Nhiều người gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu cục mà không rõ lý do vì sao. Thực chất, tình trạng này liên quan đến các bệnh lý về trực tràng mà người bệnh không nên xem thường. Bài viết dưới đây đã lý giải những nguyên nhân gây nên tình trạng này, mời các bạn cùng theo dõi!
1. Đi ngoài ra cục máu đông là bệnh gì?
Đi ngoài ra cục máu đông là hiện tượng vùng trực tràng, hậu môn gặp phải những tổn thương và có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau. Khi đi ngoài ra cục máu đông, người bệnh sẽ có biểu hiện cơ thể mệt mỏi, sốt cao. Khi chứng bệnh này kéo dài kèm theo các biểu hiện khác có thể là do bệnh lý nào đó gây nên. Khi không được điều trị kịp thời bệnh đi ngoài ra cục máu đông có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Thực chất, chứng đi ngoài ra cục máu đông có thể xuất phát từ các căn bệnh dưới đây:
1.1. Đi ngoài ra máu đông do bệnh trĩ
Việc đi ngoài ra cục máu đông không kèm theo các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn… người bệnh có thể nghĩ ngay đến bệnh trĩ. Bởi căn bệnh này hiện nay rất phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều đối tượng. Người mắc bệnh trĩ sẽ bắt đầu hình thành các búi trĩ bên trong hoặc bên ngoài hậu môn khiến mạch máu bị co giãn và phình to hơn so với bình thường. Lúc này, bệnh nhân sẽ đi ngoài ra máu và đau rát hậu môn.
Ở tình trạng ban đầu, lượng máu sẽ chảy ra ít đôi khi chỉ dính một vài vệt trên giấy vệ sinh khi chùi. Dần dần lượng máu sẽ ra nhiều hơn và đôi khi xuất hiện cả những cục máu đông. Khi bệnh trĩ không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, thiếu máu, mệt mỏi, hoại tử hoặc nguy hiểm hơn là ung thư trực tràng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và an toàn của người bệnh.
1.2. Đi ngoài ra cục máu đông do tình trạng nứt kẽ hậu môn
Ngoài bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn cũng là chứng bệnh khiến người bệnh đi ngoài ra cục máu đông. Ngay cả khi không đi đại tiện bạn cũng cảm thấy hậu môn đau nhức và chảy máu thì chắc chắn rằng bạn đang gặp “rắc rối” với căn bệnh này rồi. Bệnh nứt kẽ hậu môn do tình trạng táo bón kéo dài mà không được khắc phục. Lúc này, quá trình táo bón khiến người bệnh rặn quá mức khi đi đại tiện làm cho các tĩnh mạch tại hậu môn bị kéo căng quá mức. Khi bệnh xảy ra người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy hậu môn, sưng tấy đôi khi còn có nguy cơ viêm nhiễm cà lở loét khi không được vệ sinh sạch sẽ.
1.3. Đi ngoài ra máu đông có thể là do Polyp hậu môn
Polyp hậu môn là một trong những nguyên nhân nhiều người gặp phải gây nên đi ngoài ra cục máu đông. Đây là một dạng u lành tính tuy nhiên các thể chuyển thành ác tính nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn khiến người bệnh dễ nhầm với một vài căn bệnh khác như sa hậu môn trực tràng, bệnh trĩ hay lồng ruột.
Polyp hậu môn thường xảy ra do vấn đề về di truyền, thói quen ăn uống, tắc tĩnh mạch hậu môn hoặc tổn thương bên ngoài hậu môn. Bên cạnh đó, nhiều người còn nhận thấy một số triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy và mệt mỏi.
1.4. Đi ngoài ra máu đông có thể là do viêm loét đại trực tràng
Viêm loét đại trực tràng cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng đi ngoài ra cục máu đông. Đây là tình trạng các tổn thương lan tỏa ra cả lớp niêm mạc và dưới niêm mạc của trực tràng. Các tổn thương này thường có xu hướng giảm dần cho đến đại tràng phải.
Ngoài triệu chứng đi ngoài ra cục máu đông, bệnh viêm loét đại trực tràng còn kèm theo rất nhiều biểu hiện khác như đau quặn bụng, khát nước… Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện có thể gây nên nhiều biến chứng như phình giãn đại tràng, chảy máu ồ ạt hoặc nguy hiểm là ung thư.
1.5. Đi ngoài ra cục máu đông do ung thư hậu môn – trực tràng và đại tràng
Khi bệnh ung thư trực tràng và đại tràng mới xuất hiện thường không có biểu hiện hoặc triệu chứng. Chỉ đến khi tình trạng bệnh đã trở nặng, người bệnh mới có thể thấy được biểu hiện của bệnh trong đó có đi cầu ra cục máu đông.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhận thấy những biểu hiện khác như mệt mỏi, suy nhược, rối loạn tiêu hóa, giảm cân, thiếu máu… Căn bệnh này sẽ trở nặng theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng, nhất là lúc này các khối u đã trở nên to dần.
Đây được xem là căn bệnh nguy hiểm nhất trong tất cả các căn bệnh đi ngoài ra máu vón cục. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện biểu hiện người bệnh nên kịp thời đến bệnh viện để được kiểm tra sàng lọc.
2. Đi cầu ra máu vón cục nguy hiểm không?
Đi cầu ra máu vón cục được xem là một trong những biểu hiện nguy hiểm và nghiêm trọng nhất. Đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo người bệnh nên kịp thời đến bệnh viện để được chẩn đoán và thăm khám trước khi biến chứng xảy ra.
Khi tình trạng đi ngoài ra cục máu đông kéo dài nhiều ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa. Chính lý do này làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nhanh chóng hơn và nguy cơ tử vong đến gần hơn.
Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường của cơ thể người bệnh không nên chần chừ mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ giải quyết:
- Vùng bụng đau quặn, khó chịu, toát mồ hôi
- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, yếu ớt
- Hoa mắt, chóng mặt
- Lượng máu đông khi đi ngoài nhiều hơn và có mùi khó chịu
- Hậu môn đau rát, sưng nóng và ngồi khó
- Nôn mửa kéo dài kèm theo dịch nhầy
- Cân nặng sụt giảm nghiêm trọng không có lý do
Chứng đi cầu ra máu vón cục cực kỳ nguy hiểm vì vậy người bệnh cần theo dõi sức khỏe để sớm nhận biết tình trạng này.
3. Bị đi cầu ra máu vón cục nên làm gì?
Với sự nguy hiểm cũng như những bệnh lý có thể gặp phải khi đi cầu ra cục máu đông, người bệnh không nên chủ quan mà cần chú ý để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình. Khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh cần thực hiện:
3.1. Thăm khám và điều trị y tế
Khi cảm nhận được cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh lập tức đến bệnh viện để làm các xét nghiệm, kiểm tra và chẩn đoán bệnh sẽ mang lại kết quả chính xác và nhanh chóng nhất. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài để sử dụng khi chưa nắm rõ tình trạng bệnh cũng như việc chưa nhận được sự chỉ định của các bác sĩ. Khi đến bệnh viện, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo phác đồ điều trị của các bác sĩ để mang lại kết quả khả quan nhất.
3.2. Thay đổi các thói quen trong sinh hoạt
- Người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại vitamin và chất xơ trong các bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này cũng mang lại khả năng làm mềm phân và kích thích nhu động ruột tốt hơn.
- Tránh ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng. Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt có ga.
- Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày để giúp phân mềm hơn, dễ đi đại tiện hơn. Bên cạnh nước khoáng, người bệnh có thể bổ sung các loại nước ép từ rau củ quả.
- Không tùy ý sử dụng các loại thuốc khác trong quá trình các bác sĩ đang tiến hành điều trị, đặc biệt là các loại thuốc mang chất kháng viêm.
- Tuyệt đối không nên nhịn đi đại tiện, cố gắng đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, cũng nên tập thói quen đi vệ sinh trong một khung giờ cố định, nhất là vào buổi sáng.
- Có chế độ sinh hoạt ăn, ngủ nghỉ hợp lý. Không để đầu óc quá căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa. Nên chia nhỏ bữa ăn để quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Luôn vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện.
4. Một vài cách chữa đi cầu ra máu vón cục hiệu quả tại nhà
Với những trường hợp đi cầu ra máu vón cục ở thể nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một vài cách chữa tại nhà sau khi đã đến bệnh viện kiểm tra chắc chắn tình trạng bệnh của mình.
4.1. Các món ăn chữa đi cầu ra máu
Chế độ ăn uống mang lại vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Với những người gặp phải tình trạng đi ngoài ra cục máu đông, việc ăn như thế nào đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều trị bệnh và phục hồi. Một số món ăn sau được nhiều người chứng minh rằng sẽ mang lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh đi cầu ra máu:
Món canh hoa hòe: Món canh này thực hiện vô cùng đơn giản. Các bạn chỉ cần sử dụng 250g ruột già của heo, 15g hoa hòe tươi để nấu canh ăn hàng ngày. Hoa hòe mang tác dụng cầm máu rất tốt, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến trực tràng, trĩ, táo bón…
Món mộc nhĩ hầm táo đỏ: Nghe có vẻ hơi lạ nhưng món ăn này thực sự mang lại hiệu quả trong việc điều trị chứng đi ngoài ra máu vón cục. Người bệnh chỉ cần sử dụng 10g mộc nhĩ trắng, kết hợp cùng 15g táo đỏ sau đó đem hầm nhỏ lửa đến khi chín rồi ăn sẽ giúp cầm máu và cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu vón cục.
4.2. Cách chữa bên ngoài
Ngoài biện pháp sử dụng các món ăn chữa đi cầu ra máu vón cục, người bệnh cũng có thể sử dụng các biện pháp bên ngoài như xông hơi, bôi thuốc, đắp thuốc… để cải thiện tình trạng bệnh.
- Xông hơi: Xông hơi là một trong những biện pháp đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả trong việc điều trị chứng đi cầu ra cục máu đông. Để thực hiện biện pháp này, người bệnh cần chuẩn bị thành phần bao gồm a giao(30g) và giấm ăn (500ml). Sau đó, đem a giao ngâm với giấm đến khi tan rồi đem chưng lên thành cao. Tiếp đó, người bệnh đun nóng lên và tiến hành xông hơi cho hậu môn. Nên thực hiện 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Bôi thuốc: Cần chuẩn bị dầu thanh lương cùng với 1g bột chu hoàng. Tiếp đến đem trộn đều hai nguyên liệu này và bôi bên ngoài hậu môn sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
- Đắp thuốc: Đắp thuốc cũng là bài thuốc được áp dụng để hạn chế tình trạng đi ngoài ra cục máu đông. Người bệnh chỉ cần lấy lá ngải dại (còn gọi là lá khao tử) giã nát rồi đắp vào hậu môn bị chảy máu, sau đó băng cố định lại.
4.3. Chữa đi cầu ra máu cục bằng phương pháp dân gian
Sử dụng rau diếp cá điều trị chứng đi cầu ra máu cục
Theo y học cổ truyền, lá diếp cá có công năng thanh nhiệt, có tính mát, giải độc, sát khuẩn, sát trùng, tiêu thủng, lợi tiểu mạnh làm bền mao mạch (do có hợp chất flavonoid), từ đó phòng bệnh nhiễm trùng hậu môn. Chính vì vậy việc sử dụng rau diếp cá là cách chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian đơn giản, tiết kiệm, dễ tìm kiếm và đặc biệt là công dụng của nó được đánh giá rất cao.
Có rất nhiều biện pháp điều trị chứng đi cầu ra máu cục bằng lá diếp cá mà người bệnh có thể tham khảo biện pháp dưới đây:
Người bệnh có thể hái lá rau diếp cá ăn sống. Đầu tiên bạn cần ngâm rau với nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó rửa rau thật sạch rồi dùng để ăn trong bữa ăn hàng ngày thay cho những loại rau khác.
Cách chữa đi cầu ra máu cục bằng lá ngải cứu
Bên cạnh lá diếp cá thì lá ngải cứu cũng được xem là một trong những vị thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc chữa đi ngoài ra máu. Là một loại rau quen thuộc trong dân gian, lá ngải cứu thường được chế biến làm các món ăn quen thuộc hàng ngày. Với vị đắng, tính ấm, khả năng kháng viêm và nhuận tràng ngải cứu thực sự là một loại thuốc tốt để làm giảm thiểu chứng đi ngoài ra máu cục.
Cách thực hiện biện pháp này như sau: Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá ngải cứu sau đó đem rửa sạch. Sau đó đem ngải cứu thái nhỏ và rán với trứng để ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đem lá ngải cứu giã nhuyễn và đắp lên hậu môn sẽ giúp vùng hậu môn bớt đau rát và kháng viêm khi đi cầu ra máu. Biện pháp này có thể thực hiện đều đặn hàng ngày để mang lại tác dụng tốt.
Chữa chứng đi cầu ra máu cục bằng rau sam
Rau sam là một loại rau dễ tìm thấy trong dân gian. Mang tác dụng kháng viêm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu nên loại rau này thường được áp dụng trong các bài thuốc trị táo bón hoặc đi ngoài ra máu cục.
Người bệnh có thể thực hiện bài thuốc chữa đi ngoài ra máu bằng rau sam đơn giản theo các bước như sau:
- Bước 1: Người bệnh cần chuẩn bị một nắm lá rau sam sau đó đem rửa sạch và để ráo nước.
- Bước 2: Đem số lá rau sam đã rửa sạch giã nát và chắt lấy phần nước cốt.
- Bước 3: Sử dụng phần nước cốt đó để uống kèm đường hoặc mật ong khi đói sẽ thấy tình trạng đi ngoài ra máu được thuyên giảm.
Kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng chứa các dược liệu tự nhiên giúp cải thiện tình trạng đau rát và chảy máu khi đi ngoài
Ngoài các biện pháp điều trị trên người bệnh có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị táo bón và chảy máu hậu môn nhanh chóng và hiệu quả.
Đặc biệt, khi lựa chọn sản phẩm người bệnh nên chú ý những loại thực phẩm chức năng được các chuyên gia y tế khuyên dùng và mang lại hiệu quả sử dụng cũng như an toàn cao.
Trên thị trường hiện nay có một sản phẩm được đông đảo người dùng lựa chọn cũng như nhận được những đánh giá tích cực từ các chuyên gia y tế và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm này có chứa các thảo dược tự nhiên rất an toàn như Đương quy, Diếp cá, Tinh chất nghệ meriva, Rutin,… giúp giảm đau rát hậu môn, nhanh liền vết thương, hết táo bón nhanh chóng và khiến người bệnh nhanh chóng phục hồi hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Không chỉ vậy, ngay cả phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng có thể sử dụng mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung các Probiotics từ men vi sinh để giúp đường ruột hoạt động tốt, cân bằng hệ vi sinh và phòng ngừa táo bón, trĩ cũng như chảy máu hậu môn. Khi lựa chọn men vi sinh, nên tìm hiểu loại men vi sinh có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi của Hàn Quốc sẽ đem lại hiệu quả tốt và an toàn cho người sử dụng.
Với 5 nguyên nhân gây đi cầu ra máu vón cục trên đây, hy vọng sẽ giúp ích được cho người bệnh trong việc tìm hiểu thông tin cũng như tìm ra biện pháp giảm thiểu tình trạng đi cầu ra máu vón cục.
Xem thêm: Đi cầu ra máu và đau rát hậu môn – coi chừng bệnh nguy hiểm
Nguồn tham khảo
- [1] Why Are There Blood Clots in Your Stool? https://www.health.com/blood-clots-in-stool-8349343
- [2] What Causes Blood Clots in Stool? https://www.verywellhealth.com/blood-clots-in-stool-5214818
- [3] Why Is There a Blood Clot in My Stool? https://www.healthline.com/health/blood-clot-in-stool
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA