Dù không phải là bệnh hiếm gặp nhưng rối loạn kinh nguyệt vẫn gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và đe dọa sức khỏe của chị em phụ nữ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để làm giảm nhanh các triệu chứng thì người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng Đông y vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả lâu dài.
1. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em, bao gồm: vô kinh, rong kinh, trễ kinh, kinh đến sớm, kinh nguyệt ra ít, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng, đau thắt lưng khi hành kinh… Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường rõ ràng và xảy ra trong thời gian hành kinh nên chị em có thể dễ dàng nhận biết được.
- Màu sắc kinh bất thường: Máu kinh chuyển từ màu đỏ thẫm sang đỏ nâu, thậm chí chuyển sang màu đen và lẫn cục máu đông, mùi hôi khó chịu…
- Rong kinh: Rong kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị em phụ nữ. Số ngày hành kinh ở chu kỳ bình thường là 3-5 ngày, lượng máu kinh từ 20-80ml. Tuy nhiên, nếu bị rong kinh, thời gian có kinh kéo dài trên 7 ngày, máu kinh ra nhiều.
- Kinh nguyệt không đều: Kinh nguyệt hoàn toàn không có tính quy luật, thời gian giữa hai kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có khi chỉ vài ngày. Lượng kinh nguyệt có lúc nhiều nhưng cũng có lúc ít.
- Thưa kinh, thiểu kinh: Chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng thì gọi là kinh nguyệt thưa. Thời gian bị kinh ít hơn 3 ngày, lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí không cần dùng thì gọi là kinh nguyệt ít hay thiểu kinh.
- Chậm kinh: Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt đến chậm trên 7 ngày, thậm chí cả tháng so với chu kỳ trước.
- Có kinh sớm: Ngày hành kinh của các chị em đột ngột đến sớm hơn 7 ngày, thậm chí 1 tháng có kinh 2 lần… đều là những biểu hiện của kinh nguyệt đến sớm.
- Tắc kinh: Tắc kinh là tình trạng kinh nguyệt đột ngột biến mất và không xuất hiện lại trong thời gian dài.
- Mất kinh: Mất kinh được chia thành 2 dạng là mất kinh nguyên phát và thứ phát. Mất kinh nguyên phát là những trường hợp từ lúc dậy thì đến khi trưởng thành không hề có kinh nguyệt. Ngược lại mất kinh thứ phát là do một vài nguyên nhân khiến kinh nguyệt không xuất hiện.
- Đau bụng kinh (thống kinh): Đau bụng kinh là một biểu hiện bình thường thường xảy ra trước và trong thời gian hành kinh. Tuy nhiên, chị em bị rối loạn kinh nguyệt có thể bị đau bụng dữ dội trước và trong thời gian hành kinh. Những cơn đau kéo dài khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, mặt xanh xao, mất sức… làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
- Xuất huyết ngoài kỳ kinh: Lượng máu kinh có thể xuất hiện ở giữa chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên chúng ra rất ít và nhanh chóng biến mất.
Rối loạn kinh nguyệt nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Vì vậy, chị em khi thấy các biểu hiện trên cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm: Chị em phải làm gì để điều trị rối loạn kinh nguyệt?
2. Các bài thuốc Đông y chữa rối loạn kinh nguyệt
Theo Đông y, nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt là do huyết nhiệt, hư nhiệt, khí hư, huyết ứ, huyết hư, can thận hư tổn khiến khí huyết không thông… Do vậy, các bài thuốc Đông y tập trung điều trị các chứng huyết nhiệt, huyết hư và phục hồi các chức năng can, tỳ, thận,… Từ đó, giúp điều hòa kinh nguyệt và ngăn ngừa tái phát.
2.1. Bài thuốc 1
Bài thuốc có tác dụng hóa ẩm chữa huyết nhiệt, huyết hư giúp ổn định khí huyết. Thường sử dụng cho những người mắc rối loạn kinh nguyệt do huyết nhiệt với các triệu chứng: kinh đến sớm, lượng kinh nhiều, máu kinh sẫm màu, có khi vón cục mùi hôi tanh.
- Nguyên liệu gồm: Sinh địa 12g, Hoàng cầm 12g, Xích thược 12g, Bạch môn đông 12g, Đan bì 2g, Thạch hộc 10g, Bạch linh 2g.
- Liều dùng: Sắc uống 1 thang trước kỳ kinh 7 ngày sẽ có hiệu quả.
2.2. Bài thuốc 2
Đây là bài thuốc chữa chứng hư nhiệt, khí hư với những triệu chứng: kinh nguyệt ra sớm, máu kinh ít, màu kinh đỏ au, không vón cục. Đặc biệt, rất phù hợp với chị em bị khó ngủ, bồn chồn không yên, mặt mày nóng, lưỡi khô, miệng loét…
- Nguyên liệu gồm: Sinh địa 40g, A giao 12g, Huyền sâm 40g, Địa cốt bì 12g, Bạch thược 20g, Mạch môn 20g.
- Liều dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang, uống liên tục 5 – 10 thang để điều hòa kinh nguyệt.
2.3. Bài thuốc 3
Bài thuốc chữa hư hàn giúp lưu thông khí huyết, điều hòa lượng máu kinh và màu kinh. Bài thuốc này thích hợp với những người bị chứng hư hàn khiến khí huyết không lưu thông, kinh nguyệt ra ít, màu kinh nhợt nhạt hoặc những người thể hàn, cơ thể sợ lạnh, đau bụng, môi nhợt nhạt…
- Nguyên liệu: Thục địa 12g, Xương hồ 8g, Xuyên khung 10g, Đảng sâm 12g, Can khương 8g, Hà thủ ô 10g, Ngải cứu 12g
- Liều dùng: Sắc uống ngày một thang, uống 5 – 10 thang.
2.4. Bài thuốc 4
Bài thuốc dùng cho những phụ nữ bị rong kinh do chứng tỳ khí hư làm ảnh hưởng đến việc lưu thông khí huyết trong cơ thể. Bên cạnh đó, đối với những người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mau kinh, máu kinh nhạt màu thì cũng nên dùng bài thuốc này.
- Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ 20g, Chích thảo 4g, Thăng ma 4 – 6g, Đẳng sâm 12g, Đương quy 12g, Sài hồ 6 – 10g, Bạch truật 12g, Trần bì 4 – 6g
- Cách dùng: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang
2.5. Bài thuốc 5
Công dụng bồi bổ khí huyết, dành cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh dài ngày, ra nhiều máu kinh, hay lo âu, suy nghĩ, cơ thể suy nhược.
- Nguyên liệu gồm: Đương quy (phơi khô và tẩm rượu), Đẳng sâm, Bạch thược, Bạch truật, Thục địa, Bạch linh mỗi vị 12g, Xuyên khung 6 – 8g, Chích thảo 2 – 4g, Sinh khương 2 – 3 lát, Đại táo 2 quả
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
2.6. Bài thuốc 6
Bài thuốc trị chứng huyết ứ thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh nở hoặc người bị hành kinh ứ đọng trong tử cung không thoát ra được khiến kinh nguyệt không đều, máu kinh bầm tím, đóng cục. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh mắc huyết ứ mặt mày tím tái, chướng bụng, táo bón, đi tiểu nước vàng, lưỡi đỏ… đều có thể sử dụng.
- Nguyên liệu gồm: Sinh địa 12g, Ích mẫu 16g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Kê huyết đằng 16g, Uất kim 8g
- Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, uống 5 – 10 thang.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y chữa rối loạn kinh nguyệt
Để bài thuốc được phát huy công dụng, điều trị đúng bệnh, đảm bảo an toàn, trong quá trình điều trị người bệnh cũng nên chú ý một số điều sau:
- Bạn chỉ nên sử dụng các bài thuốc Đông y điều hòa kinh nguyệt khi có sự cho phép từ các lương y. Đồng thời cần sắc thuốc đúng cách và uống thuốc theo đúng liều lượng được kê đơn.
- Chấp hành đúng quy định, nguyên tắc điều trị của các bác sĩ đưa ra.
- Trong thời gian sử dụng các bài thuốc Đông y người bệnh không nên tự ý mua và dùng thêm các loại thuốc Tây y.
- Chị em nên chọn những nhà thuốc hoặc thầy thuốc uy tín, có nhiều kinh nghiệm để tìm đúng nguyên nhân, điều trị đúng bệnh. Trong lúc sử dụng thuốc có xuất hiện biểu hiện lạ cần ngưng thuốc và khám trở lại để áp dụng lộ trình điều trị mới hiệu quả, an toàn hơn.
- Khi dùng thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt cần chú trọng chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập để đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt từ Đông y, chị em nên kết hợp với việc sử dụng estrogen thảo dược để giúp điều hòa kinh nguyệt. Phương pháp này có tác dụng bổ sung và cân bằng nội tiết tố cho cơ thể – nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị em phần nào cải thiện được tình trạng của mình
Xem thêm: 4 cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu hiệu quả bất ngờ
Nguồn tham khảo
- [1] Chinese medicine for irregular periods. https://www.ginsen-london.com/blog/irregular-period-treatment/
- [2] Can TCM Help With Irregular Menstruation? https://www.orientalremediesgroup.com/can-tcm-help-with-irregular-menstruation/
- [3] How Chinese Herbal Medicine Can Support Women’s Hormones. https://www.aoma.edu/how-chinese-herbal-medicine-can-support-womens-hormones/
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn