Đi bộ nhiều bị đau lưng có sao không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
30 Tháng Sáu 2021

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
4762

Mặc dù đi bộ như một môn thể thao rất tốt tinh thần và sức khỏe con người. Song có những người đi bộ nhiều bị đau lưng tỏa ra vô cùng lo lắng, sợ mắc thêm một chứng bệnh nguy hiểm.

Đi bộ nhiều bị đau lưng có sao không?
Đi bộ nhiều bị đau lưng có sao không?

1. Tại sao đi bộ nhiều lại đau lưng?

Đi bộ nhiều thường đau gót chân, mỏi bắp chân, thế nhưng có người lại bị đau lưng. Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết việc đi bộ trong thời gian dài hay đi bộ nhanh sẽ khiến sức nặng của phần trên cơ thể dồn xuống cột sống thắt lưng, các cột sống thắt lưng bị dồn ép vào nhau khiến cảm giác đau xuất hiện.

2. Cách khắc phục hiệu quả?

Đi bộ nhiều bị đau lưng có thể khắc phục dễ dàng bằng các giải pháp hữu ích sau:

  • Chỉ đi bộ nhẹ nhàng với quãng đường vừa phải, bước nhẹ nhanh, dứt khoát với tư thế lưng thẳng, mắt hướng về phía trước, vung tay lên thoải mái.
  • Hãy hít thở bằng mũi với nhịp thở hít vào và thở ra nhẹ nhàng để tránh mất sức.
  • Lựa chọn đôi giày đi bộ mềm mại, thoải mái, sử dụng trang phục thấm hút mồ hôi tốt.

3. Người bị đau lưng có nên tiếp tục đi bộ

Để trả lời câu hỏi: “Người bị đau lưng có nên tiếp tục đi bộ” thì trước tiên chúng ta cần biết những lợi ích đi bộ mang lại:

  • Tạo cho xương khớp bền bỉ, chắc khỏe và cường độ linh hoạt.
  • Góp phần làm giảm trình trạng đau lưng, đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh tọa.
  • Tăng tuần hoàn máu, cải thiện máu lưu thông đều đặn đến các xương khớp.

Như vậy, bị đau lưng có nên tiếp tục đi bộ? – Câu trả lời là

Thay vì đau lưng nằm im một chỗ sẽ không tốt, nên tiếp tục đi bộ, đi nhẹ nhàng, không đi quan nhanh để tránh bị tổn thương hoặc có thể lựa chọn các bài tập phù hợp để giảm nhanh triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị đau lưng nặng do các bệnh lý gây ra như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

4. Nguyên tắc khi đi bộ với người bị đau lưng

Mặc dù đi bộ mang lại rất nhiều lợi cho sức khỏe nhưng nếu thực hiện không đúng cách “lợi bất cập hại” gây tổn hại cột sống, sức khỏe toàn diện. Người bị đau lưng đi bộ “ghi nhớ” tuân thủ nguyên tắc để tránh bị những tổn thương đáng tiếc.

  • Thời gian đi bộ: Đi bộ mỗi ngày khoảng 15 – 30 phút, chia nhỏ thời gian đi bộ 5 – 10 phút, nghỉ ngơi vài phút lại tiếp tục đi bộ.
  • Khởi động trước khi đi bộ: Bất kể môn thể thao thao nào cũng phải khởi động trước khi bắt đầu luyện tập để tránh những tổn thương bất ngờ. Đi bộ cũng vậy nên khởi động trước khi bắt đầu đi bộ.
  • Tốc độ lúc đi bộ: Đi bộ với tốc độ vừa phải, không bước quá nhanh, sải chân vừa phải, bước đi với tư thế thoải mái.
  • Tư thế khi đi bộ: Đi bộ mắt nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thư giãn và thả lỏng 2 tay. Không được cúi lưng về phía trước hoặc ngả lưng về phía sau, giữ lưng thẳng, vung ta ở mức độ nhẹ nhàng. Chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất từ gót chân đến bàn chân và mũi chân.
Người bị đau lưng đi bộ như thế nào để không bị ảnh hưởng?
Người bị đau lưng đi bộ như thế nào để không bị ảnh hưởng?

5. Người bị đau lưng khi đi bộ thì buộc phải lưu ý gì?

Tuân thủ nguyên tắc đi bộ giúp người bệnh tránh được những tổn thương đáng tiếc nhưng cũng lưu ý để cải thiện tình trạng đau lưng một cách tốt hơn bằng cách:

5.1. Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày

Việc cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày lành mạnh, hợp lý cũng là yếu tố vô cùng cần thiết để hạn chế những cơn đau lưng. Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu Canxi, Omega-3, vitamin và khoáng chất, bởi đây là những thành phần thiết yếu cấu tạo nên xương khớp, nâng cao sức khỏe.

Hạn chế sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật hay các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, … tăng nguy cơ thiếu hụt Canxi, mất Canxi loãng xương. Đồng thời cũng khiến cơ thể tích tụ mỡ, gây béo phì, thừa cân, làm gia tăng áp lực lên hệ cơ xương và cột sống, khiến các cơn đau lưng trở nên trầm trọng hơn.

5.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu theo Y Học Cổ Truyền giúp phục hồi chức năng, giảm đau lưng hiệu quả chủ yếu tác động vào các huyệt của cơ thể, giúp khí huyết lưu thông. Phương pháp vật lý trị liệu xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, … giảm tình trạng co cứng, đau nhức do chèn ép dây thần kinh.

Chữa đau lưng bằng vật lý trị liệu, người bệnh nên xoa bóp, làm nóng vùng lưng và tập trung day, ấn một số vị trí huyệt đặc biệt:

  • Huyệt Đại trường du (nằm dưới đốt sống lưng số 4) có tác dụng điều trị các cơn đau thắt lưng và hiện tượng co cứng cơ lưng.
  • Huyệt Thận du (nằm dưới đốt sống 14) có tác dụng tăng cường bổ thận, giảm tình trạng đau lưng.
  • Huyệt Thiên khu (nằm ở phía 2 bên rốn) kích thích sự hoạt động của đại tràng, giảm bớt áp lực lên vùng lưng của cơ thể.

5.3. Sử dụng phương thuốc nam

Ngải cứu

Đắp lá ngải cứu mang lại hiệu quả bất ngờ trong việc điều trị đau lưng nhất là đau lưng do gai cột sống.

Ngải cứu rửa sạch, giã nhuyễn lá, trộn cùng với giấm nuôi đem đun sôi tạo thành hỗn hợp. Đắt trực tiếp lên vùng lưng bị bị đau, nên đắp vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Lá lốt

Đắp lá lốt lên lưng tăng hiệu quả điều trị, xoa dịu cơn đau lưng nhanh chóng.

Lá lốt rửa sạch giã nát cho vào chảo cùng với muối rang đến khi nóng thì cho hỗn hợp vào miếng vải, bọc lại, đắp lên vùng lưng bị đau nhức. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần, mỗi ngày 2 – 3 lần.

Rễ cây đinh lăng

Đắp lá đinh lăng bằng cách rửa sạch lá đinh lăng, đem giã nát rồi đắp lên vùng bị đau lưng. Thực hiện thường xuyên mỗi ngày 2 lần, khi đó sẽ giúp giảm đáng kể những cơ đau.

Cây xấu hổ

Sắc rễ cây xấu hổ để uống bằng cách rửa sạch rễ thái lát mỏng, phơi khô, sắc nước lên uống. Uống mỗi ngày nhưng không uống quá 120g. Sắc rễ xấu hổ với 600ml nước đến khi còn 200 – 300ml, chia thành 2 – 3 lần để uống trong ngày. Sau 4 – 5 ngày có thể thấy hiệu quả điều trị.

Chuối hột

Chuối hột thái phiến, phơi khô, khoảng 200 – 300g, giã vụn, ngâm với 1 lít rượu 35 – 40 độ trong 2 – 3 tuần, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi ngày 30 – 50ml, trước bữa ăn.

Người bị đau lưng khi đi bộ thì buộc phải lưu ý gì?
Người bị đau lưng khi đi bộ thì buộc phải lưu ý gì?

5.4. Sử dụng phương pháp Tây y

Sử dụng thuốc Tây chữa đau lưng do đi bộ nhiều giúp làm giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Bên cạnh đó, giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động, đi lại dễ dàng, không đau. Một số thuốc trị đau lưng như sau:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Efferalgan codeine, Ultracet, …
  • Thuốc kháng viêm: Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, …
  • Thuốc giãn cơ: Chống co thắt: Soma, Parafon Forte, Norflex, …Chống co cứng: Baclofen, Diazepam, Dantrolene, …

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn khi kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe xương, giảm đau xương, phòng ngừa thoái hóa, làm chậm quá trình mất xương, loãng xương và gãy xương. Sản phẩm chứa đầy đủ thành phần Canxi nano, Vitamin D3, MK7, Kẽm, Đồng, Boron, Silic, DAH, Quercetin,… Đồng thời kết hợp sản phẩm tăng cường dẫn truyền lưu thông máu, bảo vệ hệ thần kinh, giảm đau mỏi lưng, nhức mỏi vai gáy, đau do thoái hóa xương khớp, gồm thành phần Ginkgo Biloba, Cao Blueberry, Fursultiamine, Riboflavin (vitamin B2)

Phần tiếp theo: Đứng lâu bị đau lưng nên làm thế nào?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.