Táo bón là một trong những triệu thường gặp ở trẻ và có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Vậy táo bón có thể để lại những hậu quả khôn lường nào đến sức khỏe của trẻ? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay các hậu quả của bệnh táo bón ở trẻ em ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hậu quả bệnh táo bón ở trẻ em
Một số hậu quả của bệnh táo bón ở trẻ em mà ba mẹ nên biết khi để tình trạng táo bón kéo dài:
1.1. Tích tụ độc tố trong cơ thể
Việc đi đại tiện mỗi ngày là các mà cơ thể chúng ta đào thải hết độc tố ra ngoài. Tuy nhiên với những trẻ bị táo bón thì việc đi đại tiện lại rất khó khăn. Do vậy với những bé bị táo bón lâu ngày thì có thể gây ra tình trạng tích tụ độc tố trong cơ thể và làm ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng trong cơ thể.
1.2. Mắc trĩ nội, trĩ ngoại
Táo bón lâu ngày ở trẻ sẽ gây ra hiện tượng tăng áp lực ổ bụng vì bé luôn phải cố sức rặn khi đi nặng. Điều này sẽ khiến các búi trĩ ngày càng phình to ra và xuất hiện hiện tượng đi ngoài ra phân.
1.3. Gây nứt hậu môn
Tình trạng nứt hậu môn ở trẻ là do phân tích trực lâu ngày trong trực tràng và ngày càng to lớn và trở nên rắn hơn. Do đó, khi khối phân lớn độ giãn nở của ống hậu môn thì sẽ gây ra nứt hậu môn. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm có thể gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ.
1.4. Tăng nguy cơ bị biến chứng ở những trẻ có bệnh lý mạn tính
Nếu tình trạng táo bón kéo dài xuất hiện nhiều ở các trẻ mắc hen, thoát vị bẹn, thoát vị hoành thì sẽ khá nguy hiểm. Bởi táo bón, nên mỗi lần bé đi ngoài sẽ làm tăng áp lực ở ổ bụng, tăng nguy cơ thoát vị bẩm sinh. Thêm vào đó, việc cố rặn khi đi đại tiện có thể khiến nhiều trẻ khởi phát khó thở cấp tính.
1.5. Đau đớn khi đi ngoài
Trẻ bị táo bón sẽ có cảm giác đau đớn khi đi ngoài. Điều này có thể khiến trẻ sợ hãi và sinh ra phản xạ nhịn đi vệ sinh dù đang có nhu cầu. Tình trạng này sẽ khiến cho bệnh táo bón của trẻ nặng hơn nên ba mẹ cần xử lý sớm để trẻ bớt đau và không bị ám ảnh mỗi lần đi ngoài.
1.6. Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe cạnh hậu môn, rò hậu môn
Khối phân cứng nằm bên trong có thể có thể gây tổn thương, viêm nhiễm vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, áp – xe cạnh hậu môn, rò hậu môn sau này ở trẻ.
1.7. Sa trực tràng: Hậu quả của táo bón ở trẻ em đặc biệt nghiêm trọng
Việc thường xuyên dùng một lực mạnh để đẩy phân ra ngoài sẽ dần khiến một phần hoặc toàn bộ trực tràng của trẻ bị sa xuống và trượt ra khỏi vị trí bình thường. Nguy hiểm hơn là trực tràng có thể bị sa ra ngoài cơ thể.
1.8. Tắc ruột
Do phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng và càng ngày càng trở nên cứng hơn nên ở trẻ có thể xảy ra hiện tượng tắc ruột nếu trẻ bị táo bón kéo dài. Hậu quả của táo bón này có thể gây ra các biểu hiện đau bụng, bụng chướng, không đánh hơi hay đi nặng được.
1.9. Tăng áp lực trong ruột
Vì trẻ bị táo bón lâu ngày nên sẽ dẫn đến hiện tượng phân ứ đọng, dịch trong lòng ruột thừa khiến trẻ dễ có nguy cơ bị viêm ruột thừa. Thêm vào đó tình trạng táo bón kéo dài còn khiến cho ruột già bị suy yến và giãn ra thành các túi thừa đại tràng gây nguy cơ thủng ruột.
1.10. Sợ ăn
Hậu quả của táo bón ở trẻ kéo dài có thể khiến trẻ sợ ăn vì cứ nghĩ đến việc ăn xong là phải đi vệ sinh. Bên cạnh đó, khi ăn vào trẻ không thể tiêu hóa được do chướng bụng cũng khiến trẻ vô cùng khó chịu.
1.11. Phát triển không đồng đều về trí tuệ và thể chất
Hậu quả khác của táo bón mà trẻ có thể gặp phải đó chính là phát triển không đồng đều. Do trong quá trình bị táo bón trẻ biếng ăn và thường bỏ bữa nên sẽ giảm sự hấp thụ vitamin và các khoáng chất.
1.12. Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ mất phản xạ đi cầu
Trẻ bị táo bón lâu ngày khiến trẻ sợ đi vệ sinh nên dần dần sẽ mất đi phản xạ đi cầu. Trẻ cũng sẽ gặp tình trạng đi đau bung nhiều lần trong ngày do phân ứ đọng trong cơ thể.
1.13. Đại tiện ra máu
Trẻ đi đại tiện ra máu là hậu quả khá phổ biến khi trẻ bị táo bón lâu ngày. Vì khi phân khô và rắn có thể cọ xát vào niêm mạc ống hậu môn trực tràng gây xước.
1.14. Suy kiệt
Táo bón lâu ngày ở trẻ không được điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị suy kiệt, do thieeys chất dinh dưỡng, thiếu máu,…
1.15. Trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý đường tiêu hóa
Một số bệnh lý về đường tiêu hóa mà trẻ bị táo bón lâu ngày có thể gặp phải đó là: viêm đại tràng, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột,….
1.16. Tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn trực tràng
Trong phân có chứa chất gây ung thư acid deoxycholic, acid lithocholic… do đó khi phân nằm lâu trong đại tràng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn trực tràng ở trẻ.
2. Điều cần ghi nhớ để phòng ngừa táo bón lâu ngày ở trẻ em
Một số điều ba mẹ cần ghi nhớ đẻ dễ dàng phòng ngừa tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ:
- Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày;
- Tạo cho bé thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày để cơ thể trẻ có phản xạ, tốt là sau 15 -45 phút ăn;
- Động viên trẻ hoạt động, tập thể dục thể thao mỗi ngày;
- Nhắc nhở trẻ uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ, ba mẹ cũng nên bổ sung men vi sinh để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hiện nay các sản phẩm men vi sinh đến từ Hàn Quốc đang được rất nhiều ba mẹ ưa chuộng bởi công dụng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ba mẹ nên tham khảo các loại men vi sinh có nguồn gốc từ tự nhiên như Kim Chi Hàn Quốc để bé sử dụng an toàn.
Trên đây là những hậu quả táo bón ở trẻ mà ba mẹ cần biết để hỗ trợ phòng ngừa tình trạng táo bón cho trẻ. Ba mẹ cũng cần theo dõi con để có những biện pháp can thiệp kịp thời khi con bị táo bón, tránh để tình trạng kéo dài quá lâu.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn