Hội chứng ống cổ tay khi mang thai: Nguyên nhân và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
3 Tháng tư 2024

Lần cập nhật cuối:
3 Tháng tư 2024

Số lần xem:
1834

Hội chứng ống cổ tay có thể xảy ra với mọi người và phụ nữ thường dễ mắc hơn trong đó có chị em ở giai đoạn mang thai. Cùng tìm hiểu về hội chứng ống cổ tay khi mang thai để có cách phòng và điều trị hiệu quả, giúp chị em luôn khỏe mạnh và thoải mái chờ đón bé yêu chào đời.

Những điều cần biết về hiện tượng hội chứng ống cổ tay ở mẹ bầu
Những điều cần biết về hiện tượng hội chứng ống cổ tay ở mẹ bầu

1. Nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay ở bà bầu

Bệnh hội chứng ống cổ tay có thể xảy ra ở chị em khi mang thai. Theo thống kê có đến 60% chị em bị ảnh hưởng của tình trạng này và hội chứng này có thể xuất hiện ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 nhất là tam cá nguyệt thứ 3.

Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu xảy ra ở giai đoạn mang thai do sự gia tăng hormone và tiết dịch nhầy ở các dây thần kinh cổ tay dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, đau tê ngón tay và bàn tay. Tình trạng tê đau ở ống cổ tay có thể xảy ra một lúc, có thể cả ngày đêm.

2. Nhận biết hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Chị em có thể nhận biết hội chứng này qua một số dấu hiệu điển hình như:

  • Cảm thấy bứt rứt, ngứa ran và nóng như thiêu đốt ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út mặt gần ngón cái nhất hoặc ở cả bàn tay.
  • Đau nhức ngón tay và ngón cái
  • Nhức tay, cẳng tay và cánh tay trên.
  • Ngón tay yếu đặc biệt là ngón cái và các ngón tay trở nên vụng về hơn.
  • Da ở ngón tay bị đau nhức khô hoặc sưng lên.
  • Khi hội chứng ống cổ tay trở nên nặng hơn sẽ thấy tê cả ngón tay và lòng bàn tay.
Nhận biết triệu chứng để kịp thời phát hiện hội chứng ống cổ tay trong thai kỳ
Nhận biết triệu chứng để kịp thời phát hiện hội chứng ống cổ tay trong thai kỳ

3. Hội chứng ống cổ tay khi mang thai có nguy hiểm

Giai đoạn mang thai, có rất nhiều sự thay đổi từ hình dáng đến tâm sinh lý của chị em, nếu chị em còn bị hội chứng ống cổ tay thì sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Đau nhức ở ngón tay, bàn tay.. có thể làm chị em mất ngủ vào buổi đêm vì đó là thời điểm các dấu hiệu của hội chứng này càng rõ ràng nhất. Đau nhức tay sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của tay và từ đó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bà bầu.

Hội chứng ống cổ tay không gây nguy hiểm đến tính mạng của bà bầu nhưng nếu tình trạng đau nhức kéo dài và phát triển nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến teo cơ, tàn tật bàn tay do các dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương.

4. Điều trị hội chứng ống cổ tay ở bà bầu

Khi thấy những dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay khi mang thai, các mẹ không nên quá lo lắng, hãy chú ý thực hiện những điều sau sẽ giúp điều trị hội chứng này:

  • Bà bầu hãy thử thay đổi tư thế ngồi hay ngủ để cảm thấy thoải mái hơn. Lắc cổ tay cho tới khi cảm giác râm ran giảm, không gối đầu lên tay khi ngủ để tránh nhức, cơn đau tăng lên.
  • Bà bầu không nên để bàn tay hay cổ tay ở một tư thế trong một thời gian. Nếu làm các công việc văn phòng, cứ sau 30 phút ngồi làm việc bà bầu nên nghỉ ngơi bằng cách đứng lên và đi lại cho các cơ được thư giãn. Tránh uốn, gập cổ tay hay ngón tay thường xuyên vì sẽ làm cảm giác đau trở nên tồi tệ hơn.
  • Các bài tập thể dục nhẹ nhàng và đơn giản như yoga cũng sẽ làm giảm bớt các cảm giác đau.
  • Bà bầu không chỉ cần chế độ ăn giàu dinh dưỡng và cân bằng mà cần biết cách ăn để không tăng cân quá nhanh, tiêu thụ lượng muối, mỡ và đường tối thiểu. Ăn nhiều rau quả để cung cấp chất xơ, vitamin đặc biệt là Vitamin nhóm B cho cơ thể. Chú ý không quên uống ít nhất 2l nước/ngày.
  • Nếu thấy tình trạng đau nhức không giảm, bà bầu nên đi khám bác sĩ để được điều trị. Bác sĩ có thể cho nẹp vào cổ tay để giúp giữ cổ tay bà bầu luôn thẳng và các triệu chứng sẽ giảm trong vài tuần.
Cần biết rõ cách điều trị và phòng ngừa hội chứng ống cổ tay cho bà bầu
Cần biết rõ cách điều trị và phòng ngừa hội chứng ống cổ tay cho bà bầu

5. Ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Để ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay khi mang thai, chị em nên chú ý:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, cân đối để duy trì cân nặng. Nên bổ sung nhiều vitamin, hạn chế sử dụng muối, chất béo và đường. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 như bơ, tỏi, vừng, hạt hướng dương, thịt nạc, rau có màu xanh đậm, cá thu, cá ngừ, cá hồi …..nhằm tăng cường thúc đẩy sức khỏe của hệ thần kinh.
  • Nên cho tay được nghỉ nếu công việc của chị em dùng tay nhiều.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về tình trạng hội chứng ống cổ tay khi mang thai. Hi vọng qua bài viết này nhiều mẹ sẽ tìm được những phương pháp khắc phục phù hợp với mình. Nếu bệnh tình trở nặng, các mẹ hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan: Mách chị em cách điều trị hội chứng ống cổ tay sau sinh

Nguồn tham khảo

  • [1] Carpel tunnel syndrome (CTS) in pregnancy. https://www.southtees.nhs.uk/resources/carpel-tunnel-syndrome-cts-in-pregnancy/
  • [2] Carpal tunnel syndrome and pregnancy. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/carpal-tunnel-syndrome-and-pregnancy

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.