Hậu quả của hen phế quản nặng và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
19 Tháng ba 2024

Lần cập nhật cuối:
19 Tháng chín 2024

Số lần xem:
310

Hen phế quản nặng là tình trạng các triệu chứng hen như khó thở, nặng ngực, thở rít nặng lên và thường xảy ra ở người bệnh hen phế quản nhưng không được theo dõi đúng cách, điều trị đúng cách dẫn đến tình trạng nặng và nguy kịch. Tìm hiểu hậu quả của bệnh để có cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Phân loại độ nặng hen phế quản

Hen phế quản chia thành nhiều cấp độ: nhẹ, trung bình, nặng
Hen phế quản chia thành nhiều cấp độ: nhẹ, trung bình, nặng

Hen phế quản là bệnh lý hô hấp khá phổ biến và tùy vào mức độ của bệnh mà có thể phân loại như sau:

  • Hen nhẹ: Là tình trạng hen được kiểm soát tốt với điều trị bậc 1 hoặc bậc 2, nghĩa là chỉ dùng thuốc kiểm soát khi có triệu chứng hoặc điều trị với các thuốc kiểm soát như ICS liều thấp, kháng thụ thể leukotriene (LTRA) hoặc chromone.
  • Hen trung bình: Là hen được kiểm soát tốt với điều trị bậc 3 như với ICS/LABA liều thấp.
  • Hen nặng: Là tình trạng hen đòi hỏi điều trị ở bậc 4 hoặc 5 để duy trì sự kiểm soát hoặc hen không kiểm soát được dù điều trị ở mức này.

2. Triệu chứng nhận biết cơn hen phế quản nặng

Các triệu chứng giúp người bệnh nhận biết hen phế quản nặng
Các triệu chứng giúp người bệnh nhận biết hen phế quản nặng

Có thể phân loại mức độ nặng đợt cấp hen phế quản theo cách sau:

  • Cơn hen phế quản mức độ nhẹ – trung bình: Người bệnh nói thành câu, cảm giác dễ thở hơn khi ngồi, không bứt rứt vật vã, nhịp thở tăng, không sử dụng cơ hô hấp phụ, nhịp tim 100-120 lần/phút, độ bão hòa oxy (khí phòng) 90-95%, PEF > 50% dự đoán mức cao nhất của người bệnh.
  • Cơn hen phế quản nặng: Người bệnh nói từng lời ngắt quãng, ngồi cúi người ra trước, bứt rứt, nhịp thở > 30 lần/phút; co kéo cơ hô hấp phụ, nhịp tim > 120 lần/phút; độ bão hòa oxy ( khí phòng) < 90%, PEF< 50% so giá trị dự đoán hoặc mức cao nhất của người bệnh.
  • Cơn hen phế quản đe dọa tính mạng: Tri giác người bệnh lẫn lộn, lơ mơ, lồng ngực không di động. [1]

3. Ai có nguy cơ mắc bị hen phế quản nặng

Đối tượng có nguy cơ bị bệnh hen phế quản nặng
Đối tượng có nguy cơ bị bệnh hen phế quản nặng

Hen phế quản là bệnh lý hô hấp phổ biến nên có thể gặp ở mọi người và có thể trở nặng nếu không được kiểm soát, điều trị kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên có một số đối tượng có nguy cơ bị hen phế quản nặng và nguy kịch, đó là:

  • Người bệnh có tiền sử bị hen phế quản nặng, đã từng phải đặt ống khí nội quản, thở bằng máy
  • Người đã từng phải nhập viện hoặc cấp cứu vì cơn hen phế quản trước đó trong thời gian 1 năm trở lại
  • Người loạn thần, nghiện rượu hoặc đang phải dùng thuốc an thần
  • Người bệnh không được theo dõi, điều trị đúng phác đồ
  • Người có tràn khí màng phổi, xẹp phổi, viêm phổi
  • Người có tiền sử nghiện thuốc lá…

4. Hậu quả của hen phế quản nặng

Những biến chứng nguy hiểm khi bị hen phế quản nặng
Những biến chứng nguy hiểm khi bị hen phế quản nặng

Bệnh hen phế quản là bệnh đường hô hấp mạn tính nặng, người bệnh nếu không được theo dõi, điều trị dự phòng đúng cách có thể gặp phải cơn hen phế quản nặng và nguy hiểm. Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh trong thời gian ngắn từ 2 – 6 giờ và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nếu người bệnh gặp phải ít nhất một trong những biến chứng do cơn hen phế quản nặng dưới đây thì rất nguy hiểm:

  • Tràn khí màng phổi hoặc trung thất: Biến chứng xuất hiện tự phát hoặc khi người bệnh lên cơn hen hoạt động gắng sức, đôi khi đây là biến chứng do thở máy. [2]
  • Nhiễm khuẩn: Người bị lên cơn hen dễ nhiễm khuẩn hô hấp, có thể tiến triển nặng, rất nguy hiểm với sức khỏe.
  • Rối loạn nước và điện giải: Người bệnh có thể bị mất nước, rối loạn điện giải do hạ Kali máu khi sử dụng thuốc cường giao cảm liều cao hoặc gắng sức hô hấp.

5. Điều trị hen đợt cấp hen phế quản nặng

Hướng dẫn điều trị bệnh hen phế quản nặng
Hướng dẫn điều trị bệnh hen phế quản nặng

Để điều trị hen đợt cấp hen phế quản nặng thì cần áp dụng các biện pháp điều trị ban đầu và có thể áp dụng các biện pháp phối hợp khác:

  • Thông khí hỗ trợ: Thông khí không xâm lấn (NIV), đặt nội khí quản/ thông khí xâm nhập thường được chỉ định điều trị khi bệnh nhân đợt cấp hen phế quản có suy hô hấp nặng dù đã điều trị tối ưu các thuốc giãn phế quản, corticoid toàn thân, thở oxy.
  • Thuốc giãn phế quản SABA ( đường toàn thân): Có thể truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da (salbutamol, terbutaline) trong trường hợp người bệnh có đợt cấp nặng.
  • Ipratropium bromide (SAMA): Người bệnh có đợt cấp trung bình đến nặng, điều trị trong khoa cấp cứu: phối hợp SAMA và SABA cho hiệu quả giãn phế quản tốt hơn, cải thiện FEV1, LLĐ nhiều hơn so với dùng SABA đơn thuần.
  • Aminophylline và theophylline: Aminophylline và theophylline tiêm tĩnh mạch không nên sử dụng trong xử trí cơn cấp hen, do hiệu quả kém và khả năng ngộ độc (đặc biệt khi dùng cùng macrolid có thể gây xoắn đỉnh).
  • Magnesium: Magnesium sulfate tiêm tĩnh mạch không được đề nghị sử dụng thường quy trong đợt cấp hen phế quản. Truyền tĩnh mạch liều 2g trong 20 phút có thể giúp giảm khó thở, giảm tỷ lệ nhập viện ở một số bệnh nhân.
  • Kháng sinh: Chỉ định dùng khi có biểu hiện nhiễm khuẩn.

6. Biện pháp phòng ngừa cơn hen nặng

Một số biện pháp phòng tránh cơn hen nặng
Một số biện pháp phòng tránh cơn hen nặng

Cách phòng ngừa cơn hen nặng xuất hiện gây nguy hiểm hiệu quả là người bệnh cần lưu ý theo dõi, điều trị và quản lý bệnh hen. Bác sĩ sẽ hướng dẫn biện pháp điều trị dự phòng hen phế quản, hãy thực hiện đúng phác đồ hướng dẫn.

Nếu thấy có xuất hiện cơn hen phế quản cấp, người bệnh cần điều trị nhanh chóng, tích cực, đúng phương pháp được hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh xa dị nguyên là cách phòng ngừa cơn hen nặng hiệu quả. Vì các dị nguyên này có thể kích thích gây ra cơn hen phế quản, nên tránh xa là cách tốt nhất để bảo vệ người bệnh tránh biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh nên giữ vệ sinh mũi hàng ngày bằng sản phẩm xịt rửa mũi thảo dược. Nên chọn sản phẩm xịt rửa có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Với trẻ em có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Hen phế quản nặng cần sử dụng đúng thuốc với liều lượng phù hợp để đẩy lùi cơn hen cũng như các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh chú ý là không nên chủ quan trong điều trị dự phòng hen phế quản vì đây là cách để phòng ngừa cơn hen nguy kịch xuất hiện đột ngột.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

  • [1] Severe Asthma: https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/asthma/learn-about-asthma/types/severe-asthma
  • [2] What is severe asthma?: https://www.asthmaandlung.org.uk/conditions/severe-asthma/what-severe-asthma
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận