Đau vai gáy mất ngủ có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng từ người trẻ đến đối tượng trung niên. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là những thông tin cần thiết giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây mất ngủ đau vai gáy
Nguyên nhân gây đau vai gáy mất ngủ có thể do các bệnh lý về xương khớp hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế, cụ thể:
1.1. Tư thế ngủ
Ngủ sai tư thế là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau vai gáy mất ngủ. Nhiều người có thói quen ngủ gối quá cao làm ảnh hưởng đến vùng cổ, vai gáy và cột sống. Gối cao làm cơ thể bạn không thể duỗi thẳng, làm cơ căng cứng thậm chí dẫn đến rách cơ thế thói quen này không được thay đổi.
Gối đầu quá cao khi ngủ làm ức chế quá trình lưu thông máu lên não, khiến não bị thiếu oxy. Từ đó, người bệnh cảm thấy khó ngủ, mất ngủ, dễ chóng mặt khi hoạt động.
Ngoài ra tư thế ngủ co quắp, vặn vẹo trong thời gian dài cũng gây đau nhức cổ, vai, gáy. Cơn đau làm người bệnh khó đi vào giấc ngủ, các cơ bị chèn ép quá mức trở nên tê mỏi, đau đớn khi tỉnh giấc.
1.2. Bệnh xương khớp
Những bệnh lý về xương khớp chẳng hạn như gai cột sống, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, dính khớp,… là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau vai gáy. Những căn bệnh này cần được phát hiện và điều trị sớm để không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh.
1.3. Tuổi tác
Càng cao tuổi thì nguy cơ loãng xương càng cao và làm tăng nguy cơ bị đau nhức xương, đau mỏi vai gáy, kéo theo mất ngủ kéo dài.
Tình trạng này xu hướng trẻ hóa khi nhiều người trẻ cũng mắc bệnh thoái hóa, lão hóa xương khớp. Những đối tượng này thường ít vận động, là nhân viên văn phòng, lái xe với tinh chất công việc phải ngồi nhiều một chỗ.
1.4. Yếu tố khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, tình trạng đau vai gáy có thể là do thói quen lười vận động, chỉ ngồi hoặc đứng trong nhiều giờ, người phải thường xuyên làm việc trong một môi trường có nhiệt độ quá thấp, bệnh nhân mắc một số bệnh như tiểu đường, tim mạch, viêm tiết niệu, thoái hóa khớp, người bị cảm lạnh, phụ nữ mang thai tháng cuối, phụ nữ sau sinh, hoặc đau vai gáy do tập thể dục sai tư thế,…
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng mất ngủ do đau vai gáy
Mất ngủ đau mỏi vai gáy ở giai đoạn đầu thường diễn ra từng đợt ngắt quãng. Các dấu hiệu giúp bạn sớm nhận biết bệnh gồm:
- Cơn đau xuất hiện ở vùng cổ gáy và bả vai, tần suất đau ngày một dày đặc và trở nên nặng hơn, đặc biệt khi ngồi làm việc.
- Người bệnh bị hạn chế về khả năng vận động, gặp khó khăn khi vươn vai, bê vác nặng.
- Cơn đau âm ỉ lan ra vùng thắt lưng, bàn tay, gây tê buốt tay chân.. Cơ thể nhức mỏi làm người bệnh khó ngủ, ngủ dễ bị tỉnh vào ban đêm.
- Tình trạng ngủ không ngon giấc, đột ngột tỉnh giấc xuất hiện do các cơn đau mỏi vai gáy tác động.
- Khi thức giấc, bệnh nhân thường uể oải, thiếu tập trung, vận động kém linh hoạt, làm việc không hiệu quả.
3. Đau vai gáy mất ngủ có gây nguy hiểm không?
Tình trạng đau vai gáy chính là nỗi ám ảnh của nhiều người bệnh. Sau một ngày làm việc, một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, đồng thời phục hồi, kích thích sản sinh tế bào giúp tái tạo năng lượng để có thể tham gia các hoạt động vào ngày hôm sau.
Đối với những bệnh nhân bị đau vai gây mất ngủ, người bệnh sẽ có nguy cơ bị suy nhược thần kinh, cơ thể mệt mỏi, luôn khó chịu, dễ cáu gắt và khó tập trung. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của người bệnh, đồng thời sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
4. Cách điều trị dứt điểm đau vai gáy mất ngủ
4.1. Phương pháp Tây y
Điều trị đau vai gáy mất ngủ theo Tây y sẽ dùng các loại thuốc trị triệu chứng. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh từ đó kê đơn thuốc phù hợp cho từng trường hợp. Những loại thuốc thông dụng được dùng trong điều trị gồm:
- Thuốc giảm đau như Ibuprofen, Aspirin để làm dịu các cơn đau vai gáy tạm thời. Giảm đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và dễ ngủ hơn.
- Thuốc kháng viêm giúp giảm đau liều thấp như Meloxicam, Celecoxib…
- Nhóm thuốc giãn cơ như Neostigmin, Pipecuronium,… giúp cơ bắp được thả lỏng, cải thiện giấc ngủ.
- Thuốc an thần, chống suy nhược như Quetiapine, Olanzapine… tăng cường sức khỏe thần kinh, điều trị mỏi gáy mất ngủ.
Các loại thuốc Tây có khả năng giảm triệu chứng tại chỗ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên chúng dễ khiến người bệnh gặp tác dụng phụ như rối loạn nhịp tim, chóng mặt, buồn nôn… Người bệnh không tự ý dùng thuốc sai liều lượng khiến bệnh trầm trọng hơn.
4.2. Chữa đau vai gáy mất ngủ bằng mẹo dân gian
Trong dân gian có nhiều loại thảo dược có tác dụng tốt trong chữa đau vai gáy hay bệnh khó ngủ. Cách này an toàn, đơn giản và dễ thực hiện tại nhà cùng các nguyên liệu sau:
- Cây trinh nữ: Hay còn gọi là cây xấu hổ, dùng 30gr phần rễ đã sao vào sau đó sắc cùng 500ml nước. Người bệnh dùng nước sắc để uống mỗi ngày sau khi ăn để ngủ ngon hơn và giảm đau vai gáy.
- Gừng: Với thành phần chứa nhiều hoạt chất chống viêm, gừng được dùng để giữa nát đắp lên phần vai gáy đau nhức giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, bạn có thể uống trà gừng vào buổi tối để an thần, giảm đau đầu, căng thẳng, ngủ ngon giấc.
4.3. Bài thuốc Đông y
Y học cổ truyền chú trọng vào loại bỏ gốc rễ của bệnh, điều hòa khí huyết, khắc phục các triệu chứng đau nhức vai gáy.
Bài thuốc số 1
- Thành phần gồm: 8 gam quế chi, 10 gam mỗi loại gồm đỗ trọng, tân giao, thiên niên kiện, 12 gam mỗi loại cam thảo, củ đợi, tang chi, cẩu tích, 16 gam mỗi loại thuốc như huyết đằng, tang ký sinh, lá lốt, phòng phong, trinh nữ, kinh giới, độc hoạt, cát căn, đại hoàng.
- Cách sắc: Thảo dược được đem phơi khô rồi sắc với nước. Mỗi ngày người bệnh uống 3 lần thuốc để giảm đau vai gáy mất ngủ.
Bài thuốc số 2
- Nguyên liệu: 8 gam quế chi, 10 gam bạch linh, 12 mỗi loại trần bì, ngưu tất, cam thảo, 16 gam cát căn, ngải diệp, ngũ gia bì, đinh lăng, đương quy, kê huyết đằng cà gai leo, hà thủ ô, thạch xương bồ, nam tục hoàn.
- Cách dùng: Các vị thuốc được rửa sạch, đem sắc với nước trong lửa nhỏ. Khi uống, người bệnh chắt lấy nước, uống trong ngày, mỗi ngày 3 lần.
5. Phòng ngừa đau vai gáy mất ngủ
Dưới đây là một vài lưu ý giúp bạn ngăn chặn nguy cơ mất ngủ, đau nhức vai gáy:
- Điều chỉnh tư thế nằm phù hợp, nên nằm ở đệm và gối ngủ mềm mại, có độ cao phù hợp. Phần vai nên đặt ở gối để tạo độ cong sinh lý, tránh cho cơ bắp và cột sống bị kéo dãn quá mức cho phép.
- Người bệnh nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, không nên làm việc quá sức hay để tình trạng căng thẳng kéo dài.
- Tập một vài bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, yoga giúp tinh thần và sức khỏe của bạn tốt hơn. Nhờ đó, nguy cơ mắc bệnh xương khớp, mất ngủ được giảm thiểu đáng kể.
- Duy trì thói quen ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm giàu canxi, kẽm, sắt, vitamin. Những dinh dưỡng này giúp cơ thể khỏe mạnh, ngừa được bệnh mất ngủ và đau nhức cơ bắp.
- Bạn cần tập thói quen đi ngủ sớm, trước khi ngủ có thể massage nhẹ nhàng vai gáy, thái dương. Không nên dùng điện thoại, các thiết bị điện tử nhiều trước giờ ngủ để đảm bảo giấc ngủ có chất lượng ổn định.
Trên đây là những thông tin bạn đọc nên biết về chứng đau vai gáy mất ngủ. Hy vọng qua bài viết, bạn đã tìm được cho mình phương pháp điều trị và phòng bệnh đúng cách nhất.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn