Bị đột quỵ vì thức khuya có đúng không? 

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
14 Tháng chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
485

Thức khuya là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người. Không chỉ làm rối loạn đồng hồ sinh học, khi thức khuya, cơ thể rất dễ xảy ra tình trạng đột quỵ gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng.

1. Vì sao đột quỵ vì thức khuya?

Lý do dẫn đến đột quỵ vì thức khuya
Lý do dẫn đến đột quỵ vì thức khuya

Hiện nay, ở các đất nước phát triển như Việt Nam, tình trạng thức khuya đang tăng dần lên ở những người trẻ tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của việc này có thể là do áp lực công việc, cày game, xem phim…. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao mà tình trạng đột quỵ ở giới trẻ đang ngày càng tăng lên.

Buổi đêm chính là thời gian hoàn hảo để cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động để tái tạo năng lượng cho một ngày mới. Vậy nên khi bạn thức đêm, toàn bộ cơ thể cũng vì thế mà phải tiếp tục hoạt động dẫn đến tình trạng quá tải ở các hệ cơ quan. Khi vận động mạnh, đột ngột máu bơm mạnh hơn mức bình thường rất dễ dẫn đến hiện tượng vỡ thành mạch do cục máu đông và gây đột quỵ.

Bên cạnh đó, thức khuya cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tổng thể như: các bệnh lý về tim mạch, mỡ máu, béo phì, ung thư…. Hiện nay, tỉ lệ này đang ngày càng tăng cao ở những người trẻ tuổi.

2. Triệu chứng cảnh báo đột quỵ vì thức khuya

Một vài dấu hiệu cảnh báo thức khuya bị đột quỵ
Một vài dấu hiệu cảnh báo thức khuya bị đột quỵ

Triệu chứng cảnh báo cơn đột quỵ có thể nhận thấy dễ dàng:

  • Méo miệng, đặc biệt rõ hơn khi nói hoặc cười
  • Đột ngột bị yếu liệt các chi hoặc nửa người, đứng không vững
  • Buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi, đau đầu
  • Nói năng không thành câu, ú ớ, nói chậm, khó nói

Nếu thấy người thân có những biểu hiện trên thì cần đưa họ đến bệnh viện chuyên khoa ngay để được cấp cứu kịp thời, giúp giảm biến chứng và phục hồi tốt hơn cho bệnh nhân sau này.

3. Làm thế nào để hạn chế thức khuya phòng ngừa đột quỵ

Hiện nay, nhiều người đã khiến thức khuya dần trở thành một thói quen bởi thức đêm dễ làm việc hơn do không gian yên tĩnh. Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có thể thay đổi thói quen này để có hạn chế làm tổn thương các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Hãy thay đổi một số thói quen sau đây ngay từ bây giờ để cải thiện sức khoẻ cũng như hạn chế tình trạng đột quỵ ở mức tối đa:

Làm việc tập trung ban ngày, hạn chế làm đêm

Không thức khuya là cách giúp bạn phòng tránh đột quỵ hiệu quả
Không thức khuya là cách giúp bạn phòng tránh đột quỵ hiệu quả

Chúng ta đều như nhau, mỗi người đều có 24g/ngày để vừa làm việc, vừa nghỉ ngơi. Do đó hãy cố gắng tận dụng khoảng thời gian ban ngày của mình và làm việc thật hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh xa những yếu tố có thể làm giảm năng suất công việc của bạn như: các thông tin trên mạng xã hội, thông báo điện thoại, phim ảnh,…. Đó chính là các để bạn có thể tận dụng tối đa thời gian ban ngày và đi ngủ đúng giờ, không thức khuya.

Áp dụng phương pháp chia thời gian làm việc

Để làm việc hiệu quả hơn, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chia nhỏ thời gian làm việc. Bạn sẽ làm việc thật nghiêm túc, tập trung trong khoảng 50 phút, nghỉ ngơi khoảng 1 phút và cứ thế lặp đi lặp lại. Đây sẽ là cách để bạn có thể làm việc năng suất hơn.

Hạn chế chất kích thích

Nếu bạn thực sự cần uống cafe để tỉnh táo thì bạn nên dùng nó vào buổi sáng. Từ chiều tối, bạn nên hạn chế các chất kích thích có trong: đồ ngọt, cafe, nước có ga, trà… để tránh mất ngủ.

Ngủ trưa ngắn

Một giấc ngủ trưa dài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn thức khuya vào ban đêm. Do đó bạn nên tạo thói quen nghỉ ngơi buổi trưa khoảng 20 phút để xua tan mệt mỏi mà vẫn duy trì được sự tỉnh táo khi làm việc buổi chiều.

Rèn luyện thói quen ngủ cùng một khung giờ

Nên ngủ cùng một khung giờ nhất định để hạn chế tình trạng thức khuya đột quỵ
Nên ngủ cùng một khung giờ nhất định để hạn chế tình trạng thức khuya đột quỵ

Mỗi ngày, bạn cần cố gắng tạo thói quen để cơ thể được nghỉ ngơi theo một khung giờ cố định. Nếu có công việc phát sinh, bạn cần cố gắng hoàn thiện trước 12 giờ đêm. Bởi trước 12 giờ đêm chính là khoảng thời gian để cơ thể được giải phóng độc tố. Do đó, thay vì thức đêm, bạn có thể rèn cho bản thân thói quen dậy sớm để làm việc.

Tránh ăn muộn

Để có một giấc ngủ ngon, bạn nên hoàn thành bữa ăn của minh trước khi đi ngủ khoảng 2 – 4 tiếng. Đây là khoảng thời gian thích hợp để cơ thể tiêu hoá hết thức ăn cũng như hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Tập thể dục buổi tối

Thể dục thể thao buổi tối là cách để bạn thư giãn cơ thể sau một ngày dài làm việc. Bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng hoặc yoga để giãn cơ.

Tránh xa thiết bị điện tử

Một mẹo cuối cùng để bạn có một giấc ngủ ngon và bỏ thói quen thức khuya đó chính là tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Cũng như các thông tin đã cung cấp ở trên, mạng xã hội hay điện thoại di động là những thứ sẽ khiến bạn bị mất tập trung. Và đương nhiên, bạn cũng sẽ không thể tập trung vào giấc ngủ nếu bị thu hút bởi các thiết bị điện tử.

Trên đây là những cách bạn có thể áp dụng để hạn chế tình trạng đột quỵ vì thức khuya. Ai trong chúng ta cũng đều biết, thức khuya là một thói quen xấu, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ cũng như hiệu quả làm việc của bạn. Do vậy, ngay từ bây giờ, hãy bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân mình bằng cách quản lý, sắp xếp công việc khoa học và bỏ thói quen thức khuya. 

>> Xem thêm: Nguy cơ đột quỵ khi chạy bộ nhất định không được chủ quan

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận