Đột quỵ nhẹ hay còn được gọi là đột quỵ nhỏ, đây là tình trạng máu ngừng chảy tới não trong một khoảng thời gian ngắn. Theo một số liệu thống kê, sau khi trải qua một cơn đột quỵ nhẹ thì có tới 50% bệnh nhân bị ít nhất một lần đột quỵ trong vòng 5 năm. Vì vậy, việc nhận biết được những triệu chứng đột quỵ nhẹ sẽ giúp bạn phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng của đột quỵ nhẹ diễn ra như thế nào?
1. Đột quỵ nhẹ là gì?
Đột quỵ nhẹ hay thiếu máu não thoáng qua (TIA), là tình trạng máu tạm ngưng chảy về não bộ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, cơn đột quỵ nhẹ không làm chết các tế bào não như trong cơn đột quỵ thực sự. Cơn đột quỵ nhẹ cũng gây ra những triệu chứng giống như đột quỵ và là một số cảnh báo thật sự có thể xảy ra trong tương lai.
Một số nghiên cứu cho thấy có tới 90% trường hợp cơn thiếu máu thoáng qua mất đi chỉ trong vòng 4 giờ đồng hồ mà không để lại bất kỳ tổn thương nào.
2. Các triệu chứng của đột quỵ nhẹ
Theo các chuyên gia, các triệu chứng đột quỵ nhẹ có thể kể đến như sau:
- Chóng mặt là triệu chứng đột quỵ nhẹ phổ biến nhất mà người bệnh hay gặp phải. Người bệnh thường có cảm giác tối sầm mặt, váng đầu, hoa mắt, không nhìn rõ.
- Huyết áp tăng một cách đột biến và cao hơn ngưỡng bình thường cũng là một trong những triệu chứng đột quỵ nhẹ. Huyết áp cao khiến người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhất là với người có tiền sử huyết áp cao từ trước.
- Cơ bắp suy giảm, giảm sức vận động.
- Xuất hiện các cơn tê bì chân tay kéo dài, thậm chí người bệnh có thể mất cảm giác.
- Có dấu hiệu mất cân bằng cơ thể do ảnh hưởng của việc ngưng máu tới não khiến não bộ không thể xử lý hành động.
- Trong nhiều trường hợp, thiếu máu não thoáng qua có thể gây ra tình trạng bất tỉnh tạm thời đối với người bệnh.
- Các triệu chứng đột quỵ nhẹ khác: mất trí nhớ tạm thời, mất hoặc giảm thị lực trầm trọng, khá phát âm, tâm trạng rối loạn,…
3. Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ nhẹ
Nguyên nhân gây đột quỵ nhẹ cũng tương tự như các cơn đột quỵ khác, bao gồm:
- Tăng huyết áp không thể kiểm soát: Huyết áp tăng cao là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ ở người bệnh.
- Cholesterol cao: Cholesterol tích tụ sẽ hình thành các mảng bám trong thành động mạch. Khi đó, lượng máu được đưa tới não và các bộ phận khác bị giảm, hay còn còn gọi là thiếu máu lên não.
- Bệnh đái tháo đường: Lượng đường trong máu cao sẽ làm tăng khả năng hình thành cục máu đông và có thể làm tổn thương các mạch máu.
- Hút thuốc: Khói thuốc tỏa ra trong khi hút thuốc sẽ làm cô đặc máu cũng như các mảng bám tích tụ trong động mạch.
- Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ xảy ra bệnh đột quỵ. Ngoài ra, béo phì còn liên quan tới bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, huyết áp.
- Những bất thường về tim: Những bất thường ở tim có thể dẫn tới việc hình thành các cục máu đông trong tim và di chuyển lên não.
- Do các ảnh hưởng của tuổi tác. Trong đó, người có độ tuổi trên 55 tuổi là đối tượng dễ có nguy cơ bị đột quỵ nhẹ.
- Người bệnh có người thân trong gia đình đã từng gặp phải các cơn đột quỵ thực sự hoặc đột quỵ nhẹ trước đó.
- Người không có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên làm việc quá sức, căng thẳng và stress có xu hướng kéo dài.
4. Các cơn đột quỵ nhẹ có nguy hiểm không?
Theo một số kết quả nghiên cứu, đột quỵ nhẹ có thể làm giảm tới 20% tuổi thọ của người bệnh. Bên cạnh đó, đột quỵ nhẹ có thể là tiền đề cho các cơn đột quỵ thực sự sau khoảng 7 ngày.
Ngoài ra, các cơn thiếu máu não thoáng qua cũng sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng về tim mạch – não bộ đối với cơ thể. Như vậy, không thể nói các cơn đột quỵ là hoàn toàn không gây nguy hiểm đối với sức khỏe cơ thể.
5. Chẩn đoán và điều trị đột quỵ nhẹ
5.1. Chẩn đoán đột quỵ nhẹ
Do chỉ là những dấu hiệu thoáng qua khó nhận biết nên các bệnh này thường được phát hiện qua các chẩn đoán khi người bệnh đến khám tại các cơ sở uy tín.
Phương pháp chẩn đoán thiếu máu não thoáng qua bao gồm:
- Xét nghiệm máu: để phát hiện ra rối loạn lipid máu, nguy cơ gây vữa xơ động mạch và đột quỵ.
- Điện tim: có thể được sử dụng trong những trường hợp rung nhĩ hoặc một số dạng loạn nhịp tim.
- Siêu âm tim: có thể gặp các tổn thương ở van tim, biểu hiện suy chức năng tim.
- Siêu âm hệ động mạch cảnh và hệ động mạch sống – nền: giúp nhận biết các tổn thương lớp nội trung mạc động mạch, xơ vữa động mạch.
- Siêu âm Doppler sọ não: để có được đánh giá lưu lượng tuần hoàn não và động mạch mắt.
- Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ: có ý nghĩa loại trừ một số bệnh liên quan, đặc biệt là u não, các chấn thương.
5.2. Điều trị cơn đột quỵ nhẹ
Đột quỵ nhẹ cần được điều trị như những cơn đột quỵ thực sự. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ có phương pháp và có phác đồ điều trị phù hợp bao gồm:
- Sử dụng các loại thuốc ổn định huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, loãng máu, ngăn huyết khối…để điều trị thiếu máu nuôi dưỡng não bộ.
- Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, bỏ thuốc lá, giảm cân, đồ ăn nhiều chất béo để hạn chế tình trạng thiếu máu não.
- Khi lòng mạch bị thu hẹp nhiều, trên 70%, các biện pháp can thiệp có thể được xem xét trong từng trường hợp.
- Tất cả các biện pháp điều trị cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín. Ở đó bệnh nhân sẽ được thăm khám và chẩn đoán với chuyên gia. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị hoặc điều trị sai chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan để không bỏ qua biểu hiện của đột quỵ nhẹ. Giúp bệnh nhân phát hiện sớm và phòng tránh việc những cơn thiếu máu não thoáng qua trở thành đột quỵ thực sự, bệnh nhân cần duy trì thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết.
6. Cách phòng ngừa đột quỵ
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây ra đột quỵ giúp người bệnh có thể ngăn ngừa đột quỵ.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ ở người trẻ tuổi. Khói thuốc thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh và khiến máu dễ bị đông hơn. Vì vậy, người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn thuốc lá ra khỏi cuộc sống của mình cũng như tránh xa khói thuốc.
- Không uống rượu bia: Rượu bia làm tăng nồng độ triglyceride trong máu, đây là một loại mỡ máu có thể gây nên xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, rượu cũng là tác nhân khiến huyết áp tăng và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:
- Tăng cường ăn hoa quả, rau xanh, hải sản, ngũ cốc và chất xơ. Những loại thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.
- Ăn nhiều cá và nên ăn ít nhất 2 lần/ tuần. Một số loại cá tốt cho sức khỏe người bệnh là cá thu, cá trích, cá hồi, cá mòi…
- Hạn chế dung nạp đồ chứa chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa và đường.
- Không ăn quá mặn bởi việc dung nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ làm tăng huyết áp.
- Tăng cường hoạt động thể chất, thể thao: Mục đích là giúp bệnh nhân điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, ngăn bệnh đột quỵ. Các vận động được khuyến cáo là đi bộ, bơi lội, yoga, chạy, dưỡng sinh.
- Luôn giữ cân nặng trong mức ổn định. Bởi béo phì và thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường.
Trên đây là tổng hợp các triệu chứng đột quỵ nhẹ cũng như các thông tin tổng quát về bệnh lý. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu và có cách chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.
Phần tiếp theo: Đột quỵ tái phát nguy hiểm như thế nào?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn