Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường gặp các bất thường về kinh nguyệt như tình trạng chậm kinh, đau bụng kinh. Ngoài ra nhiều chị em còn hay gặp phải vấn đề đau thắt lưng kèm trễ kinh. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?
1. Đau thắt lưng kèm trễ kinh có phải dấu hiệu mang thai?
Khi có thai, cơ thể của chị em phụ nữ sẽ gặp nhiều thay đổi, nhất là sự thay đổi của nội tiết tố. Nhiều chị em khi mang thai đã nhận biết được ngay vì lúc này bản thân bị chậm kinh và kèm theo tình trạng đau thắt lưng. Vậy liệu đây có phải là dấu hiệu của mang bầu?
Theo các bác sĩ sản phụ khoa thì đa phần các chị em phụ nữ đều bị trễ kinh kèm theo đau thắt lưng khi mang bầu. Tuy nhiên, chỉ dựa vào dấu hiệu này để nhận biết có mang thai hay không là chưa đủ. Bởi đau thắt lưng kèm theo trễ kinh còn xuất phát từ rất nhiều vấn đề khác nhau. Lúc này, chị em phụ nữ cần chú ý các biểu hiện đi kèm cũng như có thể thử thai bằng que để mang lại độ chính xác cao hơn.
Ngoài sử dụng que thử thai, nếu đau lưng kèm trễ kinh và xuất hiện thêm các biểu hiện như dưới đây:
- Đau bụng dưới âm ỉ
- Chuột rút
- Ra máu báo thai
- Mệt mỏi chán ăn
- Dịch âm đạo tiết nhiều
- Ngực căng và nhạy cảm
- Đi tiểu nhiều lần
- Khó chịu với mùi thức ăn
- Ốm nghén
Xem thêm: Trễ kinh là gì? 12 nguyên nhân gây trễ kinh phổ biến
2. Các nguyên nhân gây chậm kinh kèm đau lưng
Ngoài mang thai, chậm kinh kèm đau lưng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
- U xơ tử cung: U xơ tử cung có đặc trưng là hình thành nhiều u nhỏ với các kích thước khác nhau trong tử cung. Các khối u này đa phần đều lành tính và dễ dàng trong điều trị. Tuy nhiên cần phát hiện sớm và điều trị đúng đắn sẽ tránh được các bất thường gây nguy hiểm. Khi bị u xơ tử cung, chị em phụ nữ thường có những biểu hiện như sau: Rối loạn kinh nguyệt gây trễ kinh, rong kinh, đau bụng, đau lưng kèm theo tiểu buốt và khó tiểu.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng phát triển bất thường và xâm lấn ra mặt ngoài cổ tử cung bằng các tế bào tuyến. Các tổn thương này hình thành kéo theo tiết dịch âm đạo bất thường tạo điều kiện cho các hại khuẩn tấn công vào vùng kín gây viêm nhiễm. Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nhiều chị em sẽ gặp phải các triệu chứng bao gồm: Đau vùng thắt lưng, chậm kinh, vùng kín viêm nhiễm, quan hệ tình dục đau rát…
- Do các bệnh phụ khoa khác: Một số căn bệnh phụ khoa khác cũng có thể gây đau lưng kèm trễ kinh như viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung…
- Stress, căng thẳng: Những bạn gái hay phải tăng ca, áp lực công việc học tập khiến tinh thần bị stress sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố gây chậm kinh. Từ đó sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức và hay cáu gắt.
- Dùng các thuốc tránh thai: Một số loại thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt gây chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt. Nhất là loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Thừa cân, béo phì: Nhiều bạn nữ gặp phải tình trạng thừa cân béo phì. Ngoài việc ảnh hưởng đến xương khớp tình trạng này còn gây rối loạn nội tiết cho cơ thể nhất là gây chậm kinh ở nữ giới. Ngoài ra vì béo phì nên gây áp lực lên vùng cột sống và thắt lưng gây đau lưng.
- Tuổi tiền mãn kinh gây trễ kinh: Độ tuổi tiền mãn kinh sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị suy giảm. Do đó các phụ nữ độ tuổi này sẽ gặp phải hiện tượng trễ kinh gây đau lưng kèm theo suy nhược và mệt mỏi.
- Do chấn thương: Chấn thương là điều không may xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Khi vô tình gặp phải chấn thương có thể khiến các bạn nữ bị đau lưng kèm theo ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và khiến chị em bị trễ kinh.
- Các bệnh về cột sống gây đau thắt lưng: Đau lưng còn do các bệnh liên quan đến cột sống. Khi bị đau lưng có thể là do bạn mắc: thoát vị đĩa đệm, loãng xương, hẹp ống sống, viêm khớp… Các bệnh này thường đi kèm hiện tượng trễ kinh.
3. Làm gì khi bị đau lưng trễ kinh?
Khi bị trễ kinh kèm theo triệu chứng đau lưng các chị em không nên quá lo lắng mà cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Thứ nhất là thử thai: Nếu trong thời gian rụng trứng và bạn nữ trong độ tuổi sinh sản có quan hệ tình dục thiếu an toàn thì đây là một biểu hiện của mang thai. Vì vậy hãy sử dụng que thử thai vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để có được kết quả chính xác nhất. Nếu que hiện 2 vạch tức là lượng hCG trong nước tiểu cao và chắc chắn bạn đã có thai. Còn nếu que 1 vạch chị em cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây chậm kinh kèm đau lưng.
- Thứ hai là thực hiện các biện pháp giảm đau tại nhà: Đau thắt lưng kèm trễ kinh sẽ khiến chị em rất khó chịu. Vì vậy có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Tắm nước ấm: Nước ấm sẽ giúp tình trạng đau lưng giảm bớt, ngoài ra còn giúp cho tinh thần phấn chấn, thoải mái hơn giảm stress hiệu quả, thúc đẩy tuần hoàn máu hỗ trợ kinh nguyệt xuất hiện trở lại.
- Massage: Massage vùng thắt lưng sẽ giúp các chị em được thư giãn cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu nhanh chóng và cải thiện chứng chậm, trễ kinh.
- Tập yoga: Một số bài tập yoga không chỉ mang lại một cơ thể dẻo dai, giảm đau lưng mà còn giúp ổn định nội tiết tố, kiểm soát căng thẳng và stress khiến kinh nguyệt ổn định hơn. Các bạn có thể lựa chọn một vài động tác tập như tư thế rắn hổ mang, tư thế cây cầu.
- Thứ ba là thăm khám bác sĩ khi cần thiết: Khi gặp phải tình trạng trễ kinh kèm đau thắt lưng kéo dài tốt nhất các chị em nên tìm gặp các bác sĩ để thăm khám. Nhất là khi có thêm các biểu hiện như:
- Khí hư tiết ra bất thường
- Vùng kín có mùi khó chịu kèm theo ngứa ngáy
- Cơn đau lưng tăng dần cấp độ
- Khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
4. Các biện pháp phòng ngừa chậm kinh đau lưng
Bên cạnh các biện pháp cải thiện thì phòng ngừa chậm kinh kèm đau lưng cũng rất quan trọng. Lúc này các bạn nên áp dụng một số cách thức như sau:
- Nên có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Có thể bổ sung thực phẩm giàu sắt và canxi để xương chắc khỏe.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, cân bằng giữa công việc và sinh hoạt hàng ngày. Nên ngủ đủ giấc để có một cơ thể tràn đầy năng lượng và ổn định nội tiết.
- Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội… vừa giúp xương khớp chắc khỏe, tăng tuần hoàn máu còn duy trì được vóc dáng và cân nặng.
- Luôn có một tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế stress kéo dài.
- Nên thăm khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt.
Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt là thước đo sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Kinh nguyệt đều đặn hay bị rối loạn phụ thuộc rất nhiều vào hai nội tiết tố sinh dục estrogen và progesterone tiết ra từ buồng trứng. Nếu các hormone này bị mất cân bằng, rối loạn thì quá trình rụng trứng cũng bị gián đoạn. Từ vấn đề cốt lõi vừa nêu trên, chị em cần có biện pháp đưa các nội tiết tố nữ trong cơ thể trở về trạng thái cân bằng, ổn định nhất. Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt sẽ tức khắc được điều hòa.
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện sản phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt có chứa một loại estrogen thảo dược được FDA của Mỹ và Bộ Y tế của nhiều quốc gia trên thế giới công nhận có hiệu quả gấp 3 lần loại estrogen thảo dược khác là EstroG-100. Được chiết xuất từ các cây thuốc quý của Hàn Quốc như Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu, EstroG- 100 giúp cải thiện nhanh sự suy giảm nội tiết tố nữ, điều hòa kinh nguyệt, loại bỏ các triệu chứng đổ mồ hôi đêm, bồn chồn, đau xương khớp, tim đập mạnh, đau đầu, khô hạn. Đồng thời giúp tăng mật độ xương, giảm loãng xương, tăng chuyển hóa mỡ và săn chắc cơ. Ngoài ra, EstroG-100 còn được phối hợp với các thành phần tiền nội tiết tố nữ chiết xuất từ củ từ, củ mài đắng (Pregnenolone) và các chất chống oxy hóa mạnh từ tự nhiên giúp cải thiện sinh lý nữ, giảm nám da, sạm da, khô da, giúp chị em chống lại quá trình lão hóa, kéo dài tuổi xuân hiệu quả. Vì vậy, các chị em có thể lựa chọn sử dụng viên uống này để cải thiện nội tiết tố trong cơ thể, điều hòa kinh nguyệt giảm thiểu tình trạng chậm kinh, đau nhức vùng lưng của mình.
Chậm kinh kèm đau lưng nguyên nhân do đâu đã được chúng tôi giải thích qua bài viết trên đây. Hy vọng với những thông tin trên đây đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích về tình trạng chậm kinh kèm đau lưng để có hướng xử lý cũng như cách phòng tránh hiệu quả.
Bài viết liên quan:
- Thức khuya có bị trễ kinh không?
- Stress có gây chậm kinh không? Nguyên nhân và cách cải thiện
- Nóng trong người bị trễ kinh: Nguyên nhân và cách xử lý
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn