Huyết khối tĩnh mạch sâu hầu như không gây đe dọa tính mạng người bệnh nhưng biến chứng của bệnh sẽ rất nguy hiểm. Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu thế nào để hiệu quả nhất là quan tâm của người bệnh sẽ có trong nội dung sau.
1. Tổng quan bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng cục máu đông (huyết khối) xuất hiện bên trong lòng tĩnh mạch, gây cản trở dòng máu từ tĩnh mạch trở về tim. Cục máu đông này thường được hình thành ở những vùng máu chảy chậm như tĩnh mạch 2 chân hoặc tại những vị trí mạch máu bị tổn thương. Huyết khối tĩnh mạch sâu thường gặp nhất ở vùng chi dưới, nhưng cục máu đông có thể hình thành ở các vị trí khác trong cơ thể như cánh tay, ổ bụng, gan, thận hoặc não, cũng có khi chúng được hình thành từ những mảnh vỡ của huyết khối lớn, di chuyển trong lòng mạch và tiếp tục lớn lên.
Người bệnh sẽ thấy một số triệu chứng như sưng nề bên chân hoặc tay, đau nhức khi cử động, da tím tái, tĩnh mạch nông nổi rõ trên da. Một số nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu như chấn thương mạch máu, ít vận động, thừa cân, tiền sử gia đình có người bị huyết khối, hoặc phụ nữ mang thai những tháng cuối,…
Huyết khối tĩnh mạch sâu không chỉ là một cơn đau nhức tạm thời, nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, như bệnh phổi tắc nghẽn hoặc thậm chí, trong tình huống tồi tệ nhất, có thể dẫn đến tử vong. Huyết khối tĩnh mạch sâu như một “quả bom hẹn giờ” đang chờ thời điểm phát nổ, vì vậy bạn cần phải hành động trước khi quá muộn.
2. Điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu là nhằm mục tiêu phòng biến chứng bao gồm ngăn ngừa tắc mạch phổi, hội chứng sau huyết khối và giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Thuốc chống đông máu và kháng kết tập tiểu cầu
Các thuốc chống đông máu được chỉ định để ngăn sự phát triển, lan rộng của huyết khối và phòng ngừa hình thành cục máu đông mới. Do đó, thuốc chống đông máu cần được sử dụng kéo dài sau khi điều trị khỏi bệnh (theo hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ). Các nhóm thuốc thường dùng bao gồm:
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Aspirin, clopidogrel, ticagrelor.
- Thuốc kháng vitamin K: warfarin, acenocoumarol.
- Heparin.
- Thuốc ức chế yếu tố Xa thế hệ mới như rivaroxaban, apixaban, dabigatran.
Người bệnh cần lưu ý là các thuốc chống đông máu gây tăng nguy cơ chảy máu, khó cầm máu, nên người bệnh điều trị với thuốc chống đông máu cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ và thông báo với nhân viên y tế khi điều trị các bệnh lý khác.
Thuốc làm tan cục máu đông
Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tiêu sợi huyết để phá vỡ cấu trúc liên kết của huyết khối giúp làm tan cục máu đông nhờ đó lòng mạch bị tắc sẽ được tái lưu thông trở lại. Bạn cần chú ý biến chứng xuất huyết não sau dùng tiêu sợi huyết.
Đặt filter lọc máu trong tĩnh mạch
Các biện pháp can thiệp mạch như đặt ống thông trực tiếp hoặc đặt stent khá phổ biến hiện nay. Các biện pháp phẫu thuật huyết khối tĩnh mạch sâu này sẽ giúp nhanh chóng loại bỏ cục máu đông, thiết lập lại dòng chảy bình thường, trong đó đặt filter lọc máu trong tĩnh mạch được đánh giá cao trong những trường hợp có nguy cơ chảy máu cao, chống chỉ định hoặc không hiệu quả với các thuốc chống đông, thích hợp áp dụng vừa để điều trị vừa phòng tái phát bệnh.
Dùng vớ y khoa
Một trong những cách điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu đơn giản là dùng vớ y khoa. Vớ y khoa có tác dụng tăng áp lực lên thành mạch máu, nhằm hỗ trợ dòng máu tĩnh mạch trở về tim, giảm nguy cơ tái phát bệnh. Có nhiều loại kích cỡ khác nhau phù hợp với từng vị trí mong muốn sử dụng.
Chế độ dinh dưỡng và luyện tập
Một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hồi phục là sự kết hợp giữa điều trị y tế và lối sống lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể chất giúp nâng cao sức khỏe của bạn.
Người bị huyết khối tĩnh mạch sâu nên ăn gì? Đó là những loại thực phẩm chứa omega-3, chứa flavonoid như cá hồi, hạt chia, hạt lạnh, quả bơ, trái cây mọng nước, hạt óc chó,…
Song song đó, tập luyện thể dục mỗi ngày, nhịp tim tăng lên tạo dộng lực cho máu lưu thông tốt hơn. Đặc biệt khi tập thể dục sẽ tiết ra endorphins – hormone “hạnh phúc”, không chỉ giúp giảm đau mà còn thư giãn tinh thần, giúp mau phục hồi sức khỏe. Bị huyết khối tĩnh mạch sâu có thể chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, pilates.
3. Phòng ngừa bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp giúp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu dưới đây:
- Nên dành thời gian vận động, luyện tập trong ngày để tăng cường sức cơ.
- Thay đổi tư thế, đứng lên và đi lại trong 5 – 10 phút nếu công việc yêu cầu ngồi lâu.
- Tập vận động sớm sau khi bị bệnh hoặc sau các cuộc mổ.
- Chế độ ăn dinh dưỡng, cân đối, lành mạnh.
- Hạn chế các thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh.
- Bỏ thuốc lá.
Bên cạnh đó người bệnh có thể bổ sung thêm sản phẩm viên uống Omega-3 sẽ hỗ trợ điều trị, cải thiện và ngăn ngừa huyết khối. Hãy chọn Omega-3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cùng với omega-3 thì người bệnh nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về cách điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, đồng thời nắm được những biện pháp phòng ngừa hỗ trợ hiệu quả để đảm bảo sức khỏe, cải thiện cuộc sống.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn