Gai cột sống L4 L5 sẽ gây ra các cơn đau nhức vùng thắt lưng, lan xuống mông, bắp chân, gây tê bì các ngón chân và làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Do đó người bệnh cần phát hiện kịp thời để điều trị đúng cách tránh những rủi ro mà bệnh gây ra.
1. Bệnh gai cột sống L4 L5 là gì?
Cột sống gồm tất cả 33 – 35 đốt sống, trong đó có 12 đốt sống ngực từ T1 đến T12, 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7, 5 đốt sống lưng từ L1 đến L5, 5 đốt sống cùng từ S1 đến S5 và 4 đốt xương cụt. Trong 5 đốt sống lưng thì L4 và L5 là hai đốt sống cuối cùng của phần cột sống thắt lưng. Cột sống L4 L5 kết hợp với dây chằng, đĩa đệm và dây thần kinh giúp cơ thể có thể đứng thẳng, hỗ trợ phần thân trên xoay người, vặn mình hay cúi gập người. Cũng vì chức năng này mà L4 L5 chịu nhiều áp lực dễ bị tổn thương và thoái hóa. Gai cột sống L4 L5 là tình trạng bên ngoài hoặc hai bên đốt sống hình thành thêm các gai xương. Đây là kết quả của sự phát triển quá mức tế bào xương để bù đắp vào khu vực bị hao mòn khi đốt sống bị thoái hóa.
2. Nguyên nhân gai cột sống L4 L5
Gai đốt sống L4 L5 có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:
- Do quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian khiến cột sống dần suy yếu và hao mòn.
- Chấn thương tại đốt sống L4 L5 do tai nạn, vấp ngã… khiến quá trình thoái hóa diễn ra.
- Người bệnh làm việc và có thói quen sinh hoạt như đi đứng, nằm ngủ hay ngồi sai tư thế khiến các đốt sống bị tổn thương.
- Tình trạng lắng đọng Canxi dưới dạng calcipyrophosphat ở đốt sống và các mô mềm xung quanh cũng tăng nguy cơ hình thành gai xương.
- Gai cột sống có xu hướng phát triển sau khi người bệnh mắc các bệnh mạn tính ở cột sống thắt lưng, đặc biệt là viêm cột sống mạn tính.
3. Người bệnh gai đốt sống thắt lưng L4 L5 có biểu hiện gì?
Khi gai cột sống L4 L5 mới hình thành thì gai xương còn nhỏ, chưa xảy ra cọ xát nên gần như không có biểu hiện rõ ràng. Theo thời gian khi gai xương tăng kích thước gây chèn ép vào dây thần kinh sẽ có các triệu chứng xuất hiện như:
- Thấy đau nhức âm ỉ đến dữ dội vùng thắt lưng.
- Cơn đau thường kéo dài, đau nghiêm trọng hơn khi vận động, thuyên giảm dần khi nghỉ ngơi.
- Đau lan xuống mông và hai bên chân.
- Người bệnh khó đứng thẳng, xoay hông và cúi người. Khi đi đứng có xu hướng khòm lưng để giảm đau.
- Nếu gai cột sống chèn ép dây thần kinh, người bệnh có cảm giác tê bì, yếu cơ, mất cảm giác ở chi, suy giảm khả năng vận động, đi khập khiễng hoặc loạng choạng.
Ngoài ra người bệnh có thể gặp một số triệu chứng toàn thân như rối loạn giấc ngủ, người mệt mỏi, căng thẳng, sụt cân, chán ăn.
4. Đối tượng có nguy cơ cao bị gai cột sống l4 l5
Bên cạnh các nguyên nhân gây gai cột sống L4 L5 thì một số đối tượng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này hơn những người khác:
- Người cao tuổi
- Người thường xuyên bê vác nặng
- Người thừa cân, béo phì
- Người mắc bệnh lý cột sống mạn tính
5. Gai cột sống L4 L5 có nguy hiểm không?
Gai cột sống L4 L5 nếu không chữa trị sớm sẽ khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế, đau nhức dai dẳng, nguy hiểm hơn có thể gây hẹp ống sống, vẹo cột sống, liệt chi, mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang. Cơn đau dai dẳng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Bệnh cũng có thể diễn biến theo chiều hướng xấu hơn gây một số bệnh lý:
- Đau thần kinh tọa: Do dây thần kinh tọa bị gai xương chèn ép nên có thể gây ra các cơn đau từ phần cuối của thắt lưng xuống tới chân
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
- Vẹo cột sống
- Teo cơ vùng mông, đùi, cẳng chân
- Đại tiểu tiện mất tự chủ
- Bại liệt
6. Các cách điều trị gai cột sống L4 L5 phổ biến
6.1. Các bài thuốc dân gian
Với các trường hợp gai cột sống L4 L5 nhẹ hay mới chớm thì người bệnh có thể chọn các bài thuốc dân gian.
- Ngải cứu, mật ong: Ngải cứu có tác dụng chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn. Người bệnh dùng 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, để ráo rồi giã nát, chắt lấy nước cốt. Sau đó thêm 2 thìa mật ong vào phần nước cốt để uống trong ngày.
- Lá lốt: Lá lốt được dùng trong nhiều mẹo dân gian chữa bệnh xương khớp. Người bệnh rửa sạch 500g lá lốt đã rửa sạch rồi đun sôi cùng 2,5 lít nước trong 10 phút. Sau đó chắt lấy nước uống trong ngày.
- Rễ cây trinh nữ: Người bệnh lấy 50g rễ cây trinh nữ rửa sạch, đun sôi với 1,5 lít nước trong 20 phút, sau đó chắt lấy nước uống trong ngày.
6.2. Sử dụng thuốc Tây y
Thuốc Tây là cách điều trị phổ biến giúp giảm bớt cơn đau một cách nhanh chóng nhưng không thể điều trị tận gốc bệnh và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Một số loại thuốc thường được dùng là:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol
- Thuốc chống viêm: Diclofenac, Etoricoxib…
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Decontractyl…
Người bệnh chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc và lạm dụng thuốc.
6.3. Dùng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y có thể giúp cải thiện bệnh trong trường hợp nhẹ. Nhờ ưu điểm lành tính, không gây tác dụng phụ, điều trị tận gốc nguyên căn của bệnh nên các bài thuốc Đông y chữa gai cột sống lưng L4 L5 được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn.
Bài thuốc 1: Cam thảo 6g, Quế chi 9g, Xuyên khung 9g, Sinh khương 3g, Quy đầu 9g, Mộc qua 9g, Tam thất 3g, Cát căn 15g, Bạch thược 9g, Xương truật 9g, Đại táo 3 quả
Người bệnh dùng các nguyên liệu sắc uống hàng ngày.
Bài thuốc 2: Cốt toái bổ 12g, Xương truật 12g, Cam thảo 6g, Quế 12g, Hoàng cầm 12g, Khương hoạt 12g, Chỉ thực 8g, Tế tân 6g, Đảng sâm 16g, Bạch linh 16g, Đại táo 3 quả, Trần bì 8g, Phòng phong 12g, Xuyên khung 12g
Đem các nguyên liệu sắc uống hàng ngày.
6.4. Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được bác sĩ chỉ định nếu bệnh diễn biến nặng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao. Phương pháp điều trị này không đảm bảo 100% gai xương không xuất hiện trở lại ở vị trí cũ.
6.5. Vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng là kéo giãn cột sống, siêu âm, điện xung trị liệu, bài tập trị liệu… Vật lý trị liệu sẽ giúp giảm áp lực cho cột sống, giãn cơ, giảm đau, tăng sự linh hoạt cho cột sống.
7. Lưu ý cho người bị gai đốt sống L4 L5
Cùng với điều trị gai cột sống thì người bệnh cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý giàu vitamin, khoáng chất, omega 3 đồng thời hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia…
- Người bệnh nên duy trì thói quen sinh hoạt điều độ và thói quen tập luyện… đây là các yếu tố sẽ góp phần quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.
- Người bệnh nên kiểm soát cân nặng ở mức cho phép, Nếu thừa cân thì nên giảm cân đúng cách, khoa học.
- Nên hạn chế bê vác nặng, ngồi lâu trong một tư thế, cúi, xoay người đột ngột.
- Người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ, hỏi ý kiến của chuyên gia trị liệu để lựa chọn môn thể thao hoặc bài tập phù hợp với thể trạng.
- Nên tái khám đúng lịch để biết tình trạng cải thiện của bệnh.
Ngoài các lưu ý này thì để quá trình điều trị hiệu quả, người bệnh có thể chọn bổ sung thêm Canxi, Vitamin D và nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như Kẽm, Magie, Đồng, DHA, Quercetin… từ viên uống. Viên uống sẽ cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần, hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả. Sự phát triển, khỏe mạnh của xương sẽ giúp đẩy lùi bệnh gai cột sống và giúp cho sức khỏe người bệnh gai cột sống tốt hơn, cải thiện tình hình bệnh nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh đó để giảm cảm giác tê bì chân tay do gai cột sống gây nên cũng như làm tăng cường tuần hoàn máu não giúp cơ thể bớt căng thẳng và trở nên thoải mái hơn thì người bệnh có thể dùng viên uống có tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry…
Gai cột sống l4 l5 không chỉ gây đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà còn có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu không điều trị đúng cách, kịp thời.
Bài viết liên quan:
- Gai đốt sống cổ: Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất
- Gai đôi cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn