Chiều cao và cân nặng chính là 2 chỉ số song hành để đánh giá được sự phát triển về thể chất và chiều cao ở trẻ. Ở mỗi thời kỳ sẽ có mức độ tăng trưởng chiều cao khác nhau. Chính vì vậy việc xác định đâu là giai đoạn vàng phát triển chiều cao ở trẻ sẽ giúp các em phát triển được chiều cao một cách tối đa.
1. Giai đoạn vàng giúp chiều cao trẻ tăng vọt
Có hai giai đoạn vàng giúp chiều cao trẻ tăng vọt. Cụ thể đó là:
1.1. Giai đoạn 1000 ngày đầu đời
1000 ngày đầu đời được tính từ khi trẻ được mang thai cho đến 24 tháng tuổi. Đây chính là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất và đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo. Trong năm đầu tiên trẻ có thể tăng từ 25 cm, và 2 năm tiếp theo tăng 10cm mỗi năm.1000 ngày đầu đời là giai đoạn quyết định đến 60% khả năng phát triển chiều cao của trẻ trong tương lai.
Khi trẻ dưới 12 tháng tuổi là thời điểm mà tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Lúc này trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng của trẻ sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và cân nặng cuối năm thứ nhất sẽ gấp 3 lần cân nặng sơ sinh. Theo nghiên cứu giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất và tỷ lệ suy dinh dưỡng giữ ở mức cao cho tới 5 tuổi. Đây cũng là giai đoạn chuyển sang chế độ ăn dặm nên rất có thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ cả về chiều cao và trí tuệ.
Sau 2 tuổi tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm và chỉ tăng khoảng 6.2 cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm. Tuy nhiên, nếu giai đoạn này trẻ có chế độ dinh dưỡng phù hợp hỗ trợ sự phát triển chiều cao của trẻ thì nó sẽ là tiền đề để trẻ phát triển trong độ tuổi dậy thì.
1.2. Giai đoạn tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì được tính từ 10 – 15 tuổi, đây là giai đoạn đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc cả về cơ bắp cũng như khung xương và chức năng sinh dục. Tốc độ phát triển và tăng trưởng chiều cao nhanh, có thể tăng từ 10cm mỗi năm ở bé gái giai đoạn 10 tuổi và tăng dần cho đến khi đạt được 15cm mỗi năm ở độ tuổi 12. Đối với bé trai, tốc độ tăng trưởng là 10cm mỗi năm khi 12 tuổi và đạt tối đa đến 15cm mỗi năm cho đến khi 14 tuổi. Sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần khi 15 tuổi ở bé gái và 17 tuổi ở bé trai.
Giai đoạn tuổi dậy thì quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương và khối lượng xương, mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ khi trẻ 8 tuổi cho đến giai đoạn vị thành niên. Sự tăng trưởng và phát triển chiều cao có liên quan đến sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng. Do đó việc bổ sung các chất dinh dưỡng và chế độ luyện tập phù hợp là rất cần thiết cho trẻ trong độ tuổi này.
2. Một số lưu ý dành cho trẻ trong giai đoạn phát triển chiều cao
2.1. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
Dinh dưỡng là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ, chiếm tới 32% sự tăng trưởng chiều cao của một người bình thường. Do đó, việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với độ tuổi của trẻ sẽ giúp con tăng chiều cao tốt nhất. Cha mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu canxi, photpho, magie, vitamin D3… bởi đây là những dưỡng chất cần thiết cho hệ thống xương khớp của trẻ.
2.2. Giúp trẻ lựa chọn môn thể thao phù hợp
Thói quen rèn luyện thể dục thể thao hằng ngày sẽ giúp trẻ tăng chiều cao rõ rệt. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao phù hợp với sở thích và khả năng của con trong giai đoạn phát triển chiều cao như bơi lội, bóng rổ, đạp xe, hay nhảy dây… Đây là những bộ môn tốt cho sự phát triển cơ và xương của trẻ.
2.3. Nhắc nhở trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc
Theo các nghiên cứu, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng kích thích sự phát triển chiều cao là vào ban đêm. Vì vậy, bố mẹ nên rèn cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, lời khuyên tốt nhất là ngủ trước 10h tối, và tối thiểu phải ngủ đủ 8h/ngày. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi để tiết ra nhiều hormone tăng trưởng hơn, vừa giúp trẻ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tái tạo năng lượng cho một ngày mới.
2.4. Chú ý chăm sóc sức khỏe tâm thần của trẻ
Nhiều người lầm tưởng rằng trẻ nhỏ sẽ không biết căng thẳng, lo lắng… nhưng trên thực tế, trạng thái này vẫn xảy ra ở mọi lứa tuổi. Việc căng thẳng kéo dài ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng xấu đến hoạt động lưu thông máu, gây rối loạn hormone tuyến giáp và làm chậm quá trình tăng chiều cao. Do đó, bố mẹ cần tạo cho trẻ tinh thần thoải mái vui vẻ trong giai đoạn phát triển chiều cao của con.
2.5. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao
Trong giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ, việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ kích thích tăng trưởng chiều cao là hoàn toàn cần thiết, được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn bổ sung cho con. Tuy vậy, không phải sản phẩm nào cũng phát huy được tác dụng như mong đợi. Với thị trường đa dạng các loại thực phẩm như ngày nay, bố mẹ nên tìm hiểu sản phẩm thật kỹ trước khi mua.
Một sản phẩm kích thích phát triển chiều cao cho trẻ được đánh giá tốt và hiệu quả cao cần có chứa 3 thành phần đứng đầu bảng như: Canxi nano, vitamin D3, MK7… cùng các chất thiết yếu như: Kẽm nano, Magie, DHA… được tính toán liều lượng phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ. Đây là những vi chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao, thể lực và trí lực của trẻ. Giúp kích thích hệ thống xương và răng phát triển, nhờ đó hỗ trợ giúp phát triển chiều cao và hạn chế nguy cơ còi xương, thấp còi.
Những chia sẻ trên đây đã giải thích cho câu hỏi “đâu là giai đoạn vàng phát triển chiều cao cho trẻ?”. Việc nắm rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ cũng như các lưu ý cần thiết trong mỗi thời điểm quan trọng sẽ giúp bố mẹ có cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt hơn. Từ đó, giúp con có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Bài viết liên quan:
- Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn theo WHO
- Cách tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn