Hen phế quản cấp xảy ra với những triệu chứng như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, chủ yếu vào thời điểm ban đêm và sáng sớm. Nếu không xử trí kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nội dung dưới đây để biết xử trí đúng cách nhé.
1. Hen phế quản cấp là gì?
Bệnh hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết đờm,… gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, chủ yếu xảy ra vào thời điểm ban đêm và sáng sớm. Bệnh có thể phục hồi tự nhiên hoặc phải dùng thuốc.
2. Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính
Cơn hen phế quản đặc trưng bởi các dấu hiệu như khò khè, khó thở (hơi thở ngắn), đau hoặc nặng ngực, hay ho. Các dấu hiệu này xuất hiện đột ngột, thường xảy ra sau khi người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như thuốc, thức ăn… hay khi thời tiết thay đổi hay do bị nhiễm virus hô hấp.
Khi cơn hen phế quản cấp sắp xuất hiện sẽ thấy có các dấu hiệu như là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi… Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng là khò khè nặng cả khi người bệnh hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh. Nếu nhận biết và xử trí kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Ngược lại nếu chậm trễ thì các triệu chứng sẽ nặng hơn như đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu ngón. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não và bị ngất, mất ý thức… và có thể tử vong.
Đặc điểm của các triệu chứng khi hen phế quản cấp tính là:
- Khó thở: Người bệnh thường bị ngộp, không thở được, không đủ hơi để thở. Khi khó thở nhiều, người bệnh còn có triệu chứng hốt hoảng, nói câu ngắn hoặc từng từ, toát vã mồ hôi,…
- Khò khè: Tiếng rít đi kèm với nhịp thở, thường nghe thấy khi người bệnh thở ra và đây là biểu hiện thường gặp nhất của cơn hen suyễn cấp tính.
- Ho: Thường đi kèm với triệu chứng khó thở, chủ yếu xảy ra vào thời điểm nửa đêm về sáng hoặc khi người bệnh làm việc gắng sức. Cũng có khi người bệnh hen phế quản chỉ có triệu chứng ho nên việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn.
- Nặng ngực: Đây là một biểu hiện khác của tình trạng khó thở, người bệnh có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực.
- Viêm tiểu phế quản cấp: Có kèm theo sốt, ho khạc đờm.
3. Nguyên nhân hen phế quản cấp
Các nguyên nhân gây hen phế quản cấp thường gặp là:
Hen phế quản do dị ứng
Các cơn hen phế quản cấp tính có thể xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, bọ nhà, lông chó mèo, thực phẩm gây dị ứng như hải sản, thịt bò,… hoặc một số thuốc như aspirin.
Các yếu tố kích thích
Các yếu tố môi trường như khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí, các hóa chất tẩy rửa, thay đổi độ ẩm,… có thể là nguyên nhân gây hen phế quản.
Hen phế quản do vận động
Trường hợp này còn được gọi là hen phế quản do gắng sức, có thể khởi phát hoặc nặng lên sau một vận động gắng sức.
Nguyên nhân khác dẫn đến bệnh hen phế quản
Hen phế quản cấp có thể xảy ra do nhiễm trùng đường hô hấp do virus parainfluenza, yếu tố di truyền, mắc bệnh trào ngược dạ dày hay các bệnh lý khác trên đường hô hấp, sử dụng một số thuốc như chẹn beta giao cảm.
4. Chẩn đoán hen phế quản
4.1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định sẽ dựa vào 4 yếu tố là:
- Tiền sử bản thân, gia đình có bệnh dị ứng như chàm, mày đay, viêm mũi dị ứng hoặc đã được chẩn đoán hen.
- Cơn ho khò khè, khó thở, nặng ngực thường xuất hiện về đêm, tái phát nhiều lần nhất là khi có tiếp xúc với dị nguyên hoặc khi thay đổi thời tiết. Khi dùng thuốc giãn phế quản thì cơn cải thiện hoặc hết cơn.
- Nghe phổi trong cơn khó thở có ran rít ran ngáy.
- Đo lưu lượng đỉnh (PEF) ở những nơi có điều kiện trang bị dụng cụ đo (peak flow meter): PEF tăng bằng hoặc trên 20% so với trước khi dùng thuốc hoặc PEF thay đổi sáng – chiều bằng hoặc trên 20%, gợi ý chẩn đoán hen.
Ngoài ra điều trị thử bằng thuốc kích thích beta 2 và corticoid dạng hít có kết quả (lâm sàng đỡ khó thở, phổi bớt hoặc hết ran, PEF cải thiện) cũng là một chứng cớ để chẩn đoán hen.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
- Cơn hen tim: Tiền sử có bệnh tim, tiền sử có khó thở khi gắng sức (khác với khó thở do hen phế quản thường liên quan tới thời tiết, các yếu tố dị ứng), nghe phổi có ran ẩm thêm vào ran rít ran ngáy, đo huyết áp thường cao nhiều. Nếu chưa phân biệt được chắc chắn, khi xử trí nên dùng thuốc kích thích bêta đường xịt hoặc khí dung, tránh dùng đường uống.
- Tràn khí màng phổi: Không có tiền sử khó thở, nghe phổi không có ran rít ran ngáy, có hội chứng tràn khí ở một bên phổi.
- Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Tiền sử khó thở liên tục chứ không thành cơn, khó thở thường không bắt đầu từ nhỏ và thường nam giới nghiện thuốc lá nặng.
- Viêm tiểu phế quản cấp: Thường kèm theo sốt, ho khạc đờm (hen phế quản ho thường là ho khan).
- Dị vật đường hô hấp: Biểu hiện ho sặc sụa, tím tái, khó thở.
5. Nên làm gì để kiểm soát cơn hen phế quản cấp tính?
Để có thể phòng ngừa và kiểm soát cơn hen suyễn cấp tính thì người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát cơn hen cấp như là khói thuốc lá, hóa chất có mùi nồng gắt, làm việc gắng sức, nhiễm khí lạnh,…
- Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học để cải thiện sức khỏe nói chung, chức năng hệ hô hấp nói riêng.
- Có thể sử dụng thuốc đường hít sớm và đúng cách như cách đưa thuốc trực tiếp vào đường hô hấp bằng các dụng cụ bơm xịt, bình hít bột khô. Ưu điểm của phương pháp này là giảm bớt khó thở chỉ sau 2 – 5 phút. Các thuốc có thể sử dụng trong trường hợp này là thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn như Salbutamol hoặc Formoterol. Người có cơn hen suyễn nên dùng thuốc đường hít sớm ngay khi có triệu chứng đầu tiên vì để càng muộn thì khả năng cắt cơn hen càng thấp. Liều dùng phù hợp là: 2 lần xịt họng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn. Nếu chưa giảm khó thở thì xịt lặp lại 2 lần cách nhau khoảng 5 – 10 phút.
- Nếu cơn khó thở không hết sau 3 lần xịt thuốc hoặc cơn suyễn chỉ lui tạm thời trong vài tiếng rồi trở lại thì người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc đến phòng cấp cứu ngay để được điều trị triệt để.
Bên cạnh đó người bệnh phế quản có thể dùng thêm sản phẩm xịt rửa mũi hàng ngày. Với trẻ em có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.
Người lớn thì dùng sản phẩm xịt rửa có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Hen phế quản cấp tính nếu không được điều trị, kiểm soát có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, suy hô hấp. Do đó mà người bệnh cần sớm thăm khám, điều trị để tránh biến chứng.
Bài viết liên quan:
- Bị hen phế quản bội nhiễm: Nên làm gì để khắc phục?
- Bệnh hen phế quản ác tính: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị
- Hậu quả của hen phế quản nặng và cách điều trị
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn