Chị em phải làm gì để điều trị rối loạn kinh nguyệt?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
19 Tháng Bảy 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1097

Chu kỳ kinh nguyệt đang yên đang lành bỗng bị rối loạn, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh lý chị em phụ nữ. Cần làm gì để “dẹp yên ổn” rối loạn các kỳ kinh.

Chị em phải làm gì để điều trị rối loạn kinh nguyệt?
Chị em phải làm gì để điều trị rối loạn kinh nguyệt?

1. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và lượng máu kinh so với những chu kỳ trước đó. Thông thường, hiện tượng này sẽ đến từ một số nguyên nhân như:

1.1. Mất cân bằng nội tiết tố

Nội tiết tố nữ bao gồm estrogen và progesterone, có vai trò quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt. Cơ chế tiết ra các hormone này rất phức tạp và có liên quan đến hoạt động của 3 cơ quan: vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó tác động (có thể là chủ quan hoặc khách quan) làm ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone, gây mất cân bằng nội tiết tố và khiến kinh nguyệt bị rối loạn.

1.2. Tăng hoặc giảm cân

Tăng hoặc giảm cân quá nhanh trong một thời gian ngắn cũng là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều. Giảm cân quá nhiều sẽ khiến cơ thể không đủ chất để sản sinh các hormone cần thiết cho sự rụng trứng. Ngược lại, tăng cân quá nhanh cũng tác động đến mức insulin gây ra bất thường về kinh nguyệt.

1.3. Rối loạn ăn uống

Chế độ ăn uống thất thường, không điều độ, thiếu chất hay thường xuyên sử dụng các chất kích thích cũng sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

1.4. Tập thể dục quá nhiều

Tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể khỏe đẹp nhưng nếu tập thể dụng quá sức thì lại là nguyên nhân gây trở ngại cho hormone chịu trách nhiệm về kinh nguyệt, ảnh hưởng đến chu kỳ và gây ra chứng rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Do đó, bạn cần điều chỉnh cường độ tập phù hợp và bổ sung lượng calo cần cho cơ thể có thể sẽ giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt.

1.5. Rối loạn tuyến giáp

Các vấn đề về tuyến giáp như suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém… cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Người bị rối loạn tuyến giáp sẽ có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, nhiều kinh hơn và đau bụng nhiều hơn. Ngoài ra, bạn còn có thể bị lạnh tay chân, cơ thể mệt mỏi, lo lắng, tim đập nhanh… trong những ngày có kinh.

1.6. Cho con bú

Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xuất hiện ở các chị em trong thời kỳ nuôi con nhỏ và đang cho con bú. Nguyên nhân là do estrogen suy giảm để nhường chỗ cho hormone prolactin – hormone sản sinh sữa mẹ. Điều này sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị chậm lại. Tuy nhiên, sau một thời gian, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở về như bình thường nên bạn không cần quá lo lắng.

1.7. Dậy thì

Bắt đầu vào tuổi dậy thì, cơ thể trải qua những thay đổi lớn. Đây là thời gian buồng trứng đang dần hoàn thiện và bé gái bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Chính vì vậy, chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên thất thường và có thể sẽ mất vài năm để chúng ổn định.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

1.8. Hội chứng buồng trứng đa nang

Đối với chị em sau tuổi dậy thì, thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ đi vào ổn định. Tuy nhiên, khi chu kỳ kinh thường xuyên thay đổi bất thường, ngắn dưới 25 ngày hoặc dài trên 35 ngày, số ngày có kinh ngắn và lượng máu ít, có khả năng bạn đã mắc phải bệnh buồng trứng đa nang.

Chị em bị đa nang buồng trứng có lượng hormone nam cao bất thường, nên dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, từ đó gây ra những bất thường trong chu kỳ rụng trứng, dẫn đến khó thụ thai hoặc vô sinh. Ngoài ra, nó có thể là tác nhân gây vô sinh, tăng cân hoặc béo phì ở nữ giới.

1.9. Trước khi mãn kinh

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh (thường bắt đầu ở độ tuổi 40 hoặc sớm hơn), hoạt động của buồng trứng suy giảm, các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ tiền mãn kinh bị rối loạn kinh nguyệt cũng có thể kèm theo các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, thay đổi tâm trạng, khó ngủ, khô âm đạo…

1.10. Căng thẳng, stress kéo dài

Việc thường xuyên căng thẳng, suy nghĩ nhiều cùng với chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất, hay thức khuya… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ

2. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt nếu không được có phương pháp điều trị kịp thời và phù hợp sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Thiếu máu: Với những trường hợp phụ nữ có chu kỳ kinh thất thường, lượng kinh ra nhiều và kéo dài thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất máu, gây thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, tim loạn nhịp, thở gấp… thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Kinh nguyệt không đều hay kéo dài sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng phát triển và ra những bệnh viêm nhiễm ở “vùng kín” như viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng….
  • Bị vô sinh: Chu kỳ kinh nguyệt thất thường, thời điểm rụng trứng diễn ra không thường xuyên hoặc viêm nhiễm phụ khoa gây tắc vòi tử cung sẽ có thể sẽ cản trở quá trình thụ tinh. Do vậy, chị em bị rối loạn kinh nguyệt sẽ khó mang thai và có nguy cơ cao bị vô sinh.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: Rối loạn kinh nguyệt khiến cơ thể mệt mỏi thất thường, đau nhức vùng kín gây cảm giác khó chịu. Đồng thời sẽ giảm hưng phấn, không tự tin trong lúc quan hệ và hiệu quả không cao do cơ thể quá mệt và suy nhược.
  • Ảnh hưởng đến nhan sắc: Việc rối loạn 2 hormone là estrogen và progesteron sẽ ảnh hưởng xấu đến nhan sắc, sự tươi trẻ của chị em phụ nữ, khí huyết kém lưu thông khiến làn da nhanh bị lão hóa, dễ nổi mụn, nám, tàn nhang…
  • Các bệnh lý khác: Rối loạn kinh nguyệt còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác như ung thư niêm mạc tử cung, buồng trứng đa nang, viêm nhiễm phụ khoa…. Nếu không có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

3. Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà hiệu quả

Để điều trị rối loạn kinh nguyệt, tốt nhất chị em nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách để cải thiện cũng như ngăn ngừa tình trạng kinh nguyệt không đều:

  • Cải thiện chế độ ăn uống: Một chế độ dinh dưỡng điều độ, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt. Chị em nên bổ sung nhiều rau xanh, củ, quả tươi, uống nhiều nước. Đồng thời hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ cay nóng và các chất kích thích.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Thiết lập lại thời gian biểu hằng ngày cũng là một cách hay để điều hòa kinh nguyệt. Không nên làm việc quá sức, ngủ muộn mà thay vào đó hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc để cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Tâm lý thoải mái: Bạn hãy tạo cho mình một tâm lý vui vẻ, thoải mái bằng cách nghe nhạc, xem phim hay trò chuyện với bạn bè. Một trạng thái tinh thần cân bằng, ít căng thẳng sẽ là liều thuốc tốt nhất để giảm thiểu tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn và khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng sức đề kháng và có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt. Lưu ý không nên tập luyện quá sức sẽ không đạt được hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Một số loại thuốc tránh thai có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em không nên lạm dụng thuốc tránh thai, bởi loại thuốc ngày có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và không ngoại trừ khả năng sẽ ảnh hưởng ngược đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Chị em phụ nữ nên nhờ bác sĩ tư vấn nếu có ý định muốn sử dụng hoặc dùng biện pháp tránh thai an toàn khác.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Những chất kích thức như bia, rượu, thuốc lá… vẫn luôn là kẻ thù với nhan sắc của phụ nữ, đặc biệt còn ảnh hưởng đến nội tiết, gây nên rối loạn kinh nguyệt. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng chất kích thích để điều trị rối loạn kinh nguyệt.
  • Điều trị các bệnh khác nếu có: Các bệnh lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó hãy điều trị các bệnh lý khác trước khi điều trị rối loạn kinh nguyệt.
  • Sử dụng sản phẩm cân bằng nội tiết tố nữ: Sản phẩm cân bằng nội tiết tố nữ cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt cho chị em phụ nữ. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm khác nhau tuy nhiên các sản phẩm chứa estrogen thảo dược như EstroG-100 và các tiền nội tiết tố nữ vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều chị em phụ nữ.

EstroG-100 được chiết xuất từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Đây là 3 loại thảo dược quý của Hàn Quốc và được sử dụng tại Hàn Quốc, Trung Quốc hàng trăm như một phương thuốc dân gian. EstroG-100 hoạt động theo cơ chế là một loại nguyên liệu để cơ thể tự tổng hợp estrogen theo mức độ thiếu hụt. Từ đó, giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Mặt khác, EstroG-100 đã được kiểm định và chứng minh là an toàn, hiệu quả hơn estrogen tổng hợp có thể gây các tác dụng phụ như ung thư vú, tim mạch, đột quỵ… Sản phẩm bổ sung EstroG-100 và các tiền nội tiết tố mang lại tác dụng tăng cường nội tiết tố nữ, giúp cân bằng và điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt. Cải thiện các biểu hiện suy giảm nội tiết tố nữ như mệt mỏi, mất ngủ, suy giảm sinh lý nữ. Ngăn ngừa lão hóa trên da, các vết nám sạm, vết nhăn… giúp da sáng và căng mịn. Sản phẩm chính là chìa khóa giúp chị em phụ nữ luôn trẻ đẹp, tự tin và thành công hơn trong cuộc sống.

Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ không phải tình trạng hiếm gặp nhưng nó lại để lại những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của chị em. Vì vậy đừng chủ quan mà hãy nhanh chóng điều trị kịp thời, đúng cách.

Bài viết liên quan:

Bị rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì để điều trị hiệu quả nhất?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.