lưu thông máu đến các chi, lâu dần sẽ gây ra hiện tượng đau nhức, tê bì ở các khớp xương.

Thay đổi thời tiết

Thời điểm giao mùa cũng là lúc các bệnh về xương khớp lại gia tăng. Bởi khi thời tiết thay đổi đột ngột dễ làm kinh mạch ứ trệ, khí huyết kém lưu thông. Đây chính là yếu tố thuận lợi khiến cho tình trạng đau nhức xương khớp tiến triển trầm trọng hơn. Điều này thường thấy rõ nhất ở người cao tuổi, hoặc những người có tiền sử chấn thương xương khớp.

3. Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là bệnh gì?

Ngoài các nguyên nhân trên, hiện tượng đau nhức xương, cảm giác tê bì chân tay còn là triệu chứng của các bệnh về xương khớp hay bệnh chuyển hóa dưới đây:

Thoái hóa khớp

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là biểu hiện của thoái hóa khớp
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là biểu hiện của thoái hóa khớp

Khi bị thoái hóa khớp, các sụn bảo vệ ở đầu các khớp xương bị phá hủy và mất chức năng, khiến các đầu xương va chạm với nhau gây ra cảm giác đau nhức, căng cứng khớp cho người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ và chèn ép vào các rễ dây thần kinh gây đau nhức. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống nhưng phổ biến nhất là cột sống lưng, gây ra các triệu chứng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân, yếu cơ, tê bì,…

Viêm khớp dạng thấp

Hiện tượng tê bì chân tay, đau xương khớp cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, gây sưng tấy, đau đớn tại các khớp. Những vị trí khớp thường bị viêm gồm: khớp cổ tay, bàn tay, khớp khuỷu tay, vai, cổ chân, gối…

Gai cột sống

Gai cột sống chèn ép dây thần kinh khiến vừa đau xương vừa tê bì các chi
Gai cột sống chèn ép dây thần kinh khiến vừa đau xương vừa tê bì các chi

Gai cột sống thường xảy ra khi xương cột sống bị thoái hóa và hình thành nên các gai xương. Các gai này sẽ đè vào các dây thần kinh ở vai, lưng, dần dần lan đến các chi, gây đau đớn ở thắt lưng, vai, gáy, tê tay chân, làm hạn chế vận động những vùng bị ảnh hưởng.

Đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng xảy ra khi hệ thống tự miễn của cơ thể bị rối loạn, kháng thể tấn công hệ thần kinh trung ương khiến màng bọc Myelin bị tổn thương. Biểu hiện thường gặp của đa xơ cứng liên quan đến các vấn đề thị lực, tê, ngứa, tê bì các chi, yếu cơ.

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống xảy ra do bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh, là tình trạng cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại, khiến cho các rễ thần kinh bị chèn ép. Từ đó, ức chế lưu thông máu chạy qua các chi, gây ra tình trạng tê bì tay chân và hạn chế vận động.

Gout

Bị đau xương khớp và tê nhức chân tay có thể là do bệnh Gout
Bị đau xương khớp và tê nhức chân tay có thể là do bệnh Gout

Bệnh gout hình thành do quá trình tích tụ acid uric tại các khớp xương, tập trung chủ yếu ở khớp ngón chân và khớp ngón tay. Hậu quả là gây sưng tấy, nóng đỏ kèm theo cảm giác tê bì, đau nhức dai dẳng trong xương.

Biến chứng tiểu đường

Tưởng chừng không liên quan nhưng hiện tượng đau nhức xương khớp, chân tay tê bì có thể là biến chứng rối loạn thần kinh vận động ở bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao, các mảng xơ vữa tích tụ lại và gây tắc nghẽn mạch máu đi đến các chi.

Một số bệnh lý khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, đau nhức xương khớp tê bì chân tay còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác như: loãng xương, viêm đa rễ thần kinh, hội chứng cổ vai cánh tay, ung thư cột sống,…

4. Điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Hiện tại có khá nhiều biện pháp điều trị chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, bao gồm cả việc sử dụng thuốc và không dùng thuốc. Dưới đây là các phương pháp được áp dụng nhiều nhất.

4.1. Cải thiện tình trạng đau nhức tê bì tại nhà

Những cách cải thiện đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả
Những cách cải thiện đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả

Trường hợp đau nhức xương khớp, tê bì chân tay do sinh lý hay thay đổi thời tiết thì bạn có thể áp dụng các cách sau để cải thiện cơn đau nhức:

Tác dụng nhiệt

Người bệnh có thể dùng đá lạnh hoặc khăn ấm chườm vào vùng bị đau, tê bì. Cách này sẽ giúp giảm sưng, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, làm mềm cơ, giúp bạn cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Bạn nên thực hiện liệu pháp này mỗi khi cơn đau xuất hiện.

Xoa bóp

Giống như cách chườm nóng, xoa bóp cũng là phương pháp giúp làm dịu cơn đau nhức, tê bì một cách nhanh chóng. Người bệnh có thể tự dùng tay xoa, bóp, day, massage nhẹ nhàng tại những vị trí bị đau sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu không thể tự thực hiện, bạn có thể nhờ chuyên viên xoa bóp để đảm bảo đúng kỹ thuật và an toàn cho sức khỏe.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thể thao thường xuyên, giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy máu lưu thông trong cơ thể, nâng cao sức khỏe xương khớp, hạn chế tình trạng cứng khớp, phục hồi chức năng vận động của khớp, giảm tình trạng đau nhức xương, tê bì chân tay hiệu quả. Các bài tập người bệnh nên áp dụng như đi bộ, đạp xe, yoga, pilates…

Ăn uống lành mạnh

Người bệnh nên sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều cholesterol, các chất kích thích như rượu bia thuốc lá vì nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thay vào đó, nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây quả giúp bổ sung vitamin và các dưỡng chất cần thiết giúp khôi phục những tổn thương hệ thần kinh, giảm các biến chứng gây tê bì chân tay.

4.2. Giảm đau nhức xương khớp tê bì chân tay bằng thuốc Tây

Uống thuốc giảm đau để đẩy lùi cơn đau nhức xương và tê bì chân tay
Uống thuốc giảm đau để đẩy lùi cơn đau nhức xương và tê bì chân tay

Trong một vài trường hợp bắt buộc, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm phù hợp để làm giảm triệu chứng bệnh như:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Paracetamol, Arcoxia, Bonlutin,…
  • Thuốc kháng viêm không Steroid như: Aspirin, Diclofenac, Ketoprofen, Ibuprofen…
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocal… được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị đau nhức, tê bì và cứng cơ bắp.
  • Thuốc chống trầm cảm: Milnacipran, Duloxetine… có công dụng giảm tê bì, đau nhức.

Thuốc tây giúp giảm cơn đau nhức, tê bì một cách nhanh chóng, giúp người bệnh cực kỳ dễ chịu. Tuy nhiên, các loại thuốc này không được sử dụng lâu dài vì rất dễ gây ra tác dụng phụ. Người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng đơn thuốc được kê.

4.3. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang được người bệnh ưu tiên bởi tính an toàn, hỗ trợ lâu dài. So với thuốc tây thì sản phẩm này có hiệu quả chậm hơn nhưng lại tác động từ sâu bên trong và hoàn toàn không gây hại cho cơ thể.

Đối với biểu hiện đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân do các bệnh lý xương khớp, bệnh nhân cần bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như canxi, vitamin D, MK7, kẽm, đồng, magie, glucosamin… để xương khớp chắc khỏe hơn, làm chậm quá trình mất xương, thoái hóa xương.

Đối với bệnh nhân tê bì do bệnh lý về thần kinh thì có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ lưu thông máu để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Sản phẩm phải chứa những thành phần hỗ trợ lưu thông máu, hoạt huyết như Ginkgo biloba, Fursultiamine (tiền vitamin B1), Cao Blueberry, Chondroitin, Vitamin B6, B12… sẽ giúp bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ làm giảm chứng tê bì chân tay, loạn cảm đầu chi hiệu quả.

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay có thể “ghé thăm” bạn bất kỳ lúc nào. Do đó, ngay từ bây giờ bạn hãy thay đổi thói quen trong sinh hoạt, kết hợp ăn uống điều độ và tập luyện đúng cách để phòng ngừa cơn đau nhức cũng như các bệnh về xương khớp nhé.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.