Đột quỵ não: Những điều bạn cần biết về căn bệnh nguy hiểm này

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
12 Tháng chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
829

Đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm đáng báo động hiện nay. Bởi tỷ lệ mắc phải căn bệnh này ngày càng cao. Số lượng người tử vong vì tai biến mạch máu não cũng tăng không ngừng trong những năm gần đây. Chính vì vậy, đột quỵ và những phương pháp điều trị, phòng tránh được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu về loại bệnh này nhé!

1. Đột quỵ não nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi mạng sống của người bệnh chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ. Hệ quả của tai biến mạch máu não để lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người mắc bệnh này có thể liệt nửa người, liệt cơ mặt, mất khả năng giao tiếp, mất khả năng giữ thăng bằng…

Hiện nay trên thế giới, cứ mỗi 40 giây sẽ có một người bị đột quỵ và cứ 3 phút sẽ có một bệnh nhân qua đời vì căn bệnh này. Tỷ lệ gây ra tử vong của tai biến mạch máu não có thể lên đến 50% nếu không được điều trị kịp thời. Hơn nữa, độ tuổi bị đột quỵ ngày càng trẻ hóa, không chỉ người lớn tuổi mà tỷ lệ người trẻ tuổi bị bệnh này cũng rất cao. Nhìn vào những số liệu này có thể thấy rằng đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây đột quỵ não

Một số nguyên nhân gây đột quỵ não
Một số nguyên nhân gây đột quỵ não

Theo nghiên cứu có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ não. Trong đó phổ biến nhất là những tác nhân như sau:

  • Do tuổi tác: Mặc dù bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, con người sau khi bước qua độ tuổi 55 thì tỷ lệ bị bệnh này tăng lên gấp đôi.
  • Do giới tính: Thông thường, nam giới có khả năng bị tai biến mạch máu não cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử bệnh lý gia đình: Nếu trong gia đình đã từng có người mắc bệnh này thì nguy cơ các đời sau sẽ cao hơn hẳn so với người bình thường.
  • Do một số bệnh lý như cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến bệnh nhân bị đột quỵ.
  • Do béo phì: Những người thừa cân thường có khả năng mắc bệnh này cao hơn. Bởi khi bị béo phì sẽ dẫn đến các căn bệnh khác như mỡ máu, huyết áp cao… khiến tỷ lệ bị đột quỵ tăng cao.
  • Đời sống thiếu lành mạnh: Những người có lối sống kém lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích, thức khuya, ngủ không đủ giấc… là đối tượng có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não khá cao.

3. Các biểu hiện nào báo hiệu bạn có thể bị đột quỵ não?

Dấu hiệu nhận biết bạn có thể bị đột quỵ não
Dấu hiệu nhận biết bạn có thể bị đột quỵ não

Quy tắc FAST là một trong những cách giúp nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ một cách nhanh nhất và xử lý đúng.

  • F (face): Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.
  • A (arm): Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.
  • S (speech): Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.
  • T (time): Khi một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, vì vậy hãy gọi ngay cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị bằng phương tiện phù hợp. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện càng sớm thì tổn thương càng ít, khả năng phục hồi càng cao, ngược lại đưa đến bệnh viện càng trễ thì càng có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra có những triệu chứng ở người bị đột quỵ có thể kể đến như:

  • Lẫn lộn, sảng, hôn mê;
  • Thị lực giảm sút, hoa mắt;
  • Chóng mặt, người mất thăng bằng, không thể đứng vững;
    Đau đầu;
  • Buồn nôn, nôn ói,….

4. Nên và không nên làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ não?

Một số thao tác cần thực hiện khi người thân có dấu hiệu đột quỵ não
Một số thao tác cần thực hiện khi người thân có dấu hiệu đột quỵ não

Khi nhận thấy người thân hoặc những người xung quanh có những dấu hiệu của bệnh lý đột quỵ não như trên, bạn cần thực thực hiện một số thao tác như:

  • Đỡ người bệnh nhẹ nhàng và đặt người bệnh nằm xuống một vị trí nhất định, để tránh trường hợp người bệnh bị ngã.
  • Trong trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh táo, hãy để người bệnh nằm yên vị trí và gọi xe cấp cứu để tới cơ sở y tế gần nhất.
  • Trong trường hợp người bệnh bị hôn mê, hãy kiểm tra xem hơi thở của người bệnh, nếu ngưng thở hãy nhanh chóng hô hấp nhân để cung cấp oxy cho não và gọi xe cấp cứu để nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế.

Bên cạnh những vấn đề nên làm, các bạn cũng cần lưu ý một số những điều không nên làm đối với những người bệnh có dấu hiệu đột quỵ não như:

  • Không rung lắc người bệnh quá mạnh, không được tự ý bấm huyệt hoặc đánh gió.
  • Để tránh tình trạng tắc nghẽn đường thở không nên cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
  • Không tự ý dùng bất cứ loại thuốc gì, kể cả là thuốc huyết áp.

5. Đột quỵ não được điều trị ra sao?

Điều trị đột quỵ não như thế nào hiệu quả?
Điều trị đột quỵ não như thế nào hiệu quả?

Nhìn chung, mục đích chính của việc điều trị tai biến mạch máu não là giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng và lâu dài.

Nguyên tắc chung khi điều trị các trường hợp đột quỵ chính là: Điều trị cấp cứu, nhanh chóng và chính xác, hạn chế ổ tổn thương lan rộng, tối ưu hóa tình trạng thần kinh, đảm bảo tưới máu não, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra, giúp người bệnh phục hồi chức năng và phòng ngừa tối đa nguy cơ tái phát bệnh đột quỵ.

Tùy thuộc vào tình trạng cũng như tác nhân gây ra bệnh mà đội ngũ y tế sẽ đưa ra phương án chữa trị khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp chữa bệnh đột quỵ não thường áp dụng trong y học hiện nay:

  • Điều trị bằng thuốc: Phương pháp này chỉ áp dụng đối với người mắc bệnh đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiêu sợi đường tĩnh mạch. Với cách điều trị này, người bệnh có thể giảm nguy cơ bị tàn tật.
  • Điều trị bằng thủ thuật can thiệp nội mạch: Trong đó bao gồm nhiều phương pháp như hút huyết khối trực tiếp, tiêu huyết tại chỗ bằng thuốc TPA, đặt Stent động mạch não.
  • Chữa đột quỵ bằng phương pháp phẫu thuật: Biện pháp này chỉ áp dụng đối với tình trạng đột quỵ do xuất huyết nặng.
  • Xạ phẫu lập thể: Đây là phương pháp bệnh đột quỵ hiện đại. Với cách chữa trị này, bác sĩ sẽ sử dụng tia xạ năng lượng cao để điều trị các mạch máu não bị dị dạng.
  • Thuyên tắc nội mạch: Sử dụng vòng xoắn kim loại để bít kín túi phình nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não.

6. Cách phòng tránh đột quỵ não

Một số cách phòng tránh đột quỵ não hiệu quả
Một số cách phòng tránh đột quỵ não hiệu quả

Bạn hoàn toàn có thể tự phòng tránh bệnh đột quỵ não ngay tại nhà với những phương pháp cụ thể như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định cơ thể có khỏe mạnh hay không. Thêm vào đó, rất nhiều căn bệnh hiện nay đều xuất phát từ nguyên nhân chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh. Vì vậy, để phòng ngừa đột quỵ não, bạn nên xây dựng thực đơn hợp lý. Bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein như thịt trắng, thịt đỏ, trứng cũng như rau củ và các loại ngũ cốc. Đồng thời, hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng sức đề kháng cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như rượu bia hay thuốc lá.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra những nguyên nhân gây bệnh đột quỵ não. Từ đó có thể đưa ra những phương pháp can thiệp phòng tránh bệnh đột quỵ kịp thời.

Bài viết đã chia sẻ về bệnh đột quỵ não. Hy vọng quá đó có thể cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về tai biến mạch máu não. Qua đó, mong rằng có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và phòng tránh căn bệnh hiểm này.

>> Xem thêm: Đột quỵ nhồi máu não – căn bệnh nguy hiểm cần phòng tránh

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận