Nếu xuất hiện cơn hen suyễn về đêm mà không kiểm soát được sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh. Cùng tìm hiểu vì sao hen phế quản hay xảy ra về đêm và cách cải thiện cơn hen hiệu quả, an toàn trong nội dung dưới đây.
1. Lên cơn hen suyễn về đêm là gì?
Hen suyễn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như hen suyễn dị ứng, do nghề nghiệp, do tập thể dục, do nhiệt độ và cơn hen xảy ra ở mỗi người bệnh cũng khác nhau trong đó có người bệnh thấy các triệu chứng nặng hơn về đêm. Triệu chứng của hen suyễn về đêm là những cơn ho, tức ngực, thở khò khè và khó thở ngay trước và trong khi ngủ. Nếu không kịp thời kiểm soát, xử lý sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh, vì đã có nhiều ca tử vong liên quan đến hen suyễn và các cơn nặng xảy ra vào ban đêm. Hen suyễn về đêm rất nghiêm trọng nên người bệnh cần có các bước phòng ngừa và điều trị hiệu quả. [1]
2. Vì sao cơn hen phế quản thường xảy ra về đêm?
Một số yếu tố sau đây có thể kích hoạt cơn hen suyễn về đêm, người bệnh cần chú ý:
Do ban đêm nhiệt độ môi trường giảm
Vào ban đêm, nhiệt độ môi trường giảm xuống khiến cơ thể mất đi một lượng nhiệt đi ra ngoài môi trường nên thân nhiệt giảm dẫn đến cơ trơn phế quản dễ co thắt hơn vì thế mà người bệnh dễ rơi vào cơn hen phế quản. Do cơ trơn phế quản cũng chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ của cơ thể. Khi thân nhiệt cao, cơ trơn phế quản có xu hướng giãn ra và ngược lại.
Do giảm nồng độ cortisol
Cortisol là một hormon vỏ thượng thận có tác dụng kháng viêm, giúp giảm tình trạng viêm của phế quản. Nồng độ cortisol được vỏ thượng thận tiết ra không đều trong ngày, thường được tiết ra nhiều nhất vào khoảng 8-9 giờ sáng và giảm dần khi về chiều, đến giữa đêm thì lượng cortisol tiết ra gần như bằng 0. Do về đêm cortisol được tiết ra rất ít nên khả năng kháng viêm ở các tiểu phế quản giảm đi, người bệnh dễ rơi vào cơn hen phế quản.
Do hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh vào ban đêm
Cơ trơn phế quản cũng như nhiều bộ phận khác của cơ thể chịu sự chi phối của cả hệ giao cảm và phó giao cảm. Vào ban ngày, khi cơ thể hoạt động nhiều thì hệ giao cảm chiếm ưu thế hơn so với phó giao cảm khiến giãn cơ trơn tiểu phế quản. Thế nhưng vào buổi tối hệ phó giao cảm lại hoạt động mạnh mẽ hơn, nên co thắt cơ trơn tiểu phế quản và người bệnh dễ bị hen suyễn ban đêm.
Một số nguyên nhân khác
- Tư thế nằm ngủ
- Tăng sản xuất chất nhầy
- Giảm tiết hormone epinephrine, một loại hormone giúp giãn đường thở
- Bệnh trào ngược dạ dày thực phản (GERD)
- Căng thẳng, lo âu
- Các tình trạng khác liên quan đến giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ
- Hít phải nhiều không khí lạnh hơn do ngủ trong điều hòa
- Béo phì, thừa cân
3. Những đối tượng nào dễ bị hen suyễn về đêm?
Người bệnh hen suyễn có nguy cơ bị hen phế quản về đêm cao hơn những người bệnh khách nếu:
- Mắc bệnh viêm mũi dị ứng
- Không đi khám bệnh thường xuyên
- Trẻ tuổi
- Thừa cân
- Hút thuốc nhiều
- Sống ở thành phố
- Có các bệnh về thần kinh
- Mắc bệnh về dạ dày
4. Triệu chứng của hen suyễn về đêm
Có thể nhận biết hen suyễn về đêm qua các dấu hiệu, triệu chứng điển hình sau:
- Thở khò khè
- Ho gây khó ngủ
- Tức ngực
- Khó thở, thở ngắt quãng
Với trẻ nhỏ bị hen suyễn về đêm sẽ thấy các dấu hiệu khác nữa như:
- Thức dậy giữa đêm
- Rối loạn hơi thở khi ngủ
- Rối loạn giấc ngủ hoặc các biểu hiện khác thường [2]
5. Điều trị hen suyễn về đêm thế nào?
Hen suyễn về đêm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp kiểm soát cơn hen phế quản khi ngủ đêm sau:
5.1. Dùng thuốc
Hen suyễn nói chung và hen suyễn về đêm là bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể áp dụng các cách để kiểm soát cơn hen trong đó dùng thuốc là cách được chuyên gia chỉ định.
Thuốc steroid dạng hít là một phương pháp quan trọng nhất sẽ giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và các triệu chứng khác của hen suyễn. Người bệnh có thể dùng thuốc mỗi ngày khi hen suyễn về đêm xuất hiện.
Người bệnh có thể dùng thuốc dạng uống như montelukast hàng ngày có công dụng tác dụng nhanh như albuterol hay nebulizer sẽ giúp kiểm soát tốt các cơn hen về đêm.
Việc dùng máy đo lưu lượng đỉnh cũng sẽ giúp quản lý khả năng hoạt động của phổi cả vào buổi sáng và tối. Khi người bệnh phát hiện dấu hiệu bất thường của phổi, hãy đến gặp bác sĩ để tìm cách giải quyết các triệu chứng hen suyễn ban đêm.
5.2. Giải tỏa căng thẳng tâm lý
Tâm lý căng thẳng, stress cũng có thể là một nguyên nhân gây khởi phát cơn hen. Do đó người bệnh nên đến gặp chuyên gia tâm lý, tập luyện các bài tập thư giãn như yoga và viết nhật ký lịch trình để giúp giảm stress hiệu quả.
5.3. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng cân bằng rất quan trọng cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể và giúp duy trì cân nặng. Người bệnh hen suyễn nên bổ sung thực phẩm giàu đạm, chất béo không bão hòa và xơ vào thực đơn hàng ngày của mình, tránh xa các loại thực phẩm có lượng chất béo bão hòa và tinh bột tinh chế cao. Bên cạnh đó người bệnh nên tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giữ cân nặng trong tầm kiểm soát.
5.4. Dọn dẹp để loại bỏ các chất gây dị ứng
Bụi mịn không thể nhìn bằng mắt thường có ở khắp nơi như chăn màn, quần áo, bề mặt đồ dùng… và có thể là nguyên nhân gây hen suyễn về đêm thêm nặng. Do đó người bệnh hãy vệ sinh không gian sống, thay giặt ga gối, chăn màn thường xuyên.
5.5. Điều chỉnh nhiệt độ phòng vào ban đêm
Ban đêm người bệnh hen suyễn nên chú ý đóng cửa sổ, tránh để không gian ngủ ẩm ướt. Có thể dùng máy tạo hơi ẩm để duy trì độ ẩm phù hợp, nếu dùng điều hòa thì nên điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải.
Ngoài các điều trị này thì người hen suyễn về đêm có thể sử dụng sản phẩm xịt rửa mũi hàng ngày có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. Với trẻ em hen suyễn có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.
Các cơn hen suyễn về đêm sẽ khiến giấc ngủ của người bệnh gián đoạn, lâu dần sẽ làm giảm chất lượng công việc ngày hôm sau. Do đó hãy đi khám để cải thiện và kiểm soát cơn hen tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.
Nguồn tham khảo:
- [1] Nocturnal Asthma (Nighttime Asthma) https://www.webmd.com/asthma/nocturnal-asthma-nighttime-asthma
- [2] Asthma at Night: Causes, Symptoms, Treatment and More Information https://vi.gaapp.org/diseases/asthma/nocturnal-asthma/
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn