Gai cột sống: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đăng bởi:

Ngày đăng:
14 Tháng mười 2024

Lần cập nhật cuối:
14 Tháng mười 2024

Số lần xem:
13

Gai cột sống là bệnh xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống. Bệnh diễn tiến dần dần và nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh.

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống là bệnh lý xương khớp khá phổ biến
Gai cột sống là bệnh lý xương khớp khá phổ biến

Gai cột sống là bệnh lý xương khớp khá phổ biến, bệnh xảy ra do sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là ở đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng, vì hai vị trí này chịu lực tác động nhiều nhất.

Nguyên nhân gây gai cột sống

Viêm khớp cột sống mạn tính

Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị mòn dần, khiến bề mặt bị tổn thương trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.

Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống

Lắng đọng canxi gây ra bệnh gai cột sống
Lắng đọng canxi gây ra bệnh gai cột sống

Lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống như xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương

Xương hoặc khớp ở cột sống có thể bị hư hại do chấn thương và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Ngoài các nguyên nhân này thì còn có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh gai cột sống như:

  • Người lớn tuổi, đặc biệt là người già do quá trình lão hoá và sự lắng đọng canxi.
  • Người thường xuyên vận động, khuân vác nặng, làm những công việc gây áp lực cho cột sống.
  • Người bị viêm khớp cột sống mãn tính.
  • Người có tiền sử chấn thương, tai nạn.
  • Người thừa cân, hoạt động thể chất mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích…

Điều trị gai cột sống

Điều trị gai cột sống bằng thuốc và luyện tập
Điều trị gai cột sống bằng thuốc và luyện tập

Điều trị bằng thuốc chiếm đến 80-90% các trường hợp gai cột sống tức là chỉ cần điều trị bảo tồn còn điều trị ngoại khoa chỉ được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc trường hợp nặng.

Dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp đau nhiều, đau kéo dài, bác sĩ thường cho thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac, indomethacin, meloxicam, … phối hợp với paracetamol.
  • Thuốc giãn cơ như Mydocalm, myonal, decontractyl…
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm như Glucosamin sulfat, MSM, chondroitin sulfat, diacerein.

Các biện pháp không dùng thuốc

  • Người bệnh nên chú ý tập thể dục thường xuyên, hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu, hạn chế các động tác xấu như bê vác nặng, lao động nặng nhọc,…
  • Vật lý trị liệu, kéo giãn, chườm nóng, xông hơi,… cũng có tác dụng tốt, giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị, dự phòng tái phát.
  • Có thể sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ, đai cột sống,… nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.
Chườm nóng giúp giảm cơn đau khi bệnh tái phát
Chườm nóng giúp giảm cơn đau khi bệnh tái phát

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ đặt ra trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện. Người bệnh cần lưu ý là sau khi phẫu thuật gai xương vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ, vì thực tế quá trình hình thành gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Người bệnh gai cột sống cần điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ giúp quá trình điều trị hiệu quả. Tuy lắng đọng canxi là nguyên nhân gây gai cột sống nhưng khoáng chất này cũng giữ vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương ở các đốt xương sống. Do đó việc bổ sung canxi là cần thiết và người bệnh nên chọn đúng canxi tránh tình trạng dư thừa, lắng đọng. Người bệnh có thể chọn sản phẩm chứa Canxi nano, Vitamin D3, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Boron, Mangan, Magie, Sắt… Khác với các sản phẩm bổ sung canxi khác thì Canxi nano có kích thước siêu nhỏ nên sẽ tăng khả năng hấp thu. Vitamin D3 đem canxi vào máu và MK7 sẽ đặt canxi vào nơi cần là xương đồng thời lấy canxi ở nơi không cần tránh lắng đọng, gây nóng như các loại canxi thông thường. Vì vậy, MK7 còn có tác dụng làm giảm hình thành gai xương và có thể làm bào mòn các gai xương đã hình thành. Nên sử dụng sản phẩm này ít nhất từ 3-6 tháng tùy theo mức độ bệnh và có thể lặp lại mỗi năm ít nhất 2 đợt, mỗi đợt 3 tháng.

Bên cạnh đó có thể dùng thêm sản phẩm có chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry. Sản phẩm này sẽ giúp giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giúp tăng tái tạo sụn khớp.

Ngoài ra người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ, tránh thừa cân béo phì và nên hạn chế làm việc nặng như bê vác nặng, gánh nặng,… Tránh chấn thương cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn, tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống…

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận