Nếu bạn đang bị đi ngoài ra máu có mùi tanh thì chia sẻ dưới đây sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn cải thiện tình trạng này hiệu quả ngay tại nhà.
1. Đi ngoài ra máu có mùi tanh là bệnh gì?
1.1. Dấu hiệu của bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu có mùi tanh có thể do bệnh trĩ – bệnh lý về hậu môn trực tràng. Bệnh thường xảy ra với những người hay phải ngồi nhiều, ít vận động, béo phì với dấu hiệu đi ngoài ra máu đối với tình trạng bệnh đã trở nặng, phân có mùi tanh, thường bị táo bón, đau rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện,… Tuy bệnh không gây nguy hiểm đối với người bệnh nhưng nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây lên nhiều phiền toái cho người bệnh và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
1.2. Hiện tượng nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng hậu môn có các vết nứt do các mô, trực tràng của hậu môn bị rách dẫn đến tình trạng chảy máu. Phân có mùi tanh có thể do người bệnh sử dụng những loại thức ăn có mùi tanh như cá, rong biển,… Đi ngoài ra máu có mùi tanh do nứt kẽ hậu môn không gây nguy hiểm cho người bệnh, nhưng nếu không cải thiện thì tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Người bệnh nên ăn nhiều chất xơ để phân mềm, dễ đi, không phải rặn nhiều.
1.3. Biểu hiện của bệnh sa trực tràng
Sa trực tràng là tình trạng một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị lại, chui ra ngoài ra lỗ hậu môn. Người bệnh sĩ có những biểu hiện như chảy máu trực tràng, đại tiện chỉ có dịch nhầy, tiêu chảy và có thói quen tiêu thất thường do đó mà người bệnh thấy tình trạng đi ngoài ra máu kèm theo mùi tanh. Bệnh cần được điều trị nếu không sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
1.4. Triệu chứng của bệnh polyp hậu môn
Polyp hậu môn là những khối u lồi vào trong ruột kết, xảy ra do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết thành. Polyp hậu môn có những triệu chứng như đại tiện ra máu, đi ngoài ra phân lỏng, mùi tanh, đau bụng, sốt, nôn, thiếu máu, chân tay mệt mỏi,… Bệnh lý này nếu không được điều trị đúng phương pháp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
1.5. Apxe hậu môn
Đây là một loại viêm nhiễm ở hậu môn, khiến mô mềm xung quanh hậu môn trực tràng sưng tấy, tụ mủ với các triệu chứng như sưng ngứa quanh hậu môn, ổ áp xe có hiện tượng chảy mủ vàng, đặc, đại tiện ra máu có mùi tanh hôi. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử, viêm nang lông, rò hậu môn thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
1.6. Rò rỉ hậu môn
Rò rỉ hậu môn xuất hiện từ biến chứng bệnh apxe hậu môn với triệu chứng là hậu môn có chất nhầy, đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, thấy xuất hiện mụn mủ, nặn ra chảy mủ, ngứa, phân rỉ qua lỗ rò kèm theo máu, có mùi hôi tanh,… Nếu không điều trị kịp thời có thể gây hoại tử, nặng hơn là ung thư trực tràng.
2. Cách chữa đi ngoài ra máu có mùi tanh
2.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Để cải thiện tình trạng đi cầu ra máu kèm mùi tanh thì người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, cụ thể là:
- Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm ăn hàng ngày như rau xanh, củ quả, hoa quả tươi…
- Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ nhất là với người làm công việc văn phòng.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao với động tác nhẹ nhàng, kích thích tiêu hóa như đi bộ, tập yoga, ngồi thiền,…
- Ngủ đủ giấc, nên ngủ trước 11h đêm để đảm bảo sức khỏe.
2.2. Chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian
Người bệnh cũng có thể áp dụng các cách được dân gian áp dụng nhiều vừa an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí,…
- Bài thuốc với rau diếp cá: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, trị táo bón,… Người bệnh lấy 1 nắm diếp cá, lá dâu tằm, lá trầu không rửa sạch rồi đêm đun với 2 lít nước. Sau khi sôi để lửa nhỏ liu riu 15 phút. Đổ nước ra chậu để xông hậu môn 1 lần/ngày.
- Lá thiên lý: Có tác dụng an thần, giải nhiệt, bồi bổ cơ thể, gây tê tại chỗ, giảm đau đớn vùng hậu môn,… Người bệnh lấy 100g lá thiên lý non rửa sạch, giã nát với 5g muối, thêm 30ml nước đun sôi để nguội khuấy đều. Dùng bông gòn lấy nước thấm vào chỗ lòi dom, thực hiện 1 – 2 lần/ngày.
Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm có chứa Rutin, Đương quy, Magie. Trong đó Rutin có chứa vitamin P có tác dụng làm bền thành mạch, tăng sự bền vững ở hồng cầu, chống co thắt, giảm lực cơ trơn. Rutin còn giúp nhuận tràng, điều trị giãn tĩnh mạch. Đương quy và Magie cũng tăng cường khả năng giúp làm giảm đau, hoạt huyết, nhuận tràng, thông đại tiện, hạn chế tình trạng táo bón.
Đi ngoài ra máu có mùi tanh là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh do đó cần điều trị ngay trước khi bệnh có những biến chứng nguy hiểm.
>> Xem thêm: Uống bia rượu đi ngoài ra máu: Hiểu để bảo vệ sức khỏe
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA