Đi ngoài ra máu tươi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
29 Tháng 12 2023

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng 1 2024

Số lần xem:
10047

Đi ngoài ra máu tươi tưởng như chỉ là “trục trặc” nhỏ xảy ra với đường tiêu hóa, nhưng nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư trực tràng, xuất huyết đường tiêu hóa. Vậy nguyên nhân nào gây ra và cách cải thiện để không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày sẽ có trong nội dung sau đây.

Những điều cần biết về hiện tượng đại tiện ra máu tươi
Những điều cần biết về hiện tượng đại tiện ra máu tươi

1. Đi cầu ra máu tươi là hiện tượng gì?

Đi ngoài ra máu là tình trạng phân có lẫn máu hoặc đi ngoài xong thấy ra máu. Máu có thể đỏ thẫm, đỏ tươi hoặc thâm đen tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này có thể do táo bón nhưng thường tự khỏi, nên nguyên nhân gây ra cũng có thể do một vài nguyên nhân bệnh lý khác nguy hiểm hơn.

2. Nguyên nhân đi đại tiện ra máu tươi

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đi cầu ra máu tươi có thể kể đến như:

2.1. Xuất hiện lỗ rò ống tiêu hóa

Khi giữa hậu môn và da hoặc hậu môn và trực tràng có thể xuất hiện các lỗ rò được gọi là rò ống tiêu hóa. Tình trạng này khiến rò dịch tiêu hóa, rò rỉ mủ hoặc rò máu ra khỏi cơ thể khiến khi đi ngoài thấy phân có lẫn máu. Nếu gặp nguyên nhân này thì cần điều trị bằng phẫu thuật và sử dụng liệu pháp kháng sinh.

2.2. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân gây tình trạng đi cầu ra máu
Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân gây tình trạng đi cầu ra máu

Bệnh trĩ hiện nay đang trở thành một căn bệnh khá phổ biến. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và chỉ ra rằng có đến khoảng 40-50% người dân Việt Nam gặp phải căn bệnh khó nói này. Bệnh trĩ xuất hiện do tình trạng giãn nở, phì đại tĩnh mạch quá mức ở vùng hậu môn khiến thời gian đi cầu tăng lên, khó đẩy phân ra ngoài, táo bón kéo dài và xuất hiện tình trạng đi nặng ra máu.

  • Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ thấy máu tươi chảy ít, không bị lẫn vào phân và không xuất hiện liên tục. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cảm thấy đau rát và khó khăn trong việc đi đại tiện.
  • Ở mức độ nặng hơn, người bệnh sẽ thấy các máu chảy thành tia hoặc giọt với tần suất nhiều lần. Khi đó cơ thể bên ngoài của người bệnh cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác nhau như: thiếu máu, vàng da, mệt mỏi, chóng mặt và sức khỏe suy giảm.

Bệnh trĩ nếu không được điều trị và cải thiện tình trạng kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là căn bệnh ung thư trực tràng.

2.3. Táo bón

Táo bón là căn bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân làm hình thành hiện tượng đại tiện ra máu tươi. Bởi khi bị táo bón, phân vón thành các cục lớn khô cứng và khiến quá trình đi đại tiện trở nên khó khăn. Người bị táo bón thường phải rặn mạnh gây nứt kẽ hậu môn và đi cầu ra máu. Hầu hết đa số những người bị táo bón thường đi ngoài ra máu.

>> Xem thêm: Táo bón ra máu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bị đi ngoài ra máu tươi có thể là do đang mắc phải chứng táo bón
Bị đi ngoài ra máu tươi có thể là do đang mắc phải chứng táo bón

2.4. Các vết nứt

Đi ngoài ra máu có thể xảy ra khi hậu môn có các vết nứt do các mô của hậu môn, trực tràng hay ruột kết bị rách dẫn đến chảy máu. Người bệnh cần ăn nhiểu chất xơ hoặc phải thực hiện phẫu thuật nếu cần.

2.5. Polyp đại trực tràng

Polyp hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết hình thành, đây là những khối u lồi trong lòng ruột kết. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và gây ra tình trạng đi cầu ra máu.

2.6. Sa trực tràng

Sa trực tràng cũng có thể gây đi ngoài ra máu, đau bụng dưới và thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ do triệu chứng bệnh khá giống nhau. Người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật.

>> Xem thêm: Đau bụng đi ngoài ra máu điều trị thế nào hiệu quả?

2.7. Viêm túi thừa

Viêm túi thừa có thể khiến cho phân có lẫn máu
Viêm túi thừa có thể khiến cho phân có lẫn máu

Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết và thường gặp ở những người ăn ít rau củ quả. Khi túi thừa chảy máu sẽ khiến phân có lẫn máu. Tình trạng này có thể tự ngưng, bị gián đoạn hoặc kéo dài liên tục. Nếu người bệnh bị viêm túi thừa nặng cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

2.8. Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột có thể khiến đi ngoài ra máu và chất nhầy. Bệnh thường do nhiễm khuẩn và có thể điều trị bằng cách bù chất lỏng, dùng kháng sinh, thuốc kháng virus…

2.9. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Quan hệ tình dục qua hậu môn làm tăng nguy cơ viêm hậu môn, viêm trực tràng dẫn đến phân có máu khi đi ngoài. Tùy nguyên nhân do vi khuẩn, nấm hay virus mà người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chống nấm tương ứng.

2.10. Viêm đại trực tràng

Viêm đại trực tràng là một trong những nguyên nhân gây đại tiện ra máu
Viêm đại trực tràng là một trong những nguyên nhân gây đại tiện ra máu

Viêm đại tràng, viêm trực tràng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này có: 

  • Nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng
  • Mắc hội chứng ruột kích thích
  • Mắc bệnh Crohn
  • Ảnh hưởng của điều trị xạ trị, hóa trị
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Táo bón
  • Uống nhiều rượu bia

2.11. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đi ngoài có máu trong phân.

2.12. Ung thư đại tràng

Đi cầu ra máu tươi có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng
Đi cầu ra máu tươi có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng. Nếu người bệnh đi ngoài ra máu do nguyên nhân này thì còn có thêm một số biểu hiện như: 

  • Táo bón
  • Đau bụng
  • Đầy bụng
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Thay đổi thói quen đại tiện
  • Phân dẹt và lỏng
  • Tiểu không tự chủ
  • Tiểu buốt
  • Giảm cân đột ngột
  • Người mệt mỏi

3. Đi ngoài ra máu khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đi nặng ra máu khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Đi nặng ra máu khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện thông thường và không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc gây đau đớn thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp khi thấy các dấu hiệu sau: 

  • Đi cầu ra nhiều máu kéo dài hơn 2 tuần
  • Trẻ nhỏ đi ngoài ra phân nhiều máu
  • Cảm thấy người mệt mỏi
  • Sức khỏe suy giảm
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đau bụng, sưng bụng
  • Sốt cao
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng
  • Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường
  • Đi ngoài hoặc đi tiểu không kiểm soát.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu: Phụ huynh nên giải quyết ra sao?

4. Xét nghiệm phát hiện sớm máu trong phân

Xét nghiệm sớm máu trong phân để phát hiện nguy cơ về bệnh lý nguy hiểm
Xét nghiệm sớm máu trong phân để phát hiện nguy cơ về bệnh lý nguy hiểm

Tình trạng đi ngoài ra máu có thể xảy ra từ lâu nhưng chỉ có thể phát hiện được bằng mắt thường khi tình trạng đã diễn biến nặng. Do đó, những người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng nên thực hiện xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

Xét nghiệm quan trọng này giúp tìm máu ẩn trong phân, hiệu quả trong sàng lọc ung thư đại trực tràng. Trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân cần tránh ăn các thực phẩm như chuối, củ cải, cá trích, thực phẩm giàu vitamin C…

Nếu kết quả bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài phương pháp khác như nội soi, chụp khung đại tràng, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, siêu âm.

5. Biện pháp điều trị và phòng ngừa đi ngoài ra máu

Các biện pháp điều trị đi ngoài ra máu tươi hiệu quả nhất
Các biện pháp điều trị đi ngoài ra máu tươi hiệu quả nhất

Để điều trị cũng như phòng ngừa đi ngoài ra máu người bệnh cần chú ý:

  • Cần đi khám và uống thuốc đều đặn theo phác đồ của bác sĩ sau khi thăm khám.
  • Chú ý chế độ ăn uống hàng ngày, đó là ăn uống khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ, trái cây, uống nhiều nước để giảm nguy cơ táo bón. Hạn chế thực phẩm gây nóng trong như: thức ăn nhiều chất béo, chua cay, đồ ngọt. 
  • Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một thời điểm nhất định, tránh rặn quá mạnh, không đi cầu quá lâu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện.
  • Nên ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước. 
  • Người bệnh tránh mang vác bưng bê vật nặng, không đứng lâu, ngồi lâu một chỗ. 
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để cải thiện sức khỏe, thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt. Nên chọn bài tập phù hợp để có thể tập đều đặn hàng ngày.

Xem thêm: Cách trị đi cầu ra máu tại nhà hiệu quả

Người bệnh có thể dùng thêm sản phẩm thảo dược an toàn, hỗ trợ điều trị hiệu quả với công dụng giúp nhuận tràng và phòng ngừa táo bón, trĩ hiệu quả nhờ vào hoạt chất có trong các thành phần như Đương quy, Diếp cá, Tinh chất nghệ meriva, Rutin, MagieRutin có chứa vitamin P có tác dụng làm bền thành mạch, tăng sự bền vững ở hồng cầu, chống co thắt, giảm lực cơ trơn. Rutin còn giúp nhuận tràng, điều trị giãn tĩnh mạch. Đương quyMagie cũng tăng cường khả năng giúp làm giảm đau, hoạt huyết, nhuận tràng, thông đại tiện, hạn chế tình trạng táo bón.

Với các chia sẻ trên đây, hy vọng rằng sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về chứng đi cầu ra máu để tìm được phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả. Khi nhận thấy tình trạng bệnh nhân trở nặng, nên đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời, tránh việc chủ quan gây nên hậu quả đáng tiếc.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Blood in Stool: Causes and Treatment. https://www.webmd.com/digestive-disorders/blood-in-stool
  • [2] Rectal Bleeding. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/14612-rectal-bleeding

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA