Hen phế quản có lây không, có di truyền không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
21 Tháng ba 2024

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng chín 2024

Số lần xem:
194

Hen suyễn là một trong những bệnh về hô hấp phổ biến nhất, ảnh hưởng nhiều tới đời sống và sức khỏe của bệnh nhân. Nhiều người lo lắng liệu hen suyễn có lây không? Hen suyễn có di truyền không? Câu trả lời mà người bệnh cần sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Hen suyễn có nguy hiểm không?

Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?

Hen suyễn hay hen phế quản là bệnh đường hô hấp khá phổ biến. Khi bệnh chuyển sang mãn tính thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Đường thở của người bệnh bị viêm mạn tính và tăng tính phản ứng, nên khi có các tác nhân kích thích, đường thở xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, sưng phù, tiết dịch nhầy và co thắt khi gặp những chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi làm gây nên tình trạng thiếu oxy, khó thở ở người bệnh. Người bệnh cần được can thiệp y tế khẩn cấp và nhập viện điều trị, theo dõi. Bởi nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị suy hô hấp, bất tỉnh, thậm chí là tử vong nếu không kịp thời điều trị hoặc sử dụng thuốc giãn đường dẫn khí kịp thời.

2. Hen suyễn có lây không? Bệnh hen suyễn lây qua đường nào?

Hen suyễn có lây không và bệnh lây qua đường nào là quan tâm của người bệnh. Hen suyễn là bệnh mãn tính nhưng không lây vì bệnh lý này không do virus hay vi khuẩn gây ra nên không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp mãn tính vô khuẩn. Vì thế mà không lây bệnh qua đường tiếp xúc như nắm tay, ăn chung hay hô hấp giống như nhiều người vẫn nghĩ.

Thắc mắc: Bệnh hen suyễn có lây truyền không?
Thắc mắc: Bệnh hen suyễn có lây truyền không?

Bệnh không lây qua đường tiếp xúc nhưng một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như:

  • Có người thân bị hen
  • Tiền sử dị ứng
  • Béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Hút thuốc lá thụ động
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất

3. Bệnh hen suyễn có di truyền không?

Giải đáp: Hen suyễn có phải bệnh di truyền không?
Giải đáp: Hen suyễn có phải bệnh di truyền không?

Bệnh hen suyễn có di truyền không cũng là câu hỏi của nhiều người. Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc hen thì con khi sinh ra cũng có tới 30-35% nguy cơ mắc hen suyễn. Nếu có cả cha và mẹ đều mắc hen thì tỉ lệ này tăng lên 50-70%. Tỷ lệ này rơi vào khoảng 10-15% trẻ có thể mắc dù trong gia đình không có cha mẹ mắc hen. Vì thế có thể nói hen suyễn là bệnh lý có khả năng di truyền. Tuy nhiên bệnh hen là một bệnh lý thể hiện mức độ dị ứng của cơ thể con người đối với một số tác nhân bên ngoài và có thể bệnh này hoàn toàn không có tính di truyền tuyệt đối 100% vì tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà có thể mắc bệnh hoặc không.

4. Tác hại của bệnh hen suyễn

Bị hen suyễn ảnh hưởng đến nhiều cuộc sống và sức khỏe
Bị hen suyễn ảnh hưởng đến nhiều cuộc sống và sức khỏe

Tác hại của bệnh hen suyễn với sức khỏe người bệnh khá nghiêm trọng nếu không được điều trị, cải thiện kịp thời. Các tác hại đó là:

  • Gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày: Hen suyễn là bệnh mãn tính nên có thể tái phát thường xuyên với những cơn ho dai dẳng vào ban đêm khiến cho người bệnh mất ngủ rồi dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày. Các triệu chứng của hen làm cản trở công việc và các sinh hoạt hàng ngày khác, gây căng thẳng, lo âu, dễ bị trầm cảm, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi.
  • Với trẻ em bị hen suyễn thì bệnh có thể đưa đến những hậu quả xấu cả ở trước mắt lẫn lâu dài: Trẻ thường xuyên bị lên cơn nhất là về ban đêm làm trẻ không ngủ được, không thể vui chơi, chạy nhảy như trẻ khác, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cũng thường xuyên phải nghỉ học do bệnh thậm chí phải đi cấp cứu, nhập viện vì khó thở… nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ.
  • Bệnh có khả năng gây tử vong và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm: Bệnh hen suyễn có thể dẫn đến tử vong do người bệnh chủ quan, không phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên gây nên các biến chứng như tâm phế mạn tính, suy hô hấp, khí phế thũng,… hay thậm chí là ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…
  • Hen suyễn đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai: Nguy cơ mắc hen suyễn ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện ở tuần thứ 24 – 36 của thai kỳ. Khi bà bầu mắc hen suyễn sẽ đối mặt với các biến chứng sản giật, sinh non, xuất huyết âm đạo,… và trẻ sinh ra cũng nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ bình thường.

5. Mắc bệnh hen khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh hen suyễn cần chú ý biểu hiện lạ để đi khám
Người bệnh hen suyễn cần chú ý biểu hiện lạ để đi khám

Người bệnh hen suyễn khi thấy có các dấu hiệu nghi ngờ hen dưới đây thì nên tới gặp bác sĩ ngay:

  • Thấy xuất hiện những cơn khò khè, tái đi tái lại.
  • Ho nhiều về đêm.
  • Khò khè và ho sau khi vận động quá sức.
  • Khò khè, nặng ngực hoặc ho khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, khói bụi ô nhiễm, lông chó, mèo.
  • Các triệu chứng trên có thể cải thiện khi sử dụng thuốc điều trị hen như thuốc kháng viêm corticoid, thuốc giãn phế quản,… Người bệnh cần tới gặp bác sĩ để đo hô hấp ký nhằm chẩn đoán và khởi động điều trị kiểm soát hen suyễn sớm.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi được chẩn đoán và điều trị hen suyễn cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn.
  • Khi đã kiểm soát tốt bệnh hen cần tuân thủ các chế độ điều trị thuốc và thời gian tái khám để giữ được hiệu quả kiểm soát hen.
  • Người bệnh cần nắm được một số biểu hiện của cơn hen cấp, cơn hen mức độ trung bình và nặng cũng như các bước xử trí ban đầu khi lên cơn hen để tránh xảy ra những diễn biến xấu gây nguy hiểm đến tính mạng.

Để hỗ trợ cải thiện bệnh hen thì người lớn và trẻ em có thể chọn dùng thêm sản phẩm xịt rửa mũi hàng ngày. Với trẻ em có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Người lớn thì dùng sản phẩm xịt rửa có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Hen suyễn có lây không, có di truyền không là quan tâm của nhiều người và câu trả lời được chia sẻ trong nội dung trên hi vọng sẽ giúp người bệnh biết cách điều trị hiệu quả, an toàn.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận