1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với tuổi già
Khi tuổi đã già, các cơ quan trong cơ thể ngày càng yếu đi ví dụ như: Sự tiêu hao năng lượng của cơ thể nhiều hơn là năng lượng lưu trữ được, sức đề kháng kém… Do đó người già cũng cần phải được ngủ một cách đầy đủ. Như vậy não mới được nghỉ ngơi, thả lỏng đầy đủ, làm giảm lượng năng lượng mà cơ thể cần phải tiêu hao, tăng lượng lưu lượng được lưu trữ, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người già
– Các nhân tố về sinh lý:
+ Đi tiểu quá nhiều lần: Khi đã về già, chức năng của niệu đạo (đường nước tiểu) bị rối loạn, tuyến tiền liệt bị to ra, làm cho cơ thể phải thải ra rất nhiều nước tiểu. Vì vậy buổi tối khi ngủ, người già thường phải tỉnh giấc đi tiểu rất nhiều lần gây ra sự rối loạn đối với giấc ngủ.
+ Cơ thể bị bệnh: Nhiều người già thường mắc nhiều bệnh khác nhau. Cho dù những bệnh về thể xác hay các bệnh về tinh thần cũng đều gây ra những triệu chứng không tốt cho giấc ngủ ban đêm như: Đau đầu, khó thở, toàn thân nhớc mỏi nên gây ra những cảm giác khó chịu. Tất cả điều đó đều làm rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.
– Các nhân tố về tâm lý:
+ Có những nhận biết sai về giấc ngủ: Một số người già vẫn chưa có những nhận biết đúng đắn về giấc ngủ như: lo lắng sẽ chết trong khi ngủ hoặc tự cho rằng mình ngủ quá nhiều… Vì thế họ thường có tâm trạng lo lắng, sợ hãi khi ngủ. Càng lo lắng, sợ hãi càng trằn trọc khó ngủ, và càng không ngủ được, rối như thế lại càng lo lắng hơn. Cứ như vậy, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể bị rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ…
+ Những ảnh hưởng do tâm trạng không tốt: Tâm trạng của người già thường rất dễ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài. Nhiều người già rất cả nghĩ. Nếu ban ngày gặp phải việc không theo ý muốn như con cái đối đãi có phần thờ ơ với mình, họ liền xuất hiện tâm trạng không vui: sầu muộn, tự ti, bị tổn thương, cảm thấy cô đơn… Do đặc điểm về tâm sinh lý của tuổi già nên tâm trạng này thường phải kéo dài rất lâu, thậm chí đến buổi tối vẫn chưa được giải tỏa hết. Như vậy giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng, khiến cho họ khó ngủ, cho dù ngủ rồi nhưng vẫn hay bị tỉnh giấc… do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
– Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài:
Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của người già, đặc biệt là môi trường giấc ngủ. Ví dụ như ánh sáng trong phòng ngủ quá chói mắt, quá nống hoặc quá lạnh, giường đệm quá mềm hoặc quá cứng, mọi người xem tivi quá to… đều làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, tiếng còi tàu xe ầm ĩ ngoài đường hay tiếng cãi nhau của hàng xóm… cũng là những nhân tố làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
– Ảnh hưởng của các loại thuốc:
Một số loại thuốc thông thường hàng ngày cơ thể kích thích tinh thần, đưa trí não vào trạng thái hưng phấn, làm cho cơ thể không thể đi vào giấc ngủ mặc dù đã đến giờ đi ngủ. Vì thế nó sẽ làm ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ, gây ra những triệu chứng khó ngủ, mất ngủ, tỉnh ngủ ban đêm.
3. Làm thế nào để tạo cho người già một giấc ngủ ngon
Một số người già hay ngủ gật vào ban ngày nhưng ban đêm lại hoàn toàn tỉnh táo và không sao ngủ được. Nguyên nhân của những vấn đề này hầu hết không phải do các nhân tố sinh lý mà do các nhân tố về tinh thần gây ra. Những người già duy trì được thói quen thức khuya, dậy sớm thường ngủ ngon và không hề xuất hiện những trở ngại về giấc ngủ. Vì thế chi cần người già có thể sửa chữa những thói quen giấc ngủ không tốt và những nhận thức sai lầm thì họ sẽ có một giấc ngủ bình yên và tuyệt vời.
– Nên để cho cơ thể vận động mệt mỏi một chút: Dù tuổi già không còn được khỏe mạnh, dẻo dai như khi còn trẻ nhưng cũng nên chú ý vận động thân thể. Ví dụ: buổi chiều hoặc khi ăn cơm tối xong nên làm một số công việc nhẹ nhàng như: tưới hoa, dọn dẹp nhà cửa, đi bộ, thậm chí có thể là nói chuyện với mọi người hay xem báo… Tất cả những hoạt động này đều có thể tạo ra cảm giác hơi mệt mỏi, do đó rất tốt cho giấc ngủ.
– Nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ khi ngủ: Những người già thường rất nhạy cảm vì thế tâm trạng không vui vẻ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Do đó người già cần phải luôn giữ tinh thần vui vẻ, gạt bỏ mọi lo lắng, buồn phiền bằng cách tâm sự với người thân, bạn bè, nghĩ và hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp thời quá khứ… Như vậy họ có thể có một tâm trạng thoải mái và vui vẻ để đi vào giấc ngủ.
– Thay đổi những thói quen không tốt của bản thân:
+ Khi ngủ không nên dùng các loại đồ uống gây kích thích: Những người già không nên dùng các loại đồ uống gây kích thích trước giờ đi ngủ. Trước khi ngủ không nên uống quá nhiều trà bởi vì hàm lượng cafein trong trà rất cao, có tác dụng kích thích tinh thần và làm cho người khó ngủ. Hơn nữa, tuổi già cũng không nên uống quá nhiều cà phê vì trong cà phê cũng có chứa hàm lượng cafein rất cao giống như trà và vì thế cũng có ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ. Đồng thời cũng không nên uống rượu bởi vì rượu làm cho máu tuần hoàn trong cơ thể nhanh hơn, khiến có thể sinh ra nhiều nhiệt… Vì vậy sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Ngoài ra uống rượu còn dễ gây ra hiện tượng chảy máu não, đau tim, tê liệt cơ tim và làm rối loạn khoang tim.
+ Trước khi ngủ không nên hút thuốc: Thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe của cơ thể mà trong thuốc lá có chứa chất nicôtin có tác dụng kích thích tinh thần, làm cho trí não càng trở nên hưng phấn, nên rất khó ngủ. Vì thế tốt nhất không nên hút thuốc trước khi ngủ.
– Giữ gìn sự ổn định của quy luật sinh lý: Thời gian ngủ và các hoạt động trước khi ngủ cần phải ổn định. Không nên đi ngủ thất thường: Hôm nay ngủ sớm, ngày mai lại ngủ muộn; cũng không được hoạt động thất thường như hôm nay xem phim kịch tính, ngày mai tập thái cực quyền… Những hoạt động thất thường này có thể làm rối loạn sinh lý trong cơ thể, ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ.
4. Những vấn đề người cao tuổi cần chú ý khi ngủ
– Người già cần lưu ý trước khi ngủ:
+ Không nên ngẫm nghĩ, tư duy trước giờ ngủ: Nhiều người già có thói quen làm một số công việc hoạt động trí óc trước khi ngủ, thậm chí đã lên giường nằm ngủ rồi vẫn cố suy ngẫm, tư duy giải quyết công việc. Thói quen này thực sự không tốt đối với giấc ngủ. Trước khi ngủ, nếu trí óc hoạt động và làm việc quá mạnh thì sẽ khó được khống chế và như vậy khiến cho não khó có thể đi vào giấc ngủ. Vì thế trước khi ngủ cần phải để cho đầu óc được thả lỏng, nghỉ ngơi, giải trí để não được nghỉ ngơi và để giấc ngủ được ngon và sâu hơn.
+ Trước khi ngủ không được ăn uống quá nhiều: Nếu trước khi ngủ, người cao tuổi dùng những đồ uống có tính kích thích như cà phê, nước trà… sẽ làm cho tinh thần bị kích thích nên bị khó ngủ. Hơn nữa, nếu ăn quả nhiều trước khi ngủ sẽ làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, làm cho một số cơ quan bộ não phải làm việc nhiều nên não mệt mỏi và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó trước khi ngủ tốt nhất không nên uống nhiều cà phê, uống nhiều trà hay ăn quá nhiều đồ ăn… Nếu như đói quá, có thể ăn một số đồ ăn dễ tiêu hóa. Nhưng khi ăn xong không nên lập tức đi ngủ ngay mà nên đợi ít nhất khoảng nửa tiếng sau mới đi ngủ.
– Không nên để cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều nhân tố kích thích trước khi ngủ: Nhiều người cao tuối có thói quen tivi, đọc báo trước khi ngủ. Khixem những bộ phim, bức tranh hay các bài báo quá kịch tính mang tính mạo hiểm… sẽ rất dễ làm cho tinh thần bị kích thích, dễ gây ra hiện tượng mất ngủ. Vì thế người cao tuổi nên tránh tiếp nhận những nhân tố kích thích tinh thần. Khi tinh thần bị kích động có thể giải tỏa sự kích động bằng cách: Nằm ngửa, thả lỏng toàn thân, đặt hai tay lên bụng dưới… Làm như vậy trong vòng 10 – 20 phút sẽ làm cho tinh thần được trở về trạng thái bình thường.
– Môi trường giấc ngủ của người già:
+ Không nên ngủ ở trong phòng thoáng gió: Trước khi ngủ cần phải chú ý đóng hết tất cả mọi cửa phòng, mặc dù mùa hè nóng bức cũng cần phải làm như vậy để tránh gió thổi vào, khi ngủ, sức đề kháng của cơ thể rất kém, nếu gặp gió độc sẽ rất dễ bị cảm lạnh thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể bị tê liệt toàn thân.
+ Không nên ngủ dưới ánh đèn: Nếu ngủ dưới đèn, ánh sáng sẽ gây ra kích thích cho cơ thể, hơn nữa còn gây ra sự rối loạn đối với nhiệt độ cơ thể, huyết áp, khiến tinh thần bất an và khó ngủ.
– Các vấn đề người cao tuổi cần lưu ý khi ngủ:
+ Không nên mở miệng khi ngủ: Nếu mở miệng khi ngủ, khoang miệng sẽ trở thành bộ phận hô hấp. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho rất nhiều vi khuẩn độc hại xâm nhập vào cơ thể qua con đường hô hấp này, và dễ gây ra các loại bệnh khác nhau.
+ Khi ngủ tốt nhất nên nằm nghiêng bên phải: Những người cao tuổi khi ngủ tốt nhất nên nằm nghiêng về phía bên phải. Tư thế này sẽ giúp toàn cơ thể được hoàn toàn thả lỏng, rất tốt cho việc giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi cho các bộ phận, cơ quan trên cơ thể.
+ Không nên chùm đầu ngủ: Chùm đầu ngủ sẽ làm cho cơ thể không thể thoát được nhiệt ra ngoài, nếu bị lạnh sẽ rất dễ bị cảm. Chùm đầu ngủ sẽ làm cho không khí không thể lưu thông, làm cho khí CO
2 không thể kịp thời thoát ra ngoài, lượng khí O
2 hít vào sẽ giảm… Do đó không thể phát huy chức năng thông thường của hệ hô hấp và hệ thống tuần hoàn, từ đó sẽ gây ảnh hưửng không tốt cho sức khỏe.