Đông trùng hạ thảo (hay trùng thảo) là một loại dược liệu quý hiếm, có tác dụng bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Vậy thực chất đông trùng hạ thảo là gì? Tác dụng của trùng thảo đối với sức khỏe như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo (hay trùng thảo) là dạng ký sinh của nấm Ophiocordyceps sinensis trên cơ thể của một số loài bướm có chi Thitarodes Viette.
Đúng như tên gọi, loại dược liệu này mùa đông có hình dáng như ấu trùng, sống vùi mình dưới đất (đông trùng). Còn vào mùa hạ, gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, chúng dần phát triển thành sợi nấm và mọc chồi lên mặt đất (hạ thảo). Chính vì vậy, đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu vô cùng đặc biệt, có cả nguồn gốc động vật và thực vật.
Đông trùng hạ thảo tự nhiên được tìm thấy trên những ngọn núi cao 4.000 – 5.000m ở Tây Tạng, Trung Quốc, Bhutan. Tuy nhiên, do giá trị kinh tế mà loại trùng thảo này mang lại rất cao khiến các hoạt động khai thác tràn lan, không có kế hoạch khiến chúng ngày càng khan hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng.
2. Thành phần hóa học trong đông trùng hạ thảo
Các nhà khoa học đã tìm và phát hiện ra rất nhiều dược chất quý giá có trong đông trùng hạ thảo:
- Các phân tích hoá học cho thấy, đông trùng hạ thảo có tới 17 loại acid amin khác nhau, D-mannitol giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thiểu niệu, phù não, các bệnh về bài tiết,… một lượng lipid lớn giúp tạo nguồn năng lượng lớn cho cơ thể.
- Nguyên tố vi lượng như Al, Si, K, Na…
- Các hoạt chất quý có giá trị dược liệu cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine,
- D-manitol
- Polysaccharide
- Hoạt chất HEAA (Hydroxy – Ethyl – Adenosine – Analogs).
- Acid amin: 17 loại acid amin khác nhau
- Nguyên tố vi lượng: Al, Si, K, Na, Selen…
- Các vitamin: vitamin B2, vitamin C, vitamin K, vitamin A…
- 28 acid béo bão hòa và không bão hòa, chất dẫn xuất của chúng và các acid hữu cơ khác ( oleic, linoleic, palmitic và stearic).
3. Phân loại đông trùng hạ thảo
3.1. Phân loại theo nguồn gốc
- Loại tự nhiên:Trùng thảo tự nhiên phân bố trên những ngọn núi cao ở Tây Tạng, Trung Quốc. Tuy nhiên, loại này rất quý hiếm, khó khai thác và giá cả rất đắt đỏ.
- Nuôi cấy:Tại các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… đã nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo trên cơ thể ấu trùng nhộng tằm hoặc trên các vật chủ khác như hỗn hợp đậu xanh, vỏ trứng, gạo lứt và nhộng tằm xay nhỏ.
3.2. Phân loại theo hình thái
- Đông trùng hạ thảo ký sinh nhộng tằm: Đây là loại trùng thảo được nuôi cấy trên vật chủ là nhộng tằm, được đánh giá cao về hàm lượng dưỡng chất. Nếu được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt có thể đạt tới 80-90% so với trùng thảo tự nhiên.
- Đông trùng hạ thảo đế quả thể: Trong môi trường nuôi cấy, đông trùng hạ thảo còn được nuôi trên vật chủ là đế quả thể (gồm gạo, gạo lứt và nước dừa).
3.3. Phân loại theo trạng thái
- Đông trùng hạ thảo tươi: Là loại trùng thảo giữ nguyên hình dạng tự nhiên kí sinh trên vật chủ, khai thác không quá 1 tháng, bảo quản ở nhiệt độ thấp, có mùi hơi nồng của nấm, hàm lượng dinh dưỡng và hoạt tính sinh học được giữ tối đa.
- Đông trùng hạ thảo khô: Đây là dạng trùng thảo được sấy khô bằng phương pháp sấy đối lưu hoặc sấy lạnh và chỉ giữ lại khoảng 5% độ ẩm, hàm lượng dưỡng chất đạt khoảng 90-95% so với loại tươi. Việc sấy khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, sử dụng và vận chuyển đi nhiều nơi.
3.4. Phân loại theo thành phẩm
Đông trùng hạ thảo có thể được bào chế thành các dạng chế phẩm khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng:
- Đông trùng hạ thảo nguyên con: Loại này tương tự với đông trùng hạ thảo khô. Sản phẩm tung ra thị trường vẫn giữ nguyên hình dáng của con đông trùng hạ thảo gồm cả phần thân và sợi nấm. Loại này thường rất đắt, được dùng để sắc thuốc, hầm canh hoặc ăn trực tiếp.
- Dạng bột: Được nghiền nhuyễn thành dạng bột mịn, thường dùng để nấu cháo, pha trà hoặc làm đẹp.
- Dạng nước: Loại này thường được kết hợp với nhiều thành phần khác và bào chế ở dạng nước, đóng trong chai nhỏ dùng để uống trực tiếp.
- Dạng viên nang: Được bào chế và đóng thành viên nang rất dễ sử dụng và bảo quản.
- Dạng trà túi lọc: Được đóng thành túi lọc trà, dùng để uống hàng ngày rất tiện lợi.
4. Tác dụng của đông trùng hạ thảo
Nhờ hàm lượng lớn acid amin, vitamin cùng các dưỡng chất quý báu nên loại thảo dược quý hiếm này mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Một số tác dụng điển hình của đông trùng hạ thảo bao gồm:
Bồi bổ thể trạng, nâng cao sức khỏe
Tác dụng đầu tiên của đông trùng hạ thảo phải kể tới là bồi bổ cơ thể và nâng cao sức khỏe. Các thành phần của đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường vận chuyển oxy, tăng lưu thông máu, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, cải thiện sự chuyển hóa năng lượng trong các tế bào sống. Vì vậy, chúng có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng và phục hồi suy nhược, chống lại sự mệt mỏi rất tốt.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tác dụng tiếp theo của đông trùng hạ thảo đó chính là cải thiện miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Hơn nữa, thành phần trùng thảo còn hỗ trợ điều tiết hoạt động của tế bào lympho – tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt virus và các vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, giúp cơ thể tăng sức đề kháng để phòng chống nhiều loại bệnh.
Giảm các triệu chứng mệt mỏi
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, đông trùng hạ thảo làm gia tăng ATP (Adenozin triphotphat) – nguồn năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào, và tăng vận chuyển oxy trong cơ thể. Từ đó, giúp nâng cao tinh thần, cải thiện khả năng tập trung và giảm triệu chứng mệt mỏi hiệu quả.
Chống lão hóa
Trùng thảo có tác dụng tăng cường hoạt động của enzyme chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp trẻ hóa làn da, và cải thiện chức năng sinh lý nữ, kéo dài tuổi thọ.
Giúp giảm cholesterol trong máu
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, các hoạt chất trong trùng thảo như Cordycepin, Adenosine, Polysaccharide… có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn động mạch. Nhờ đó, có thể phòng tránh được các bệnh liên quan đến mỡ máu, xơ vữa động mạch và một số bệnh tim mạch khác.
Cải thiện hệ hô hấp
Trùng thảo có tác dụng ích phế, bổ thận, cầm huyết tan đờm, tăng cường đáng kể hoạt động của phế quản, tăng khả năng thông khí của phổi, cải thiện hệ hô hấp, giúp giảm nhẹ các cơn hen, tốt cho người bị viêm phế quản mãn tính…
Tăng cường sức khỏe tình dục
Đông trùng hạ thảo có tác dụng bổ tinh khí, bổ thận, chỉ huyết, dùng để trị chứng liệt dương, di tinh giúp cải thiện chức năng tình dục cho nam giới.
Chống ung thư và chống lại các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Một công dụng tuyệt vời khác của đông trùng hạ thảo đó chính là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, hoạt chất Cordycepin trong trùng thảo có tác dụng ức chế sự phân chia các tế bào ung thư, ngăn chặn các tế bào ung thư di căn sang các cơ quan khác của cơ thể. Hơn thế nữa, đông trùng hạ thảo còn giúp bồi bổ sức khỏe, hạn chế những tác dụng phụ khi phải hóa trị, sử dụng hóa chất trong thời gian dài, đẩy nhanh tốc độ phục sức khỏe.
Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Kết quả một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhân tiểu đường khi sử dụng đông trùng hạ thảo có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Bởi loại dược liệu quý giá này có thể giúp cân bằng chỉ số đường huyết, hỗ trợ giảm cân.
Hỗ trợ điều trị bệnh thận mãn tính
Nghiên cứu khoa học tại Mỹ, Nhật Bản, New Zealand đã chỉ ra tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường chức năng hoạt động của thận của đông trùng hạ thảo. Dược chất quý có trong đông trùng hạ thảo có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực nam giới hiệu quả, đặc biệt là suy thận mãn tính.
5. Đối tượng nên và không nên sử dụng
Vì những công dụng nêu trên, đông trùng hạ thảo có thể dùng cho nhiều đối tượng như người già, nam giới, nữ giới, đặc biệt là người có sức khỏe kém. Cụ thể:
- Người già thường có các dấu hiệu lão hóa hoa mắt, mệt mỏi, trí nhớ kém.
- Đối với phụ nữ giúp cải thiện làn da, vóc dáng, điều trị một số bệnh về sinh lý, hồi phục sức khỏe sau sinh.
- Đàn ông thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, mệt mỏi, suy giảm chức năng sinh lý.
- Người đang có khối u trong cơ thể.
>> Xem thêm: Tác dụng của đông trùng hạ thảo cho nam giới
Đối tượng không nên sử dụng
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Chỉ nên sử dụng mật ong đông trùng hạ thảo nhằm tăng sức đề kháng và sử dụng với liều lượng 1 lần/ tuần.
- Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt dưới 3 tháng nên tránh sử dụng đông trùng hạ thảo. Trên 3 tháng chỉ nên sử dụng liều lượng ít với mật ong đông trùng hạ thảo.
- Người mới phẫu thuật hay trước khi phẫu thuật cũng không nên dùng trùng thảo để tránh làm chảy máu đối với vết thương hở.
- Đối với người mắc bệnh mãn tính như đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, rối loạn đông máu,… tuyệt đối không nên sử dụng các sản phẩm từ trùng thảo.
6. Cách dùng đông trùng hạ thảo
Với mỗi loại đông trùng hạ thảo lại có những cách sử dụng khác nhau. Để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, người dùng cần lưu ý những cách sử dụng sau:
6.1. Ăn trực tiếp
Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất, áp dụng cho loại đông trùng hạ thảo khô. Cách ăn này giúp bạn có thể giúp tiếp nhận toàn bộ dưỡng chất có trong dược liệu này mà vẫn bảo đảm an toàn, vệ sinh do sản phẩm đã được sơ chế, sấy khô và làm sạch nên bạn cứ an tâm mà sử dụng nhé.
Bạn chỉ cần lấy một lượng đông trùng hạ thảo khô vừa đủ ăn, ngâm 3 phút trong nước ấm khoảng 60 độ C là có thể thưởng thức được rồi. Hương vị của dược liệu này beo béo không quá khó ăn, với người vị giác tinh nhạy có thể cảm được hậu vị đắng nhẹ.
6.2. Trà đông trùng hạ thảo
Nếu không muốn nhai trực tiếp, bạn có thể sử dụng đông trùng hạ thảo khô như một nguyên liệu pha trà. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 2-3g trùng thảo khô cho vào ấm trà, tráng qua một lớp nước sôi. Sau đó thêm lượng nước vừa đủ để hãm khoảng 30 phút là có thể thưởng thức.
Bạn có thể thay 2 – 3 lần nước để tận dụng hết dưỡng chất của trùng thảo khô. Trà có màu vàng sánh đẹp mắt, dậy mùi, bạn hãy sử dụng thường xuyên để giúp nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
6.3. Rượu đông trùng hạ thảo
Rượu đông trùng hạ thảo được phái nam rất ưa chuộng bởi tính tiện lợi và có thể sử dụng lâu dài. Thông thường khi ngâm rượu trùng thảo, bạn có thể bổ sung thêm các dược liệu khác như nhân sâm, cá ngựa, nhung hươu, kỷ tử… để tăng cường tác dụng.
Nguyên liệu:
- Trùng thảo khô, nhung hươu mỗi vị 50g
- Nhân sâm, kỷ tử mỗi loại 100g
- 1 cặp hải mã khô
- Rượu trắng 40 độ 3 lít
- Bình thủy tinh ngâm rượu
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu bằng nước ấm để loại bỏ tạp chất, để ráo nước.
- Nhung hươu cạo sạch phần lông, thái lát.
- Cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh đã chuẩn bị.
- Đổ 1/2 lượng rượu vào bình, khuấy đều rồi từ từ đổ hết chỗ rượu còn lại.
- Đậy kín bình, bảo quản nơi thoáng mát, sau 2 – 3 tháng là có thể sử dụng.
- Mỗi ngày uống 20-30ml trong bữa ăn.
6.4. Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong
Không chỉ mang lại tác dụng đối với sức khỏe tổng thể, đông trùng hạ thảo ngâm mật ong cũng là một bí quyết giúp chị em phụ nữ lưu giữ tuổi xuân hiệu quả.
Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị 50g đông trùng hạ thảo (có thể dạng tươi hoặc khô), 1 lít mật ong nguyên chất, lọ thủy tinh. Cho đông trùng hạ thảo vào bình thủy tinh rồi đổ mật ong. Đóng kín nắp bình, bảo quản nơi khô thoáng sạch sẽ, sau khoảng 7 ngày (đối với dạng tươi) và 20 ngày (dạng khô) là có thể sử dụng. Mỗi lần uống 2-3 thìa cà phê trước bữa ăn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
6.5. Cháo đông trùng hạ thảo
Đây là cách sử dụng tốt nhất dành cho những người đau ốm, bị mất sức, mới bệnh dậy hoặc đang trong thời gian điều trị bệnh mà không ăn được đồ cứng.
Sau khi nấu cháo xong, bạn cho 3g đông trùng hạ thảo, đun thêm khoảng 5 phút. Không nên nấu trùng thảo quá lâu vì sẽ làm mất tác dụng vốn có của nó.
6.6. Dùng đông trùng hạ thảo trong món canh, hầm
Ngoài việc ăn trực tiếp, pha trà hay ngâm rượu, bạn có thể chế biến đông trùng hạ thảo cùng với các món ăn hàng ngày như canh hay hầm với xương. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, sau khi nấu canh xong, bạn cho khoảng 2-3g trùng thảo vào nồi, đun nhỏ lửa trong 5 phút để hạn chế bị mất các chất dinh dưỡng.
Món ăn này sẽ giúp tăng lưu thông khí huyết, giảm đau nhức xương, làm đẹp da, chống lão hoá, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ và cải thiện chức năng sinh lý cho nam giới.
7. Mua đông trùng hạ thảo ở đâu? Giá bao nhiêu?
Từ xa xưa, đông trùng hạ thảo vẫn luôn là loại dược liệu quý hiếm và đắt đỏ. Mức giá bán trên thị trường chênh nhau khá nhiều, phụ thuộc vào nguồn gốc và dạng thành phẩm của trùng thảo. Theo khảo sát, giá đông trùng hạ thảo khô Tây Tạng có thể lên tới trên 2 tỷ đồng/kg. Hiện nay, giá trùng thảo được nuôi cấy tại Việt Nam “mềm” hơn rất nhiều, chỉ khoảng 5 triệu – 300 triệu tùy thuộc vào loại sản phẩm. Dưới đây là bảng giá tham khảo:
- Đông trùng hạ thảo quả thể tươi nguyên đế: 5.000.000đ/kg
- Đông trùng hạ thảo nguyên con tươi: 13.000.000đ/kg
- Đông trùng hạ thảo quả thể khô: 130.000.000đ/kg
- Đông trùng hạ thảo nguyên con khô: 300.000.000đ/kg
- Viên uống đông trùng hạ thảo: 450.000đ/hộp 60 viên.
- Trà đông trùng hạ thảo: 250.000đ/hộp 24 gói.
Nhìn chung, đông trùng hạ thảo có mức giá khá cao. Lợi dụng điều này, trên thị trường xuất hiện không ít hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí từ trùng thảo nguyên con cho đến các dạng chế phẩm đều bị làm giả rất nhiều để đánh lừa người tiêu dùng. Vì thế, khi mua đông trùng hạ thảo bạn cần tìm đến những điểm bán uy tín, chất lượng để tránh mua phải hàng giả. Tốt nhất, bạn nên mua tại những doanh nghiệp trực tiếp nghiên cứu và nuôi cấy trùng thảo được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, được kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia. Trong đó, các sản phẩm thực phẩm chức năng từ đông trùng hạ thảo được đánh giá cao là loại có hàm lượng Cordycepin > 1.000mcg/viên, nhờ đó cho tác dụng vượt trội hoàn toàn so với các sản phẩm đông trùng hạ thảo khác.
Có thể thấy đông trùng hạ thảo mang lại rất nhiều giá trị đối với sức khỏe con người. Để mua được sản phẩm chất lượng, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, có tem nhãn bảo đảm hàng chính hãng và đặc biệt là sản phẩm được các cơ quan chuyên môn của Nhà nước kiểm nghiệm và cấp phép lưu hành trên toàn quốc.