Trong nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống thì liệu pháp châm cứu trị gai cột sống được nhiều người bệnh áp dụng và mang đến hiệu quả. Cùng tìm hiểu về cách điều trị này để có câu trả lời cho câu hỏi gai cột sống có nên châm cứu không?
1. Bệnh gai cột sống có châm cứu được không?
Từ lâu châm cứu đã là một liệu pháp với nhiều công dụng đặc biệt được ghi nhận và nghiên cứu từ các tổ chức uy tín trên thế giới. Châm cứu sẽ giúp giảm thiểu tối đa những tác dụng không muốn, dị ứng khi sử dụng thuốc hay các biến chứng nguy hiểm khi phẫu thuật có độ xâm lấn cao.
Trong số các cách chữa gai cột sống hiện nay thì châm cứu là cách chữa được nhiều người lựa chọn hiện nay. Châm cứu giúp cơ thể người bệnh giữ được trạng thái cân bằng âm dương dựa trên nguyên lý hoạt động của khí, nhờ vậy mà có thể giúp giải quyết các cơn đau nhanh chóng mà không cần dùng đến thuốc. Nhờ châm cứu mà người bệnh sẽ giảm đau, giãn cơ, kích thích thần kinh, bổ tạng phủ, tăng lưu thông tuần hoàn máu, an thần, thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết,…và là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh, điều trị triệu chứng hiệu quả.
Ngoài khả năng giảm đau, châm cứu gai cột sống còn mang lại hiệu lợi ích khác như:
- Sản sinh ra endorphin giúp giảm đau nhanh chóng.
- Giúp cơ thể người bệnh được thoải mái, tinh thần phấn chấn, giảm stress hiệu quả.
- Lưu thông máu thuận lợi, giúp người bệnh cảm thấy khỏe mạnh.
2. Phương pháp châm cứu trị gai cột sống
2.1. Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định: Châm cứu chỉ định cho các trường hợp bị gai cột sống, có các triệu chứng như đau, mỏi, tê,…
- Chống chỉ định: Với các trường hợp do nguyên nhân thực thể như u, viêm, chấn thương…thì người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi châm cứu. Ngoài ra, những trường hợp bệnh lý ngoại khoa, cấp cứu, viêm nhiễm nặng….cũng không nên châm cứu.
2.2. Cách châm cứu trị gai cột sống
Cách châm cứu phụ thuộc vào tình trạng bệnh khác nhau mà chuyên gia sẽ lựa chọn phác đồ huyệt cụ thể phù hợp phép trị, có thể chọn các huyệt chung như:
- A thị huyệt: những huyệt khi ấn vào đau nhiều.
- Huyệt lân cận vùng đau.
Tùy theo vị trí đau vùng lưng hay cổ mà chọn các huyệt phù hợp:
- Huyệt Hoa đà giáp tích: huyệt nằm dọc hai bên cột sống, từ gai đốt sống đo ra 2 bên, mỗi bên 0,5 thốn.
- Huyệt ở kinh Bàng quang như: Thận du, Đại trường du, Can du, Ủy trung,…
Bệnh mới mắc, đau nhiều, thực chứng… châm tả.
Bệnh lâu ngày, hư chứng,… châm bổ, gia thêm huyệt:
- Bổ tạng Thận: Thận du, Thái khê, Quan nguyên.
- Bổ tạng Can: Thái xung, Tam âm giao, Thận du.
- Bổ tạng Tỳ: Thái bạch, Tam âm giao.
- Bổ khí huyết: Quan nguyên, Khí hải.
Tùy từng trường hợp, tình trạng bệnh liệu trình châm cứu có thể kéo dài 15-30 ngày, lưu kim 30 phút/mỗi ngày/lần.
2.3. Kỹ thuật châm khác
Ngoài châm cứu thi còn một số kỹ thuật châm khác, đó là:
- Nhĩ châm: Dùng kim châm vào vùng loa tai tương ứng: vùng não, cột sống, cổ…
- Thủy châm: Sử dụng thuốc theo chỉ định như Adrenalin, Vitamin B1, Coramin trực tiếp đưa vào bên trong các huyệt đạo. Từ đó, giúp làm tăng thêm diện tích tác động và cường độ kích thích các huyệt đạo, giúp các tổn thương quanh khớp vai phục hồi nhanh chóng. Mỗi lần 2-3 huyệt, liệu trình kéo dài khoảng 10-15 ngày, ngày 1 lần.
- Cấy chỉ là phương pháp cải tiến từ châm cứu truyền thống. Liệu pháp sử dụng chỉ tự tiêu đưa vào các vị trí huyệt. Dựa vào kích thích huyệt, các tác động cơ học của chỉ mà giảm đau, phục hồi tổn thương cột sống.
- Điện châm: Với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng một luồng điện vừa đủ phù hợp với cơ thể người bệnh để tiến hành châm cứu. Luồng điện được sử dụng sẽ đi qua đầu kim kết nối với cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các huyệt nhằm tác động lên vị trí đĩa đệm gây tê, giúp làm giảm đau hiệu quả.
- Đốt ngải: Bác sĩ sẽ sử dụng các điếu ngải hơ nóng rồi thực hiện ngâm trực tiếp vào nơi có các cơn đau xuất hiện. Lúc này, tinh dầu trong ngải sẽ đi theo hơi nóng dần dần đi vào các vùng huyệt bị đau, giúp làm giảm đau nhanh chóng, an toàn làm người bệnh từ từ khôi phục.
3. Lưu ý khi lựa chọn châm cứu trị gai cột sống
Trong quá trình châm cứu trị gai cột sống, người bệnh có thể gặp một số tình huống:
- Kim gãy do bị gỉ sắt hoặc gấp khúc nhiều lần. Nếu kim gãy lút sâu vào trong da nên mời ngoại khoa xử lý. Hoặc có thể giữ nguyên tư thế người bệnh, từ từ rút kim ra theo chiều kim. Để phòng ngừa, bác sĩ cần kiểm tra mỗi cây kim châm trước khi thực hiện thao tác.
- Tình trạng choáng do châm có thể gặp phải. Ở mức độ nhẹ thì người bệnh sẽ mệt, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, sắc mặt nhợt,…khi nặng hơn có thể dẫn đến ngất, tay chân lạnh dần. Cần xử trí nhanh bằng cách rút hết máy điện châm (nếu có) và kim châm. Tiếp theo đó, cho người bệnh nằm đầu thấp, uống nước ấm, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn,… Nếu sau khi châm, rút kim có máu chảy ra hoặc máu tụ dưới da thì lấy bông gòn vô trùng chặn lên vùng tổn thương.
Châm cứu gai cột sống không dành cho tất cả mọi người, người bệnh dưới đây không nên thực hiện chữa bệnh bằng phương pháp này là:
- Người mắc bệnh hen suyễn, suy hô hấp, tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, rối loạn đông máu…
- Những người mắc bệnh gai cột sống ở giai đoạn sau (khi tình trạng bệnh đã quá nặng).
- Những người có tâm lý bất ổn, sợ kim.
Ngoài ra cũng cần lưu tâm những vấn đề sau khi thực hiện châm cứu chữa gai cột sống:
- Châm cứu chỉ phát huy tác dụng khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, không thể trị dứt điểm được bệnh mà chỉ góp phần hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
- Kim châm cần được vô trùng, nếu dùng chung kim châm với người khác có thể sẽ bị nhiễm trùng máu hoặc mắc các bệnh bị lây nhiễm khác.
- Nếu thực hiện châm cứu huyệt quá mạnh sẽ khiến tổn thương cột sống, dây chằng và các bộ phận xung quanh.
- Tuyệt đối không nên châm cứu khi gai xương chèn ép lên các dây thần kinh hoặc tủy sống.
- Không thực hiện châm cứu vào các vùng có vết thương ngoài da đang lở loét hoặc khi cơ thể người bệnh đang trong tình trạng suy nhược.
Châm cứu gai cột sống mang lại rất nhiều lợi ích nên người bệnh có thể an tâm chữa bệnh theo phương pháp này. Bên cạnh đó để có thể hỗ trợ điều trị gai cột sống thêm hiệu quả thì người bệnh có thể chọn viên uống có chứa Canxi nano, vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như Kẽm, Magie, Đồng, DHA, Quercetin… Viên uống sẽ cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần, hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả. Sự phát triển, khỏe mạnh của xương sẽ giúp đẩy lùi bệnh gai cột sống và giúp cho sức khỏe người bệnh gai cột sống tốt hơn, cải thiện tình hình bệnh nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh đó để giảm cảm giác tê bì chân tay do gai cột sống gây nên cũng như làm tăng cường tuần hoàn máu não giúp cơ thể bớt căng thẳng và trở nên thoải mái hơn thì người bệnh có thể dùng viên uống có tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry…
Qua nội dung trên này, người bệnh đã có câu trả lời cho câu hỏi gai cột sống có nên châm cứu không và hiểu hơn về các cách châm cứu hiện nay.
Xem thêm: Các bước chữa gai cột sống bằng diện chẩn chuẩn nhất
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn