Đột quỵ thiếu máu não được chẩn đoán bằng phương pháp nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
24 Tháng mười 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
387

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và để lại nhiều di chứng nặng nề về sau. Đột quỵ có hai dạng là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Trong đó, phần lớn các trường hợp đột quỵ hiện nay là đột quỵ thiếu máu não (chiếm khoảng 80-85% các trường hợp đột quỵ). Cùng tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về bệnh đột quỵ thiếu máu não
Tổng quan về bệnh đột quỵ thiếu máu não

1. Đột quỵ thiếu máu não là gì?

Đột quỵ thiếu máu não hay còn gọi là đột quỵ thể nhồi máu não chiếm hơn 85% tổng số ca đột quỵ. Đây là tình trạng thiếu máu lên não, xảy ra khi trong mạch máu có các cục máu đông làm bít tắc, khiến cho lưu lượng máu lưu thông lên não giảm nghiêm trọng khiến các tế bào não tại vùng có mạch máu não bị tắc không được cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng dẫn tới các tế bào não tại vùng đó bị tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục.

Có một dạng tiền đột quỵ được gọi là thiếu máu não thoáng qua TIA. Đây là tình trạng các tế bào não bị thiếu hụt do thiếu máu nuôi dưỡng vùng não bộ nhưng tình trạng này chỉ diễn ra tạm thời trong một thời gian ngắn khoảng vài giây, vài phút hoặc vài giờ (dưới 24h) và sau đó khi các tế bào não được cung cấp máu lại hoạt động trở lại bình thường, không để lại di chứng nên còn được gọi là tiền đột quỵ.

Nguyên nhân gây đột quỵ não thể nhồi máu não cơ bản do:

  • Xơ vữa thành mạch máu gây hẹp mạch máu, cản trở dòng máu lưu thông lên não.
  • Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nặng sẽ gây chèn ép lưu lượng máu lên não dễ dẫn đến thiếu máu não.
  • Cục máu đông hình thành trong cơ thể thường gặp ở những bệnh nhân bị rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, hở van tim có thể di chuyển khắp cơ thể, đến động mạch não gây tắc mạch máu não và dẫn đến đột quỵ.

2. Đột quỵ thiếu máu não thường xảy ra khi nào?

Đột qụy có thể xảy ra bất cứ khi nào khi bạn đang đi chơi, làm việc, học tập, sinh hoạt hay tập thể dục hoặc tham gia giao thông,… Tuy nhiên, cơn đột quỵ do thiếu máu não thường xuất hiện khi người bệnh phải gắng sức, phải tập trung quá mức, stress, sang chấn tâm lý, mất ngủ …

3. Khám và chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não

3.1. Đột quỵ thiếu máu não khám lâm sàng với bác sĩ

Khám lâm sàng bệnh đột quỵ thiếu mãu não với bác sĩ
Khám lâm sàng bệnh đột quỵ thiếu mãu não với bác sĩ

Khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, hỏi bệnh lý, bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng ban đầu qua một số bài kiểm tra (test) lâm sàng chức năng nhận thức, nghe, nói, cử động, mắt (thị lực),…

3.2. Khám cận lâm sàng chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não

Sau khi thăm khám lâm sàng với bác sĩ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng thường quy và chuyên sâu để chẩn đoán, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Chẩn đoán cận lâm sàng thường quy

  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đông máu, cục máu đông, đường máu, ion đồ, chắc năng gan, chức năng thận, men tim, tổng phân tích nước tiểu.
  • Điện tim, X quang ngực thẳng.

Chẩn đoán cận lâm sàng xác định

  • Chụp cắt lớp vi tính não (CT scan não) không tiêm thuốc cản quang.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI sọ não – mạch não không tiêm thuốc.
  • Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ quyết định nên chụp CT scan hay chụp cộng hưởng từ MRI.
Một số chẩn đoán cận lâm sàng xác định bệnh đột quỵ do thiếu máu não
Một số chẩn đoán cận lâm sàng xác định bệnh đột quỵ do thiếu máu não

Chẩn đoán cận lâm sàng tìm nguyên nhân

  • Siêu âm doppler động mạch vùng cổ, siêu âm doppler xuyên sọ, chụp CT mạch máu (CTA), chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) vùng cổ và mạch máu não.
    Điện tim, Holter ECG, siêu âm tim, doppler xuyên sọ,…
  • Huyết đồ, tủy đồ, sinh thiết mạch máu,…

Chẩn đoán phân biệt

Một số chẩn đoán được đưa ra để nhằm loại trừ với các bệnh lý khác như:

  • Bệnh lý ở mạch máu não như: xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện, huyết khối tĩnh mạch nội sọ,…
  • Liệt sau cơn động kinh
  • Liệt trong bệnh đau đầu vận mạch migraine
  • Hạ đường huyết
  • Khối choán chỗ nội sọ
  • Rối loạn chuyển dạng,…

Đột quỵ thiếu máu não là nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì thế khi thấy dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể nhé.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận