Hiện tượng đau thắt lưng trái kèm theo tê chân trái có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cột sống và hệ thần kinh. Các tình trạng như thoát vị đĩa đệm, viêm dây thần kinh hay thoái hóa cột sống thường là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Hiểu rõ và điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm bớt đau đớn.
1. Đau thắt lưng trái tê chân trái là bệnh gì?
- Suy thận, sỏi thận: Các bệnh lý liên quan đến tổn thương của thận cũng có thể là nguyên nhân khiến cho lưng bị đau lan xuống chân và gây khó khăn khi đi tiểu.
- Đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm: Đau thắt lưng trái tê chân trái cũng có thể bắt nguồn từ bệnh đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Thoái hóa cột sống, gai cột sống: Các gai ở cột sống mọc lên chèn ép dây thần kinh và dây chằng khiến cho lưng bị đau, khiến máu không lưu thông xuống chân được dẫn đến tình trạng tê chân.
- Hội chứng ruột kích thích: Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích nhưng đều có biểu hiện ra là đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên, buồn nôn, chứng bụng, khó tiêu. Đặc biệt là gây đau cơ, đau lưng khiến người bệnh mất ngủ, lo âu, thậm chí còn dẫn tới trầm cảm, rối loạn tâm lý.
- Viêm loét dạ dày: Khi các dây chằng bị co thắt kèm theo hạn chế nhu động, nếu quá tải tại cơ hoành có thể làm lưng dưới bên trái bị đau.
- Lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ: Bệnh lý này xảy ra do máu trong chu kỳ bị chảy ngược gây lạc nội mạc tử cung, dẫn đến đau nhiều tại bụng và xương chậu, có thể lan ra sau lưng.
2. Đau lưng và tê chân có nguy hiểm không?
Nếu đau thắt lưng trái tê chân trái chỉ xảy ra trong thời gian ngắn thì không đáng lo nhưng nếu kéo dài thì sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh và nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.
Đau thắt lưng trái tê chân trái rất có thể là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm. Nếu người bệnh không đi khám và chữa trị kịp thời có thể chuyển biến xấu và gây ra hậu quả khó lường. Đó là có thể mất khả năng lao động, teo cơ, bại liệt, đại tiểu tiện không tự chủ và cột sống không thể cử động. Do đó khi thấy đau nhiều, đau thường xuyên thì nên đi khám bệnh ngay để có chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và tiến hành chụp chiếu nếu cần thiết, sau đó sẽ có cách điều trị thích hợp, kịp thời trước khi phát triển nặng hơn.
3. Khắc phục tình trạng đau lưng trái tê chân trái
3.1. Bài thuốc điều trị đau lưng và tê chân trái
Bài thuốc từ dây mướp
Các bộ phận của cây mướp từ lá, thân, rễ, quả đều có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh. Đặc biệt bộ phận thân của cây mướp có vị ngọt có tác dụng hoạt huyết, thông kinh lạc, thanh độc giải nhiệt cơ thể.
Cách thực hiện: Người bệnh lấy dây mướp tươi cắt thành khúc nhỏ phơi khô. Hàng ngày dùng sắc với nước uống hoặc có thể pha trà uống. Người bệnh cũng có thể cách này với cách đắp hạt mướp bằng việc giã nát hạt mướp đắp lên lưng
Bài thuốc từ gừng tươi
Trong đông y thì củ gừng được biết đến với vị thuốc có thể trị được nhiều bệnh, nhờ vị cay, tính nóng nên gừng được dùng để điều trị bệnh đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện: Người bệnh cần chuẩn bị gừng tươi, hành củ và bột mì. Cho tất cả các thành phần trên vào cối giã nát rồi cho vào nồi đảo trên lửa nhỏ. Sau đó lấy hỗn hợp này khi còn đang nóng đắp vào vị trí bị đau.
Rễ cây hẹ
Rễ cây hẹ theo Đông y có tác dụng đẩy lùi chứng đau thắt lưng trái tê bàn chân trái nhanh chóng. Nhờ vị cay, tính ấm, hơi hăng mà hẹ được dùng để điều trị bệnh đau lưng và tê chân cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện: Người bệnh dùng rễ cây đã rửa sạch giã nát rồi cho ít giấm vào cùng. Tiếp đó là lấy hỗn hợp này cho vào vải sạch rồi đắp lên vùng bị đau. Nếu thực hiện hàng ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng đau nhức và tê chân.
3.2. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng
Khi bị đau thắt lưng trái kèm theo tê bàn chân trái, người bệnh cần lưu ý một số cách sau để có thể giúp giảm các cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. Đó là:
- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung canxi, vitamin như vitamin C đầy đủ để giúp trị đau lưng và tê bàn chân giảm đi một cách nhanh chóng. Người bệnh nên uống thêm các loại sữa có hàm lượng canxi giúp cho xương luôn chắc khỏe.
- Đồng thời người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục nhất là nên tập các bài tập có tác dung tăng cường độ dẻo dai cho xương.
- Chú ý nên tránh khuân vác các đồ vật nặng để không làm ảnh hưởng đến cột sống và khối thoát vị.
3.3. Sản phẩm hỗ trợ điều trị
Cùng với điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng có thể chọn dùng thêm sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị. Sản phẩm đầu tiên người bệnh nên chọn có các thành phần như Fursultiamine, B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba, cao Blueberry. Sản phẩm này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giúp bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid.
Nếu nguyên nhân gây đau thắt lưng trái tê chân trái do các bệnh liên quan đến xương khớp thì người bệnh nên dùng sản phẩm thứ 2 có các thành phần là Canxi nano, Vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất quan trọng như Kẽm nano, Magie, Đồng, Boron, Silic, Mangan, DHA, Quercetin… Sản phẩm sẽ giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, làm chậm quá trình mất xương và thoái hóa xương khớp nhờ việc cung cấp đủ nhu cầu canxi cơ thể cần và đem canxi đến đúng nơi cần là xương.
Để giảm thiểu tình trạng đau thắt lưng trái kèm tê chân trái, bạn cần quan tâm đến sức khỏe cột sống của mình. Hãy thực hiện các bài tập hỗ trợ cột sống, duy trì tư thế đúng và tránh các hoạt động gây căng thẳng lên lưng. Tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện theo các hướng dẫn điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa tái phát.
Bài viết liên quan:
- Ngồi lâu bị tê chân có sao không? Có cần trị?
- Bị tê lòng bàn chân là bệnh gì? Cách chẩn đoán, điều trị
- [GIẢI ĐÁP] – Tê ngón chân cái phải làm sao?
- Bị tê ngón chân út là dấu hiệu bệnh gì?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn