Thời tiết thay đổi thất thường dễ khiến cơn hen bùng phát ở trẻ có cơ địa dị ứng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em rất quan trọng, mang lại lợi ích rõ ràng như kiểm soát cơn hen, hạn chế tới mức thấp nhất tác dụng phụ của thuốc điều trị.
1. Tổng quan về hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản ở trẻ em xảy ra khi niêm mạc đường hô hấp bị viêm, sưng kết hợp với phản ứng kích thích dẫn đến hiện tượng co thắt. Lúc này, ống dẫn khí sẽ bị thu hẹp, khiến lưu lượng khí trao đổi ở phổi giảm đáng kể, dẫn đến các cơn khó thở, thở khò khè, nặng ngực và ho.
1.1. Triệu chứng bệnh hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản trẻ em thường xuất hiện sau những đợt trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây nên, bệnh cũng có thể xuất hiện khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa hay trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá,…
Để phát hiện sớm bệnh hen phế quản ở trẻ em, ba mẹ cần lưu ý những biểu hiện sau đây:
- Ho nhiều, đặc biệt là về đêm và gần sáng.
- Khó thở, thở gấp khi gắng sức như sau khi tập thể dục, chạy nhảy, khóc to,…
- Tiếng thở khò khè, thở rít khi thời tiết thay đổi.
- Ho, khò khè hoặc khó thở sau khi tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật,…;
- Bị cảm lạnh kéo dài, các triệu chứng sẽ giảm nếu sử dụng thuốc giãn phế quản.
Hen phế quản là bệnh không thể chữa khỏi và sẽ theo trẻ suốt đời. Cơn hen có thể tái phát khi bé tiếp xúc với các dị nguyên ngay cả khi đang khỏe mạnh và không có triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nếu thực hiện các biện pháp điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em đúng cách có thể giúp kiểm soát cơn hen và giúp bé có cuộc sống bình thường.
1.2. Nguyên nhân hen phế quản ở trẻ em
Hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây hen phế quản ở trẻ em, song theo các chuyên gia có hai yếu tố nguy cơ gây bệnh là do cơ địa dễ bị dị ứng (di truyền từ gia đình) hoặc do trẻ tiếp xúc với một số yếu tố như thuốc lá, virus, hoặc dị nguyên (phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,…).
Ngoài ra, một số yếu tố khiến người có nguy cơ mắc bệnh bộc phát cơn hen, bao gồm:
- Thay đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm
- Viêm đường hô hấp mãn tính, nhiễm khuẩn phế quản
- Tiếp xúc với hóa chất và khí độc
- Gắng sức khi tập thể dục hoặc trẻ nô đùa quá mức
- Xúc động mạnh, quá vui hoặc buồn;
2. Điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em
Dự phòng hen phế quản ở trẻ em sẽ mang lại lợi ích rõ ràng, không chỉ giảm các triệu chứng bệnh mà còn hạn chế số lần lên cơn hen và ngăn ngừa cơn hen tái phát.
2.1. Mục đích của điều trị dự phòng
Mục đích của điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em là kiểm soát quá trình viêm, đồng thời giảm phản ứng quá mức của đường thở với các dị nguyên, từ đó giúp trẻ mắc hen phế quản:
- Không còn triệu chứng hen khi gắng sức;
- Duy trì chức năng phổi bình thường;
- Ngăn ngừa và giảm bớt tổn thương đường thở.
- Giảm cơn ho về đêm;
- Kiểm soát được cơn hen cấp tính;
- Ngăn ngừa cơn hen tái phát;
- Giảm thiểu tới mức thấp nhất biến chứng của hen phế quản;
2.2. Nguyên tắc điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em
Nguyên tắc điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em bao gồm:
- Dùng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm để kiểm soát triệu chứng, tăng cường chức năng hô hấp.
- Thuốc được chỉ định dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh, triệu chứng trẻ gặp phải, bệnh lý đi kèm,… Thuốc phải được dùng hằng ngày và trong một thời gian nhất định.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị.
2.3. Một số lưu ý khi dự phòng hen phế quản ở trẻ em
Trong quá trình điều trị hen suyễn ở trẻ, ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần lưu ý những cách phòng bệnh hen phế quản ở trẻ em sau:
- Luôn mang theo thuốc hen dạng hít bên người để phòng ngừa trường hợp trẻ cần dùng gấp.
- Cho trẻ sử dụng các loại thuốc giãn phế quản theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Không được tự ý cho trẻ ngừng thuốc điều trị dự phòng khi thấy trẻ hết triệu chứng và chơi đùa bình thường.
- Không dùng kháng sinh trong điều trị hen phế quản, ngoại trừ trường hợp có nhiễm vi khuẩn.
- Loại bỏ các yếu tố có thể gây bốc phát cơn hen ở trẻ như bụi bẩn, nấm mốc, lông động vật,… bằng cách vệ sinh nhà cửa, không gian sống sạch sẽ; không cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi; tránh cho trẻ ăn thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng. Hạn chế cho con đến khu vực đông người, dễ kẹt xe, chen lấn.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, cho trẻ mang khẩu trang khi ra ngoài để tránh luồng khí lạnh cũng như các bệnh về hô hấp khác.
- Theo dõi chức năng phổi bằng phương pháp đo cung lượng đỉnh.
Bên cạnh đó, cách phòng bệnh hen phế quản ở trẻ em đơn giản, hiệu quả nhất là giữ thông thoáng đường thở, làm sạch gỉ mũi, chất nhầy, loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang để giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, từ đó ngăn cơ hen tái phát. Phụ huynh có thể cho bé dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết phòng tránh các bệnh đường hô hấp, trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng.
Người lớn bị hen suyễn có thể sử dụng thêm sản phẩm xịt rửa mũi chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em. Phụ huynh cần chú ý những nguyên tắc điều trị để kiểm soát và bảo vệ sức khỏe bé yêu.
Bài viết liên quan:
- Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ nhỏ như thế nào?
- Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ em bị hen phế quản
- Cha mẹ quan tâm: Trẻ bị hen phế quản nên ăn gì và kiêng gì?
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn