Thai kỳ là thời gian chị em cần quan tâm giữ gìn sức khỏe nhưng nếu có tình trạng hen phế quản ở bà bầu sẽ khiến chị em lo lắng liệu việc điều trị có ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi không? Dưới đây là những thông tin cần biết để có thể điều trị an toàn, hiệu quả.
1. Triệu chứng hen phế quản ở bà bầu
Hen phế quản xảy ra khi đường dẫn khí của phổi (phế quản) bị ảnh hưởng và do quá trình viêm mãn tính của phế quản. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có thể nhận biết hen phế quản bà bầu qua những dấu hiệu, triệu chứng như khi bà bầu thường thở khò khè và tiếng khò khè thường nghe thấy ở thì thở ra hay cũng có thể nghe thấy được ở thì hít vào. Bà bầu sẽ cảm thấy không thở được, tức nặng ngực, ho và nói khó… Những triệu chứng này có thể xảy ra cả ngày hoặc vào ban đêm. [1]
Hen phế quản ở bà bầu nếu không kiểm soát sẽ rất nguy hiểm vì thai nhi có thể bị thiếu oxy. Để kiểm soát tốt vấn đề này thì bà bầu bị hen phế quản cần được khám theo dõi đều đặn tránh nguy cơ như sinh non, thai kém phát triển, tăng huyết áp, chết lưu hoặc sau khi sinh có thể dẫn đến tử vong cho cả mẹ và con.
2. Phụ nữ bị hen phế quản có thể mang thai an toàn được không?
Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp, nếu được kiểm soát tốt, người bệnh có thể chung sống với tình trạng này như một người bình thường, vẫn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên, do nguy cơ của bệnh nên cần được theo dõi sát trong quá trình mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
3. Bà bầu bị suyễn có nguy hiểm không?
Nếu cơn hen được kiểm soát tốt thì bà bầu bị hen phế quản và thai nhi đều không phải chịu biến chứng trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Nhưng nếu cơn hen không được kiểm soát, tình trạng khó thở thường xuyên dẫn tới thiếu oxy thai, gây các biến chứng cho thai nhi như suy thai, đẻ non, thai chậm phát triển. Bà bầu có thể gặp tình trạng tăng huyết áp và tiền sản giật. Do đó mẹ bầu nên kiểm tra thường xuyên và theo dõi định kỳ giúp phòng tránh biến chứng cho cả mẹ và bé. [2]
4. Tiến triển của hen phế quản khi mang thai?
Không phải khi mang thai thì sẽ làm tình trạng hen nặng hơn mà tùy từng người tình trạng hen phế quản có thể nhẹ đi (thường là cải thiện dần), không xuất hiện cơn hen trong lúc mang thai hoặc ổn định như lúc trước khi có thai, tỷ lệ này chiếm 30% thai phụ. Nhưng tình trạng bệnh cũng có thể nặng hơn ở 1/3 bà bầu bị hen phế quản và thường hay gặp ở tuần 29-36 thai kỳ, rất ít gặp tình trạng bệnh nặng ở tuần cuối thai kỳ và trong lúc chuyển dạ.
5. Điều trị hen phế quản khi mang thai?
Hen phế quản ở bà bầu có thể điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo kiểm soát bệnh ổn định mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bà bầu nên tuân thủ điều trị để hạn chế cơn hen xuất hiện, cũng tức là giúp hạn chế sử dụng thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Các loại thuốc thường dùng:
- Thuốc giãn phế quản dạng xịt, hít.
- Glucocorticoid đường hít: Được sử dụng phổ biến trong thai kỳ như budesonide và beclomethasone.
- Glucocorticoid đường uống: Thuốc glucocorticoid khá an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ rất nhỏ của hở môi hàm ếch khi mẹ sử dụng đường uống dưới tuần 13 thai kỳ. Cũng có nghiên cứu chỉ ra mối liên quan với biến chứng đẻ non và thiếu cân của thai nhi nhưng cũng chưa loại trừ được biến chứng này liên quan đến các cơn hen phế quản trong quá trình mang thai. Thực tế nhưng nguy cơ trên có thể nhỏ hơn rất nhiều so với nguy cơ khi hen phế quản nặng không được điều trị do có thể gây tử vong cả mẹ và thai nhi.
- Một số thuốc khác được sử dụng trong quá trình mang thai gồm có Theophylin, kháng leukotriene, kháng histamin (diphenhydramin, fexofenadine, cetirizine, loratadin) và liệu pháp miễn dịch đặc hiệu khi đang tiến hành.
- Các thuốc sinh học như Omalizumab, tuy chưa có nhiều bằng chứng nghiên cứu về độ an toàn của thuốc này nhưng việc khởi đầu dùng thuốc khi đang mang thai không được khuyến cáo, các thuốc khác như kháng IL-5 hiện chưa có nhiều nghiên cứu.
6. Cần làm gì nếu có cơn hen trong khi mang thai?
Khi mang thai, các cơn hen thường xuất hiện nhiều nhất ở tuần 17-24 chu kì, nguyên nhân có thể liên quan đến sự ngưng sử dụng thuốc do hiểu biết chưa đúng về bệnh. Vậy bà bầu bị hen suyễn nên làm gì? Khi thấy có cơn hen kịch phát trong quá trình mang thai, việc xử trí tại nhà tương tự như lúc chị em không mang thai là ưu tiên cắt cơn bằng thuốc giãn phế quản dạng hít tác dụng ngắn như albuterol. Sau đó cần nhập viện ngay để được theo dõi tình trạng của cả mẹ và bé, được xử trí kịp thời tránh nguy cơ biến chứng.
7. Trẻ sinh ra sau này có bị hen phế quản không?
Hen phế quản do nhiều nguyên nhân gây ra, do yếu tố bên trong cơ thể hay do yếu tố môi trường nhưng trẻ sẽ có nguy cơ mắc hen phế quản và các bệnh lý khác (viêm da cơ địa, mày đay,..) cao hơn trẻ khác, đặc biệt là nếu cả bố và mẹ cùng mắc hen phế quản dị ứng. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa.
Hen phế quản ở bà bầu có thể chọn dùng xịt rửa mũi để giữ vệ sinh mũi. Bà bầu nên chọn sản phẩm xịt rửa có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. Với trẻ em có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bà bầu nhận biết được bệnh hen phế quản khi mang thai và biết cách điều trị an toàn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Tốt nhất, phụ nữ khi mang thai nên đi khám để được hướng dẫn điều trị phù hợp.
Bài viết liên quan:
- Tìm hiểu về hen phế quản ở trẻ em để điều trị triệt để
- Hen phế quản ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị tốt nhất
Nguồn tham khảo:
- [1] Asthma & Pregnancy https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9568-pregnancy-asthma
- [2] Pregnancy and Asthma: https://acaai.org/asthma/asthma-101/who-gets-asthma/pregnancy-and-asthma/
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn