Đột quỵ liệt nửa người – Cần làm gì để phòng ngừa?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
21 Tháng chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
424

Đột quỵ là bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và thường sẽ dễ bị liệt bởi tay chân ít vận động hoặc không thể vận động được. Tình trạng liệt nửa người kéo dài có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy đến sức khỏe và ngày càng khó hồi phục. Tìm hiểu ngay các phương pháp điều trị đột quỵ liệt nửa người hiệu quả trong bài viết dưới đây!

Giải mã hiện tượng đột quỵ và liệt nửa người
Giải mã hiện tượng đột quỵ và liệt nửa người

1. Đột quỵ liệt nửa người là gì?

Đột quỵ liệt nửa người được hiểu đơn giản là tình trạng đột quỵ não dẫn đến liệt nửa người bên phải hoặc bên trái. Bên nửa người bị liệt sẽ không thể cử động do vùng não bị tổn thương. Bởi khi các tế bào não trái bị tổn thương thì nửa người bên phải sẽ bị liệt và ngược lại. Lúc này, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc cử động hoặc thậm chí là không thể cử động được.

2. Nguyên nhân gây đột quỵ và liệt nửa người

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đột quỵ và liệt nửa người chính là xuất huyết não, hoặc các bệnh lý về mạch máu gây chèn ép làm quá trình vận chuyển máu kém, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ, gây đột quỵ và liệt nửa người.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng liệt nửa người đó là:

  • Tổn thương não, khối u, áp xe
  • Các bệnh phá hủy vỏ bọc quanh tế bào thần kinh
  • Mạch gặp biến chứng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn
  • Các bệnh lý về não: viêm não,…
  • Bệnh truyền nhiễm do poliovirus
  • Rối loạn tế bào thần kinh vận động trong thân não, vỏ não và tủy sống
Hiểu rõ lý do tại sao lại có tình trạng đột quỵ liệt nửa người
Hiểu rõ lý do tại sao lại có tình trạng đột quỵ liệt nửa người

3. Đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ liệt nửa người

Một số nhóm đối tượng sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ dẫn tới liệt nửa người gồm:

  • Người mắc các bệnh như huyết áp cao, tim mạch, u não,…
  • Người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ tái phát khá cao.
  • Người bị chấn thương sau sinh, chuyển dạ khó khăn sẽ dễ bị đột quỵ chu sinh ở thai nhi trong 3 ngày.
  • Người gặp tai nạn, va chạm và bị chấn thương vùng đầu.
  • Những người bị bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt bị nhiễm trùng huyết  và áp xe cổ lan đến não do không được điều trị kịp thời.
  • Người mắc hội chứng đau nửa đầu.
  • Người mắc các bệnh về mạch máu như bị viêm mạch máu,…

4. Cách chẩn đoán đột quỵ

Biện pháp chẩn đoán đột quỵ dẫn đến liệt nửa người
Biện pháp chẩn đoán đột quỵ dẫn đến liệt nửa người

Để chẩn đoán và xác định được mức độ liệt nửa người, người bệnh cần quá trình thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Từ đó xác định hướng điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán căn bệnh này:

  • Thực hiện xét nghiệm công thức máu
  • Thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu
  • Chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng, chụp MRI từ sọ não,…
  • Điện não đồ

5. Phương pháp điều trị liệt nửa người do đột quỵ tốt nhất

Bệnh nhân bị đột quỵ dẫn tới liệt nửa người có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:

Biện pháp điều trị liệt nửa người do đột quỵ hiệu quả tốt nhất
Biện pháp điều trị liệt nửa người do đột quỵ hiệu quả tốt nhất

5.1. Điều trị đột quỵ liệt nửa người bằng phương pháp nội khoa

Phương pháp đầu tiên được sử dụng để điều trị đột quỵ nửa người bằng đó chính là dùng thuộc để phục hồi vùng não bị tổn thương. Quá trình điều trị này cần thực hiện sớm và vô cùng kiên trì để đạt được hiệu quả cao nhất. Một số nhóm thuốc thường được dùng cho người đột quỵ bị liệt nửa người là:

  • Thuốc hạ và giảm Cholesterol: ngăn ngừa nguy cơ tái phát đột quỵ do tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.
  • Thuốc kháng sinh: giảm nguy cơ tái phát đột quỵ trong tương lai, giảm tắc nghẽn mạch máu. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch cũng giúp chống viêm não.

5.2. Điều trị đột quỵ liệt nửa người bằng phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp tiếp theo được thực hiện để cải thiện chứng liệt nửa người do đột quỵ. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần tích cực hoạt động, tăng cường luyện tập để có thể nhanh chóng kiểm soát được sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, phương pháp vật lý trị liệu cũng sẽ giúp người bệnh hạn chế tình trạng loét da do nằm lâu.

Điều trị đột quỵ liệt nửa người bằng phương pháp vật lý trị liệu
Điều trị đột quỵ liệt nửa người bằng phương pháp vật lý trị liệu

5.3. Kết hợp châm cứu, bấm huyệt và xoa bóp

Nguyên nhân chính của tình trạng đột quỵ dẫn đến liệt nửa người là do sự tổn thương của các tế bào não. Do đó, để hệ thần kinh của người bệnh nhanh chóng phục hồi, thì người bệnh cũng cần áp dụng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp… để khí huyết lưu thông.

5.4. Công tác tư tưởng, động viên người bệnh

Một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh đó chính là tâm lý. Do vậy, người chăm sóc cần động viên, an ủi người bệnh để họ có một tinh thần thoải mái, an tâm và có động lực điều trị bệnh trong một khoảng thời gian dài.

6. Cách phòng ngừa đột quỵ liệt nửa người

Phương pháp phòng ngừa đột quỵ liệt nửa người
Phương pháp phòng ngừa đột quỵ liệt nửa người

Để hạn chế nguy cơ bị đột quỵ dẫn tới liệt nửa người, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp như:

  • Tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập có sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên để duy trì một sức khỏe tốt.
  • Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Ngoài ra nên bổ sung nhiều vitamin E chứa nhiều trong hạt hướng dương, hạt dẻ, đậu phộng,…
  • Không nên sử dụng muối do muối sẽ hấp thụ nước gây tăng huyết áp ở người bệnh. Những người sau đột quỵ nên sử dụng lượng muối ít hơn so với những người khác.
  • Nên uống đủ nước mỗi ngày, trung bình mỗi người cần khoảng 40ml nước/kg cân nặng mỗi ngày.

Trên đây là các thông tin cơ bản về tình trạng đột quỵ dẫn đến liệt nửa người. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần thực hiện nếp sống lành mạnh, khoa học để đảm bảo sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiên trì, không nên nóng vội trong quá trình điều trị dễ gây ra sự thất vọng và chán nản khiến quá trình điều trị không đạt được những kết quả tốt nhất và có thể kéo dài hơn. Mà thay vào đó, hãy giữ một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào các phương pháp điều trị để có quá trị đạt được kết quả tốt nhất và hạn chế tối đa những biến chứng cho người bệnh.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận