4 nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ sơ sinh và cách trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
26 Tháng ba 2024

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng chín 2024

Số lần xem:
213

Hen suyễn ở trẻ sơ sinh hay bệnh hen phế quản là bệnh viêm mãn tính đường thở xảy ra ở trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách điều trị bệnh hiệu quả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Các nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Một số nguyên nhân thường gặp gây bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh
Một số nguyên nhân thường gặp gây bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Có 4 nguyên nhân thường gặp gây bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh, đó là:

  • Do sự thay đổi thời tiết.
  • Do lông của thú cưng trong gia đình, bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc hay các chất nặng mùi như nước xịt phòng, nước hoa, thuốc xịt muỗi và côn trùng…
  • Những trẻ em mắc các bệnh dị ứng thì thường có nguy cơ bị hen suyễn cao nhiều lần.
  • Di truyền cũng là nguyên nhân thường gặp gây bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Theo các nghiên cứu, nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị mắc hen suyễn thì nguy cơ trẻ mắc bệnh là khoảng 30 – 50%, còn nếu cả cha và mẹ đều bị mắc bệnh hen suyễn thì nguy cơ mắc bệnh của trẻ sẽ lên tới 50 – 70%. [1]

2. Cách nhận biết hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị hen suyễn cần chú ý
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị hen suyễn cần chú ý

Cha mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị hen suyễn sau:

Trẻ ho liên tục và kéo dài, đặc biệt là hay ho về đêm

Một triệu chứng phổ biến của hen cũng như bệnh về đường hô hấp là ho. Ho do hen suyễn có đặc điểm khác với các cơn ho khác là tiếng ho ngắn, rít, ho như đang thiếu oxy, ho không kèm đờm, đặc biệt là các cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban đêm do đường thở của trẻ bị thu hẹp.

Trẻ thở khò khè

Có thể thấy trẻ thở khò khè, đôi khi có thể nghe thấy cơn co rít nơi cổ họng khi trẻ thở. Nguyên nhân của tình trạng này là do đường thở của trẻ bị phù nề, thu hẹp nên khi không khí qua sẽ tạo âm thanh rít, khò khè. Cũng có khi trẻ hắng giọng cũng là dấu hiệu của bệnh hen suyễn vì hắng giọng là trẻ đang cố đẩy các dịch nhầy trong cổ họng ra ngoài. [2]

Trẻ thở rất nhanh và gấp, mặt nhợt nhạt

Bé sơ sinh thở nhanh và gấp khi bị hen phế quản
Bé sơ sinh thở nhanh và gấp khi bị hen phế quản

Do đường dẫn khí bị thu hẹp, trẻ bị thiếu cung cấp oxy nên hơi thở của trẻ sơ sinh bị hen phế quản rất nhanh, gấp, nặng nề.

Trẻ kém thích nghi với thời tiết lạnh

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn rất kém thích nghi với thời tiết lạnh, khi trời lạnh trẻ thường bị nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, khó thở. Có thể khi trẻ bị các vấn đề hô hấp thì rất có thể trẻ đã mắc hen suyễn mỗi khi thay đổi thời tiết.

Trẻ bị dị ứng hoặc chàm

Các nghiên cứu cho thấy trẻ có tiền sử bị dị ứng, viêm da, chàm sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn hơn những trẻ khác.

3. Những biến chứng nguy hiểm trẻ sơ sinh mắc hen suyễn có thể mắc phải

Hen suyễn ở trẻ nếu không can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng nhiều
Hen suyễn ở trẻ nếu không can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng nhiều

Hen suyễn ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng trẻ có thể gặp phải có:

  • Suy giảm chức năng phổi: Nếu tình trạng tắc nghẽn đường thở ở trẻ kéo dài thì khả năng đàn hồi của các phế nang sẽ bị suy giảm, khí cặn bên trong phổi tăng dần và hạn chế khí thở đi ra. Theo thời gian các chức năng phổi của trẻ bị suy giảm sẽ gây rối loạn thông khí phổi, đờm bít tắc phế nang dẫn tới xẹp phổi.
  • Tràn khí màng phổi: Cơn hen phế quản khiến các phế nang của trẻ bị giãn rộng ra, gây tăng áp lực bên trong phế nang. Nếu trẻ đang có cơn hen mà vận động mạnh sẽ tăng nguy cơ vỡ phế nang, gây tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất.
  • Suy hô hấp: Trẻ sơ sinh hen suyễn nặng dễ gặp phải tình trạng khó thở liên tục, suy hô hấp, người bị tím tái, thậm chí đôi lúc ngừng thở. Lúc này trẻ cần được cấp cứu và dùng máy thở để hỗ trợ hô hấp. Tình trạng suy hô hấp kéo dài, không được điều trị tích cực, trẻ có nguy cơ tổn thương não vì thiếu oxy lên não.

4. Cách điều trị và chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh mắc hen suyễn

Hướng dẫn điều trị và chăm sóc khi trẻ bị hen phế quản
Hướng dẫn điều trị và chăm sóc khi trẻ bị hen phế quản

Hen suyễn là bệnh mãn tính khó chữa khỏi dứt điểm. Nhưng nếu trẻ được điều trị và chăm sóc tốt thì có thể kiểm soát được bệnh dù không khỏi hẳn. Cha mẹ cần chú ý khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi mắc hen suyễn thì cần cho trẻ đi khám ngay để xác định xem trẻ có mắc hen suyễn không. Nếu có thì sẽ được bác sĩ chỉ định cách điều trị an toàn, hiệu quả sớm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Nếu trẻ sơ sinh bị hen suyễn điều trị tại nhà thì cha mẹ chú ý là cho trẻ uống đầy đủ thuốc theo đơn kê và chăm sóc tích cực để trẻ nhanh hồi phục. Với trẻ bú mẹ thì nên cho trẻ bú đều để tăng sức đề kháng.

Cơn hen có thế xuất hiện bất cứ lúc nào, khi thấy có cơn hen thì cha mẹ cần sử dụng thuốc cắt cơn (được chỉ định bởi bác sĩ) và cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng. Khi trẻ có xuất hiện các triệu chứng thất thường như khó thở, thở nhanh, thở gấp, môi hay đầu ngón tay tím tái… cha mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời, tránh biến chứng nặng.

5. Cách phòng ngừa hen phế quản ở trẻ sơ sinh

Biện pháp phòng ngừa hen phế quản ở trẻ sơ sinh
Biện pháp phòng ngừa hen phế quản ở trẻ sơ sinh

Hen suyễn không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để kiểm soát bệnh. Dưới đây là các cách phòng ngừa hen phế quản ở trẻ sơ sinh:

  • Người lớn tuyệt đối không hút thuốc lá trong nhà và những nơi gần trẻ.
  • Không nuôi chó, mèo,… trong nhà.
  • Tránh sử dụng nước xịt phòng, thuốc xịt côn trùng…
  • Tạo môi trường sống thoáng mát, trong lành cho trẻ bằng cách thường xuyên vệ sinh nhà cửa để loại bỏ nấm mốc trong nhà. Không cho trẻ chơi các đồ chơi từ bông, lông, sợi và hạn chế sử dụng thảm trong nhà, thay giặt chăn gối của trẻ thường xuyên.
  • Cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi thay đổi thời tiết, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các khu vực ô nhiễm khói, bụi, tăng cường chế độ dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng, chống lại các nguy cơ gây bệnh.
  • Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh hen suyễn, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cha mẹ nên thường xuyên giữ vệ sinh mũi của trẻ bằng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Người lớn thì dùng sản phẩm xịt rửa có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

Hen suyễn ở trẻ sơ sinh là một rất bệnh khá phổ biến, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

Xem thêm: Bệnh hen suyễn ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Nguồn tham khảo:

  • [1] Asthma in Babies, Toddlers and Children https://allergyasthmanetwork.org/what-is-asthma/asthma-in-babies-and-children/
  • [2] Asthma in Infants https://aafa.org/asthma/living-with-asthma/asthma-in-infants
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận